Theo thống kê tại Mỹ, hơn 40% các CEO của những doanh nghiệp trong Fortune 500 (bảng xếp những doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ) sở hữu tấm bằng MBA danh giá.
Hàng năm, những trang thông tin về MBA nổi tiếng như US News & World Report, TopMBA, Poetsandquants… phân tích hàng ngàn trường học để xác định các chương trình quản trị kinh doanh tốt nhất. Song song với đó, họ cũng để mắt đến trường nào đã đào tạo ra những nhà quản trị thành công nhất. Dưới đây là danh sách những nhà quản trị tiêu biểu sở hữu tấm bằng MBA Mỹ theo tổng hợp từ các nguồn trên:
1. Tim Cook (CEO Apple)
(Nguồn : Internet)
Khi nhắc đến Apple, cái tên đầu tiên mọi người nghĩ đến là huyền thoại Steve Jobs. Tuy nhiên, chính các nhà sáng lập của Apple cũng thừa nhận rằng thành công của trái táo khuyết một phần lớn là nhờ công của Tim Cook.
Timothy Donald “Tim” Cook (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1960) là một doanh nhân người Mỹ và tổng giám đốc điều hành tập đoàn Apple Inc., từ tháng 8 năm 2011, sau khi Steve Jobs từ chức.
Tim Cook tốt nghiệp Trường Trung học Alabama, Robertsdale. Ông cũng tốt nghiệp với bằng cử nhân kỹ sư công nghiệp từ Đại học Auburn năm 1982. Tim Cook tốt nghiệp Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) từ Đại học Duke.
Sau đó, ông làm việc cho tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM và trong 12 năm, Tim Cook tiến từng bước trở thành Giám đốc hậu cần khu vực Bắc Mỹ.. Vào năm 1994, Tim Cook rời IBM để làm việc cho công ty điện tử Intelligent Electronics và trở thành Giám đốc điều hành hoạt động (COO) tại bộ phận bán hàng. Sau đó, ông tiếp tục gia nhập Compaq và trở thành Phó Chủ tịch mảng khách hàng doanh nghiệp vào năm 1997. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông tại Compaq chỉ kéo dài 6 tháng.
Ông bắt đầu làm cho Apple từ tháng 3 năm 1998 và đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch cao cấp . Năm 2000, Tim Cook phụ trách lực lượng bán hàng và hỗ trợ khách hàng. Kể từ đó, “bán hàng” ở Apple nghĩa là làm việc với các nhà bán lẻ và các hãng bán lại Mac.
Năm 2004, Tim Cook trở thành lãnh đạo mảng Macintosh. Đến năm 2007, Tim Cook tạm thời thay thế Steve Jobs làm CEO Apple vì Jobs phải hồi phục sau phẫu thuật ung thư tuyến tụy. Năm 2009, Jobs đưa Cook lên vị trí giám đốc điều hành hoạt động (COO) của Apple.
Trong tháng 8 năm 2011, Tim Cook chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành mới của Apple khi Jobs nghỉ chữa bệnh và trở thành người tiếp quản của công ty từ người đồng sáng lập Apple Steve Jobs. Năm 2012, Tim Cook lọt vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
Ngày nay, Apple.Inc là công ty giá trị nhất trên thế giới, với ước tính 750 tỷ USD và lợi nhuận khoảng 45 tỷ $ mỗi năm. Tài sản cá nhân của Tim Cook là khoảng 400 triệu USD, bao gồm cả hàng triệu cổ phiếu của Apple.
2. Sundar Pichai (CEO Goolge)
(Nguồn: Internet)
Sundar Pichai hiện là CEO và cũng là cái tên được trả lương cao nhất trong lịch sử tại Google. Theo Bloomberg, mức lương mà vị giám đốc điều hành này nhận được lên tới 183 triệu USD (tương đương 4,06 nghìn tỷ) và được trả dần trong 4 năm tới.
Sundar Pichai (Pichai Sundararajan) sinh ra và lớn lên tại Madras (hiện tại là Chennai), Tamil Nadu, Ấn Độ vào năm 1972. Ông sống trong một gia đình 4 người. Cha của ông là một kỹ sư điện tử, mẹ là nhà tốc ký cho một tờ báo, và Pichai có một người em trai. Từ nhỏ, Pichai sớm chứng tỏ những năng khiếu đặc biệt kể từ thời còn đi học, bắt đầu từ việc ông ghi nhớ tất cả những con số xung quanh mình. Ông cũng đặc biệt hứng thú với máy vi trính và lập trình.
Sau khi tốt nghiệp Trung học, Pichai theo đuổi hệ cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật luyện kim tại Học viện Công nghệ Kharagpur ở Ấn Độ, rồi nhanh chóng giành được suất học bổng thạc sĩ Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật tại Đại học Stanford. Ban đầu, ông dự định theo đuổi khóa học PHD của Đại học Stanford và bắt tay vào sự nghiệp học thuật của mình nhưng ông đã bỏ ngang kế hoạch và vào làm tại tập đoàn Applied Materials như một kỹ sư và người quản lý sản phẩm.
Pichai tiếp tục học MBA tại Trường Wharton, Đại học Pennsylvania rồi sau đó được bổ nhiệm làm tư vấn quản lý tại McKinsey & Company. Năm 2004, ông gia nhập Google và vòng phỏng vấn cuối của ông chính là ngày Google tung ra dịch vụ thư tín miễn phí G-mail.
Thành tựu lớn đầu tiên của ông tại Google là đã thuyết phục được hai nhà đồng sáng lập là Larry page và Sergey Brin rằng Google cần xây dựng một trình duyệt của riêng mình. Kết quả là giờ đây, Chrome là trình duyệt web phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Ông cũng chính là người đứng sau các dự án cùng nền tảng hệ điều hành Chrome OS, cũng là tiền đề cho dòng sản phẩm laptop Chromebook của Google. Ông chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Google, sau nhiều lần được tiếp cận bởi các công ty công nghệ danh tiếng khác như Twitter cùng mức thu nhập, và thứ hạng cao hơn.
Pichai đảm nhận chức vụ CEO vào ngày 10 tháng 8 năm 2015 trong khi trước được bổ nhiệm chức Giám đốc Sản Phẩm bởi CEO lúc đó Larry Page vào 24 tháng 10 năm 2014. Ông đã bước lên một vị trí mới trong khuôn khổ tái cấu trúc công ty lập nên Alphabet Inc., công ty mẹ của Google Google.
Học MBA tại Việt Nam – Nhận bằng Mỹ
3. Mary Barra (CEO General Motors)
(Nguồn: Internet)
Là nữ CEO quyền lực đầu tiên trong thế giới ô tô, bà Mary Bara liên tiếp được xếp hạng trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn cũng như đứng số 1 vào năm 2015 do tạp chí Fortune bình bầu.
Bà Mary Terasa Barra sinh 24/12/1961 tại Waterford, Michigan, Hoa Kỳ. Năm 1980, bà bắt đầu cộng tác với GM khi đang là sinh viên chuyên ngành động cơ ô tô tại Đại học Kettering. Sau đó, bà gia nhập GM với vai trò kỹ sư tại nhà máy Pontiac. Bà tiếp tục học MBA tại Đại học Stanford. Sau hơn 33 năm cống hiến cho công ty, tháng 12/2013, Barra được bổ nhiệm vào vị trí CEO đầu tiên của GM.
Trước khi đảm nhiệm vị trí CEO tại tập đoàn, Barra đảm nhiệm vị trí Giám đốc bộ phận phát triển sản phẩm của GM. Trong vai trò này, bà chịu trách nhiệm cho việc thiết kế, kỹ thuật, quản lý chương trình và chất lượng xe GM trên toàn thế giới. Bà cũng đề nghị công ty tuyển dụng nhân viên với nhiều kỹ năng và có xuất thân từ nhiều vùng miền khác nhau. Gần đây, GM được xếp hạng 1 trong số 200 công ty trên toàn thế giới vì những nỗ lực đạt bình đẳng giới của mình.
Năm 2011, trở thành bước ngoạt với công ty, GM trở lại kinh doanh sau khi nộp đơn phá sản. Một người phụ nữ ít kinh nghiệm khi đó phải đối mặt với hành loạt vấn đề không thuộc chuyên môn, và sau đó, năm 2013, công ty “ chồi lên” như mầm non được sống lại, GM đã giành lại vị thế là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới với doanh số bán xe trong vòng 10 tháng.
Và cũng chỉ sau 2 tháng nhậm chức, bà Mary Barra phải đối mặt với hàng loạt “sóng gió”, lỗi về hệ thống đánh lửa kéo dài đã ảnh hưởng đến hàng triệu xe GM khiến bà lập tức bị triệu tập tại Quốc hội Hoa Kỳ. Chưa dừng lại, vào đầu năm 2014, 2.6 triệu mẫu xe nhỏ của GM tiếp tục bị thu hồi vì công tắc đánh lửa bị lỗi khiến xe tắt máy và túi khí hoạt động khi xe đang chuyển động. Tính đến đầu năm 2014, GM đã nộp phạt 900 triệu USD, triệu hồi gần 30 triệu xe và nhận vô số chỉ trích khi liên quan đến các vụ tai nạn khiến 124 người chết và 275 người bị thương. Thể hiện tài năng, bản lĩnh và sự kiên cường của mình, Barra lái con thuyền qua cơn sóng dữ, không im lặng như cách mà GM vẫn làm trước giờ, bà lên tiếng xin lỗi cho những sai lầm, ngay cả những vẫn đề không thuộc trách nhiệm của mình. Bà khẳng định: “Tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi những vấn đề này được giải quyết”.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã từng ca ngợi bà trước toàn thể thính phòng trong buổi phát biểu thông điệp liên bang: “Thành công của chúng ta không phụ thuộc quá nhiều vào may mắn mà là dựa trên tinh thần làm việc cũng như mong muốn thực hiện giấc mơ của chúng ta. Đây là lý do khiến ông cha chúng ta thành lập nên nước Mỹ. Đó cũng là lý do khiến con gái của một công nhân nhà máy trở thành CEO của hãng sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ.”
4. Doug McMillon (CEO Walmart)
(Nguồn: Internet)
Được biết đến là CEO trẻ tuổi nhất trong số những người từng lãnh đạo tập đoàn bán lẻ lớn nhất trên thế giới. Ngay khi mới nhậm chức vào năm 2014, Doug McMillon đưa Walmart đánh bật Công ty dầu khí Royal Dutch Shell để đứng đầu bảng xếp hạng Fortune Global 500.
Carl Douglas McMillon (17-10-1966) là một doanh nhân người Mỹ và là chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO) của Wal-Mart Stores, Inc.
Trên thực tế, dù tuổi đời khá trẻ so với các CEO của những tập đoàn lớn khác, song Doug McMillon đã có thâm niên gắn bó với Walmart từ năm 1984, từ khi còn là một cậu bé 17 tuổi. Ông đảm nhiệm việc dỡ xe tải hàng tại trung tâm phân phối. Sau khi tốt nghiệp trung học, McMillon đã theo học Đại học Arkansas, và tốt nghiệp bằng cử nhân năm 1989. McMillon quay trở lại làm việc ở một cửa hàng tạp hóa của Walmart và học MBA tại trường Đại học Tusla. Tiếp đó ông chính thức làm việc toàn thời gian cho Walmart.
Sự nghiệp của Doug McMillon tại Walmart là những bước tiến vững chắc. Ông đứng đầu công ty con Sam’s Club từ năm 2006 đến 2009 và sau đó đảm nhiệm vị trí Giám đốc hoạt động mạng lưới phân phối quốc tế Walmart từ năm 2010 đến 2013, với 6.300 cửa hàng và hơn 823.000 nhân viên phân bổ trên khắp 26 quốc gia. Lĩnh vực ông quản lý chiếm xấp xỉ 29% trong tổng số 466,1 tỷ USD doanh thu thuần hàng năm của Tập đoàn trong năm tài chính gần nhất. McMillon đã thuyết phục nhiều cặp mắt khó tính, khi hoàn thành xuất sắc việc mở rộng những gói sản phẩm tiêu dùng bình dân, thiết yếu đến những khu vực đông dân số nhất thế giới như Brazil và Trung Quốc, cũng như mạnh tay đóng cửa một số cửa hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi Walmart International là đơn vị phát triển nhanh nhất của Walmart thì McMillon chẳng khiến ai ngạc nhiên khi được chọn là CEO thứ 5 theo truyền thống chọn người trong nhà của đại gia này.
“Những thành công trong công việc tập thể và sự chăm chỉ sẽ được đền đáp. Nếu bạn không biết tận dụng thời gian, không phấn đấu nỗ lực làm việc chăm chỉ trên cả mong đợi của những nhà lãnh đạo thì bạn sẽ không bao giờ có thể thăng tiến được”. – Doug McMillon chia sẻ.
5. Jamie Dimon (CEO JPMorgan Chase)
(Nguồn: Internet)
Với tổng tài sản ròng ước tính 1,3 tỷ USD, Jamie Dimon nằm trong số ít những CEO thuộc ngành ngân hàng thế giới là tỷ phú. tạp chí Time xếp Jamie Dimon vào danh sách 100 cá nhân gây ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu.
Jamie Dimon sinh ngày 13/03/1956, tốt nghiệp MBA trường Đại học Havard và là Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan Chase – ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ có tài sản trị giá 2.600 tỷ USD. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Dimon là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong ngành tài chính nước Mỹ.
Dimon luôn cho thấy bản lĩnh của một người quản lý khôn khéo và biết cách đương đầu với những rủi ro. Từ năm 1975 đến 1998, Dimon là đối tác của của Sandy Weill trong việc tạo ra những dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, Citiroup. Dimon cũng là lãnh đạo doanh nghiệp được cử tới hội nghị của Weill vì những sang kiến có được trong kinh doanh.
Bước ngoặt trong sự nghiệp của Dimon là vào năm 1998, ông đã cứu ngân hàng Bank One ở Chicago khỏi bị phá sản, sau đó hợp nhất với ngân hàng J.P.Morgan vào năm 2004. Khi Citi rơi vào thất bại, Dimon đang có một chỗ đứng tốt nhất để hạ gục hoàn toàn đối thủ của mình.
Dimon còn biết đến là một người lãnh đạo sử dụng thành công các biện pháp bắt buộc, ra lệnh và đe dọa để tránh cho JP Morgan có những sự tan rã đáng tiếc. Về JP Morgan khi ngân hàng khổng lồ này chỉ là một tổ chức rời rạc, trên dưới không đồng lòng, Dimon đã sử dụng biện pháp cưỡng chế, sử dụng triệt để quyền điều hành của mình, cải cách tất cá các bộ phận của ngân hàng.
Về nhân sự, Dimon thẳng tay hạ từ 20 -50% mức lương của nhiều vị trí lãnh đạo. Ông ra lệnh cho các giám đốc IT phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống IT thông suốt trong vòng 6 tuần, nếu không chính ông sẽ lo việc đó và họ phải ra đi. Dimon còn tăng cường hệ thống kiểm soát, đặt ra chỉ tiêu về số lượng khách hàng mới cho các giám đốc chi nhánh, nếu không đạt được con số đó, họ sẽ bị đuổi việc. Và Dimon đã thành công.
Và tài năng của Dimon càng được biết tới rộng rãi hơn khi là người có công đầu trong việc giúp JPMorgan Chase vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 mà hầu như chẳng chịu chút tổn thất nào nếu so với các ngân hàng khác. Dưới sự dẫn dắt của Dimon, giá trị cổ phiếu của JPMorgan đã tăng hơn gấp đôi, từ 48,07 USD lên đến 114,07 USD.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet)
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.