Hiếm khi nào thành công đến dễ dàng trong kinh doanh. Hầu hết những nhà lãnh đạo thành công chắc chắn đã phải đối mặt với vô số thách thức trên hành trình của mình.

Và những gì kìm hãm sự phát triển và thành công của nhà lãnh đạo trên chặng đường hướng tới thành công không nhất thiết phải là những trở ngại lớn hay những cơn bão ngập trời. Đó có thể chỉ là những “phiền nhiễu” mà họ cho phép chúng ở trong cuộc sống của mình.

Những “phiền nhiễu” này khiến các nhà lãnh đạo mất tập trung và gây ra nhiều tác động tiêu cực. Đôi khi, họ thậm chí còn không biết mình đã vướng phải vấn đề, cho đến một ngày họ thức dậy và thấy rằng những nỗ lực của mình hình như đang đi lệch hướng.

Để tiến về phía trước, nhà quản trị cần phát hiện ra những “phiền nhiễu” và loại bỏ chúng trước khi chúng tiếp tục bám rẽ sâu và gây ra những ảnh hưởng xấu. Hãy cùng MBA Andrews điểm qua những “phiền nhiễu” lớn nhất dưới đây.

1. Lắng nghe quá nhiều người.

Một số nhà quản trị thông minh, đầy tham vọng, có định hướng với vô số ý tưởng tuyệt vời, nhưng họ lại cho phép tầm nhìn của mình trở nên mờ mịt bằng việc lắng nghe ý kiến ​​của nhiều người.

Tất nhiên, nếu ta trở thành một nhà lãnh đạo độc đoán, chỉ khăng khăng theo ý của mình thì kết cục cũng tồi tệ tương tự. Đằng sau sự thành công của các nhà quản trị thời hiện đại luôn là bóng dáng của những người cố vấn tài năng, tận tâm.

Tuy nhiên, việc lắng nghe quá nhiều người chắc chắn sẽ khiến cho bạn trở nên quá tải. Nó thường là chất xúc tác cho sự thiếu tự tin. Khi ta có quá nhiều giọng nói trong đầu phân tích cho mình biết điều gì đúng và điều gì sai, mọi thứ sẽ dần trở nên hỗn loạn và mơ hồ. Đó là lý do tại sao nhà quản trị nên chỉ lấy ý kiến cùng phản hồi từ một vài người mà mình tin tưởng và biết rằng họ luôn quan tâm đến lợi ích chung, với cái đầu sáng suốt nhất.

2. Nhầm lẫn giữa bận rộn với năng suất.

Làm việc hiệu quả và bận rộn là hai điều rất khác nhau. Thật không may, nhiều người trong chúng ta thường tin rằng miễn là còn bận rộn thì chúng ta vẫn đang làm việc hiệu quả.

Một nghiên cứu từ Đại học Chicago cho thấy “niềm tin rằng bận rộn là một dấu hiệu của sự thành công và làm việc chăm chỉ phổ biến đến mức chúng ta thực sự sợ khi mình ở trong trạng thái không làm gì.” Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra thuật ngữ “chán ghét sự nhàn rỗi” để mô tả cách mà mọi người bị thu hút bởi sự bận rộn, bất kể sự bận rộn này  ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ như thế nào.

Đôi khi, ta đã nghĩ rằng mình đang hoàn thành một điều gì đó tuyệt vời chỉ vì ta đã làm việc không mệt mỏi trong nhiều giờ liên tục. Nhưng khi thật sự nhìn lại, năng suất làm việc của ta chỉ ở mức tối thiểu. Phá vỡ thói quen không tốt này là điều cần thiết cho sức khỏe của nhà quản trị, cũng như tư duy làm việc lâu dài của cả doanh nghiệp.

3. Trì hoãn những nhiệm vụ quan trọng.

“Tôi sẽ trì hoãn ngày mai” là một câu đùa hài hước châm biếm thói xấu trì hoãn những nhiệm vụ quan trọng chỉ vì không có động lực làm. Tuy nhiên, sự trì hoãn thường tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến ta mắc kẹt trong thói quen lười biếng và ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân cũng như doanh nghiệp.

Một trong những phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này là sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ của mình theo mức độ quan trọng và khó khăn. Sau đó, ta sẽ giải quyết các nhiệm vụ lớn nhất, phức tạp nhất vào đầu ngày khi có nhiều năng lượng nhất; và để dành những nhiệm vụ dễ dàng với mức độ quan trọng thấp hơn ở phía sau..

Một lý do khác khiến nhiều người mắc căn bệnh trì hoãn chỉ đơn giản là do họ bị choáng ngợp hay e ngại trước nhiệm vụ mình sắp phải hoàn thành. Tuy nhiên, điều này cũng có thể được khắc phục bằng cách chia các nhiệm vụ lớn hơn thành những bước nhỏ hơn rồi hoàn thành chúng.

4. Không kiểm soát việc chia bè kết phái, cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Từ xưa đến nay, sự cạnh tranh luôn là một trong những nguồn động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, việc không kiểm soát hay để nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

Lúc này, các thành viên trong tập thể sẽ ganh đua nhau để tranh giành quyền lực hoặc đặt lợi ích của bản thân lên quá cao so với lợi ích chung. Mọi thứ có thể nhanh chóng diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn, và mọi vẻ ngoài chuyên nghiệp trong môi trường làm việc đều sẽ biến mất.

Mọi chuyện sẽ bớt phức tạp hơn nếu như nhà lãnh đạo có toàn quyền kiểm soát công ty của mình. Nhưng nếu không, nhà lãnh đạo chắc chắn sẽ gặp phải những quan điểm khác, hay thậm chí đối lập với mình trong công ty. Lúc này, nhà lãnh đạo cần phải thật lý trí để đưa ra những quyết định hợp lý, cân bằng lợi ích giữa các mối quan hệ, giữ cho cả bộ máy luôn hoạt động nhịp nhàng và tập trung vào lợi ích của cả doanh nghiệp.

5. Nói “có” với mọi thứ

Trừ khi ta là phiên bản đời thực của nhân vật Jim Carrey trong Yes Man, nếu không, việc nói đồng ý với mọi đề xuất hoặc ý tưởng điên rồ có thể khiến ta gặp rắc rối lớn. Điểm mấu chốt cần phải hiểu trong công việc lãnh đạo là ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Trên thực tế, thói quen làm hài lòng mọi người quá mức có thể làm ta mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Hãy nhớ rằng ta chỉ có một lượng thời gian và nguồn lực hữu hạn cho việc tập trung vào các dự án và những mối quan hệ thực sự quan trọng.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.