Năm 2020 đã dạy cho chúng ta một điều quan trọng rằng thế giới kinh doanh có thể thay đổi một cách chóng mặt và với tư cách là chủ doanh nghiệp, ta cần phải chuẩn bị cho bất cứ điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Điều này đặc biệt đúng với lĩnh vực quan trọng và tiêu tốn chi phí lớn như tiếp thị.

Trong thời gian này, các doanh nghiệp cần theo sát những chiến lược tiếp thị của mình. Xem xét những gì đang hiệu quả, những gì chưa và những gì đang phát triển tích cực. Đi sâu vào các báo cáo định kỳ và cân nhắc từng chiến dịch cùng các hoạt động một cách khách quan có thể giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những gì đang hoạt động hiệu quả và ngừng bớt các hoạt động không mang lại kết quả như mong đợi. Điều này không chỉ làm giảm thiểu lãng phí tiền bạc mà còn giúp tiết kiệm thời gian và những nguồn lực quý giá cho doanh nghiệp.

Vậy thì ta cần trả lời những câu hỏi gì khi đánh giá một chiến dịch tiếp thị? Hãy cùng MBA Andrews đến với “6 điều cần cân nhắc khi đánh giá một chiến lược tiếp thị.”

1. Kết quả thực sự mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được là gì?

Marketing bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau. Có thể kể đến như: SEO, quảng cáo FB, quảng cáo GG, làm nội dung blog, làm video, tổ chức sự kiện offline…

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cần phải xác định mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới trong chiến dịch này là gì. Để đạt được nhiều người theo dõi hơn không? Để có được nhiều khách hàng trả tiền hơn không? Hay là để tăng nhận diện thương hiệu?…

Mỗi mục tiêu hướng đến khác nhau đòi hỏi sự tập trung vào các hoạt động truyền thông khác nhau. Khi đã xác định rõ ràng mục tiêu của chiến dịch, bạn có thể đảm bảo rằng mọi việc vẫn đang đi đúng hướng tới kết quả mong muốn. Nếu không, đây là lúc cần có sự điều chỉnh.

2. Những gì tôi đang làm có phải là cách tối ưu để đạt được những kết quả tốt nhất không?

Bạn đã chạy một chiến dịch được vài tháng và thấy được những hiệu quả nhất định. Nhưng hãy dành thời gian tự hỏi bản thân xem mình đã thấy được kết quả tốt nhất có thể hay chưa? Nếu nhìn ở góc độ khách quan hơn, liệu có có còn cách thức nào khác? Hay hoạt động này có cần tinh chỉnh điều gì để tốt hơn không? Đừng chỉ chấp nhận chiến dịch hiện tại là lựa chọn duy nhất, hãy luôn suy nghĩ rộng hơn.

3. Làm thế nào tôi có thể biết điều này? Nếu tôi không thể biết, làm thế nào tôi có thể ước tính hoặc đưa ra suy luận chính xác nhất về điều này?

Ra quyết định dựa trên những thông tin, số liệu và báo cáo chính xác luôn là một kịch bản lý tưởng nhất khi xây dựng một chiến lược thị. Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, điều này không phải lúc nào cũng khả thi.

Bởi vậy, bạn có thể sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để tìm ra thông tin thay thể dựa trên những dữ liệu tương quan. Ví dụ, cảm nhận của khách hàng về thương hiệu là một số liệu khó để đo lường nhưng nếu bạn nhận thấy rằng website vẫn đang nhận được nhiều lưu lượng truy cập từ các khách hàng nói chung và các khách hàng tiềm năng nói riêng, đây có thể là một dấu hiệu tốt chứng tỏ rằng bạn đang đi đúng hướng.

4. Nếu tôi thay đổi, thêm, tinh chỉnh, đơn giản hóa, xóa, điều chỉnh … hoạt động này, tôi có thể làm chiến dịch tốt hơn không?

Khi chiến dịch đã đi vào hoạt động tốt, hãy thử nhìn nhận chiến dịch này với con mắt của khách hàng để xem bạn có thể điều chỉnh những gì để thu được nhiều lợi ích nhất.

Bạn có thể đơn giản hóa quá trình đăng ký? Thử nghiệm một số thay đổi nhỏ về nội dung? Chèn thêm đường dẫn tới các bài viết liên quan. “Không có gì là tốt nhất, chỉ có tốt hơn.”

5. Tôi sẽ làm gì tiếp theo? Tôi sẽ kiểm tra, theo dõi và biết tác động của những thay đổi như thế nào?

Khi thực hiện các thay đổi hoặc thử nghiệm, hãy đưa ra kế hoạch về cách bạn sẽ kiểm tra hoặc theo dõi tác động của nó. Và sau đó, tổng kết chúng lại trong báo cáo đánh giá chiến dịch tiếp thị hàng tuần của bạn. Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng biết những thay đổi có đem lại hiệu quả hay không.

6. Tôi đã chia sẻ những thông tin giá trị với đội ngũ chưa?

Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, bạn cần chia sẻ những thông tin và nghiên cứu có được trong quá trình triển khai chiến lược tiếp thị với những người còn lại trong nhóm và các đội ngũ liên quan.

Nếu có được những thông tin giá trị về nhân khẩu học của khách hàng từ đội ngũ tiếp thị, phòng bán hàng sẽ có thể xây dựng kịch bản bán hàng phù hợp cho đối tượng khách hàng? Bộ phận chăm sóc khách cũng cần được nắm bắt những thay đổi thường xuyên của chiến dịch tiếp thị để có thể giao tiếp, hỗ trợ cho khách hàng.

Và khi bạn chia sẻ những hiểu biết và kiến ​​thức của bạn với những người còn lại trong đội ngũ tiếp thị. Tất cả sẽ có thể cùng nhau tìm ra những phương án, giải pháp tối ưu hơn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.