Đối với nhiều ngành nghề và lĩnh vưc, năm 2020 thực sự là một thời điểm khó khăn trên nhiều phương diện. Bệnh dịch Covid 19 và nhiều biến động thị trường đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội và phủ lên một bầu không khí ảm đảm.

Những lúc thế này, cả doanh nghiệp cần đồng lòng chiến đấu với tinh thần cao hơn bao giờ hết để cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn này. Vậy với tư cách là một nhà quản trị, bạn sẽ làm gì để thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ cấp dưới. Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng gì ngoài tăng lương và thăng chức, hãy cùng MBA Andrews thử tham khảo qua 6 cách đơn giản dưới đây.

1. Giao nhiệm vụ cho nhân viên và trao quyền cho họ

Trong thời điểm mà dường như đang có rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, cảm giác được trao quyền – đặc biệt là liên quan đến một dự án đang phát triển –  sẽ là nguồn động lực to lớn và đem lại cảm giác thấy mình có giá trị cho nhân viên cấp dưới.

Bạn có thể dễ dàng làm điều này bằng cách giao một nhiệm vụ cụ thể cho những nhân viên cụ thể (thay vì giao cho cả nhóm hoặc cho trưởng nhóm) và cho họ quyền tự chủ trong quá trình thực hiện công việc, báo cáo lại và chia sẻ kết quả với bạn và cả đội ngũ. Điều này “là phẳng” quy trình làm việc phân cấp thông thường, nhưng chắc chắn sẽ khiến các nhân viên đầu tư nhiều nhiệt huyết hơn trong công việc của họ.

2. Minh bạch về tình trạng của công ty

Hãy thường xuyên cập nhật các thông tin cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng giả vờ là không có điều gì tiêu cực nếu có gì đó đang xảy ra; nhưng cũng hãy nêu bật các điểm sáng mới hoặc những tác động phía trước có thể định hướng tương lai theo chiều hướng tích cực.

Trong khi một số công ty thường thông báo định kỳ theo từng quý, bạn nên thực hiện việc này hàng tuần hoặc ít nhất là hàng tháng. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn gửi những thông tin này tới từng cá nhân và nói rõ công việc mà họ đang làm đã giúp ích thế nào trong việc tiến tới các mục tiêu xa hơn của công ty.

3. Dành thời gian cho sức khỏe tinh thần của chính bạn.

Một người quản lý không có khả năng lan tỏa sự tích cực sẽ không bao giờ có thể thúc đẩy tinh thần của đội ngũ cấp dưới.

Nếu bạn đang vật lộn với sự lo lắng hoặc tiêu cực, hãy dành thời gian để tìm lại sự cân bằng. Hãy thử rời xa bàn làm việc, thả lỏng đầu óc và viết ra những thành tựu lớn của công ty trong thời gian vừa qua. Sau đó, trở lại làm việc chỉ khi mình đã cảm thấy lạc quan về tương lai của doanh nghiệp.

4. Chú ý quan tâm đến tình hình của nhân viên

Bạn không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian của cuộc họp để nói về những vấn đề ưu tiên trong công việc. Hãy dành từ 5 đến 10 phút đầu tiên của các cuộc họp để hỏi về tình trạng chung của nhân viên. Họ đã làm gì? Họ đang có niềm vui gì?… Những câu hỏi này cho thấy rằng bạn thật sự quan tâm đến cảm giác của nhân viên và làm cho họ cảm thấy gắn kết với doanh nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, mỗi khi gặp mặt nhân viên, hãy dành cho họ vài câu thăm hỏi về đời sống cá nhân, sở thích, mối quan tâm của họ. Hãy trở thành một người bạn với nhân viên trong khả năng của mình và làm cho môi trường làm việc trở thành nhà của họ.

5. Thiết lập chính sách nhân viên công nhận nhân viên.

Hãy trao quyền cho nhân viên của bạn để tưởng thưởng cho những đồng nghiệp đã làm việc tốt bằng cách thiết lập một cơ chế tặng thưởng. Phần thưởng này không nên quá lớn – hãy nghĩ đến thẻ quà tặng hay những ngày nghỉ phép.

Phân bổ bốn (hoặc nhiều hơn) phần quà tặng (tùy quy mô công ty) cho các nhân viên trong mỗi quý. Sau đó, hãy để cho tất cả nhân viên lựa chọn xem cá nhân nào sẽ xứng đáng nhận thưởng. Hãy lan truyền sự kiện này trong kênh truyền thông nội bộ để tất cả mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của việc được đồng nghiệp khác công nhận. Hoạt động này về lâu dài sẽ tạo ra sự cạnh tranh tích cực, thúc đẩy tinh thần làm việc và song song với đó cũng khiến môi trường làm việc trở nên hòa đồng hơn.

6. Làm cho nhân viên hiểu sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.

Dù sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có là gì, nó sẽ không tồn tại lâu dài nếu những người nhân viên không hiểu được sứ mệnh và tầm nhìn lâu dài của công ty.

Các nhân viên của Twitter luôn ca ngợi không ngừng nghỉ về văn hóa của công ty. Họ có những bữa ăn miễn phí tại trụ sở San Francisco, những lớp học yoga, chăm sóc sức khỏe định kỳ và các kỳ nghỉ dài hạn… Tuy nhiên, những điều này và cả nhiều đặc quyền chưa kể hết không phải là chưa từng thấy ở các công ty khác trên thế giới. Nhưng điều gì làm nên sự khác biệt của Twitter?

Đó là cách mà nhân viên của Twitter luôn hứng khởi với công việc khi được trở thành một phần của công ty và làm những việc quan trọng có ảnh hưởng tới cả thế giới; không một ai muốn rời đi cho đến khi công việc được hoàn thành.

Không một chính sách, mệnh lệnh hay nguyên tắc nào có thể khiến cho nhân viên cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc khi làm việc, trừ khi công ty thành công truyền cảm hứng cho nhân viên thấy rằng họ đang làm những điều thật sự có ý nghĩa.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.