3 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỔ BIẾN TRONG KINH DOANH
Phong cách lãnh đạo là gì?
Khả năng lãnh đạo là một yếu tố không thể thiếu để bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng Hoa Kỳ:
Khả năng lãnh đạo là một trong những yếu tố hàng đầu mà các tuyển dụng tìm kiếm trong sơ yếu lý lịch của các ứng viên.
Những nhân viên có khả năng lãnh đạo cũng góp phần tạo nên thành công của tổ chức.
Một báo cáo gần đây của công ty tư vấn toàn cầu DDI cho thấy rằng:
Các công ty cam kết phát triển NV có tiềm năng lãnh đạo cao có khả năng vượt trội hơn gấp 4 lần về mặt tài chính so với những công ty khác.
Và để có thể phát triển khả năng lãnh đạo của bản thân. Trước tiên bạn cần phải tìm ra phong cách lãnh đạo phù hợp với mình.
1. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LÀ GÌ?
- Nó được xây dựng dựa trên những hành vi nhất quán về cách bạn:
- Đưa ra quyết định, tương tác với người khác
- Sử dụng thời gian của bạn.
- Nó cũng được thể hiện bởi cách những người đồng nghiệp mô tả về mối quan hệ công việc của họ với bạn.
Giáo sư Anthony Mayo và Joshua Margolis của Trường Kinh doanh Harvard giải thích rằng:
Phong cách lãnh đạo của bạn có thể được kiểm tra thông qua ba khuôn khổ:
-
- Dấu ấn: Cách bạn được đánh giá bởi những người đồng nghiệp và cấp dưới
- Chức năng: Các phương pháp mà bạn sử dụng để thúc đẩy mọi người và hoàn thành công việc
- Động lực: Những mong muốn, yếu tố kích thích hoặc động cơ thúc đẩy bạn thực hiện một hành động nhất định
- Sử dụng các khuôn khổ này, bạn có thể trau dồi phong cách lãnh đạo của cá nhân. Và trở nên hiệu quả hơn trong vai trò của mình.
- Nhưng trước đó, hãy tìm hiểu thêm về ba phong cách lãnh đạo điển hình.
2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐIỂN HÌNH
- Dấu ấn lãnh đạo – một trong ba khuôn khổ quan trọng đã nhắc đến ở phía trên.
- Nó có thể được xác định theo bảy khía cạnh và hợp nhất thành ba nhóm chính. Các nhóm đó là:
1. Khả năng tiếp cận
- “Khả năng tiếp cận” bao gồm: Tính xác thực và sự ấm áp.
- Các thuộc tính giúp bạn tạo mối liên kết sâu sắc hơn với đồng đội.
- Trở thành một nhà lãnh đạo dễ gần có nghĩa là:
Truyền đạt sự cởi mở và thể hiện sự đồng cảm trong những tương tác của bạn với đồng nghiệp.
Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi bạn phải có trí tuệ cảm xúc cao. Và phải có khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân, của những người khác.
Theo EQ TalentSmart:
- Ta có thể đánh giá về hiệu suất tại nơi làm việc của một người từ trí tuệ cảm xúc của họ.
- Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc trau dồi kỹ năng này
2. Sự tín nhiệm
- “Sự tín nhiệm” bao gồm có từ khóa: năng lực, khiêm tốn và quyết tâm.
- Phong cách lãnh đạo này yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn cũng như năng lực điều hành.
- Một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có thể đặt ra một kế hoạch và hướng dẫn những người khác đi đúng hướng.
- Phong cách lãnh đạo này liên quan đến việc tạo dựng sự tin tưởng lớn giữa bạn và nhân viên.
- Đồng thời đòi hỏi kỹ năng ra quyết định mạnh mẽ, ngay cả khi phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn.
- Rèn luyện khả năng đưa ra những quyết định khó khăn giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.
- Và giúp nhóm của bạn phát triển khả năng phục hồi và thích nghi.
3. Khát vọng
- “Khát vọng” là sự kết hợp của sự vươn cao và niềm tin.
- Sự vươn cao đề cập đến khả năng đặt ra những kỳ vọng cao mà người khác cảm thấy có động lực để theo đuổi.
- Niềm tin là khả năng tạo ra cảm giác tự tin vào kha năng cũng như tin tưởng vào những gì có thể đạt được.
- Một nhà lãnh đạo đầy khát vọng mang lại những điều tốt nhất cho cả bản thân họ và những người khác.
- Hãy trao quyền cho nhân viên và nuôi dưỡng sự phát triển của họ.
- Và bạn có thể xây dựng một nhóm hoạt động hiệu quả cao để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
3. CÁCH ĐỂ XÁC ĐỊNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BẠN
Biết về các phong cách lãnh đạo chung và những dấu ấn mà chúng bao gồm chỉ là một phần trong việc phát triển phương pháp lãnh đạo.
Dưới đây là ba cách bạn có thể mở rộng kiến thức và hoàn thiện phong cách lãnh đạo của cá nhân.
1. Nhận thức về bản thân
- Trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả bắt đầu từ việc hiểu rõ bản thân.
- Thông qua những quá trình tự đánh giá một cách trung thực hay các bài kiểm tra tâm lý:
Bạn có thể hiểu sâu hơn về bản thân cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Các nghiên cứu cho thấy rằng:
- Các nhà lãnh đạo có khả năng tự nhận thức cao sẽ:
-
- Làm việc hiệu quả hơn
- Có mối quan hệ công việc tốt hơn và ít căng thẳng hơn.
- Bạn cũng có thể nhận thức về bản thân thông qua phản hồi của đồng nghiệp.
- Hãy cởi mở với quan điểm của họ về cách lãnh đạo của bạn để có thể nhanh chóng xác định các lĩnh vực cần cải thiện và phát triển.
2. Coi chức năng cốt lõi của bạn là một nhà lãnh đạo
Ở khuôn khổ thứ hai trong ba khuôn khổ để đánh giá phong cách lãnh đạo đã đề cập phía trên:
Bạn cần coi lãnh đạo là chức năng của mình, chứ không phải kỹ năng chuyên môn.
Trong Leadership Principles, có hai nhóm thực hành:
- Cấu trúc và phương hướng: Các hành vi bạn sử dụng để huy động người khác và truyền đạt rõ ràng các nhiệm vụ cần phải hoàn thành
- Hỗ trợ và chỉ đạo: Các hành vi bạn thể hiện để tập hợp những người khác và cung cấp hướng dẫn chỉ dẫn
Điều quan trọng là sử dụng tự đánh giá để xác định xem:
- Bạn có xu hướng rơi vào đâu trong phạm vi giữa hai nhóm thực hành này.
- Kiến thức này có thể cho phép bạn điều chỉnh phương pháp lãnh đạo của mình đối với các thách thức kinh doanh khác nhau.
- Từ đó tìm ra chức năng nào bạn nên hỗ trợ để hiệu quả hơn trong vai trò của mình.
3. Hiểu động lực của bạn
- Tạo động lực cho các thành viên trong nhóm của bạn và trang bị cho họ các nguồn lực để thành công là một trong những chức năng chính của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu điều gì truyền cảm hứng để bạn làm việc tốt nhất của mình.
Khi đánh giá động cơ của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo:
- Hãy xem xét những phần thưởng bên ngoài nào kích thích bạn. Chẳng hạn như tiền lương và đặc quyền.
- Cũng nên tham gia các hình thức động lực vô hình. Chẳng hạn như cảm giác thân thuộc với tổ chức của bạn hoặc cơ hội làm việc trong các dự án mới và thú vị.
- Với ý thức bẩm sinh về điều gì thúc đẩy bạn hoạt động tốt nhất, bạn có thể giải phóng tiềm năng đó ở những người khác, cho phép họ phát triển và vượt qua khi đối mặt với những thách thức của tổ chức.
—
Xác định và tinh chỉnh phong cách lãnh đạo cá nhân của bạn là một quá trình. Bằng cách hiểu các phong cách lãnh đạo phổ biến, thực hành tự đánh giá và thu thập phản hồi từ đồng nghiệp, bạn có thể nâng cao nhận thức về bản thân và xây dựng nền tảng để có thể tiếp tục học hỏi và phát triển.
(Nguồn: HBS)
Đọc thêm bài viết tại: