Doanh nghiệp là một tổ chức do con người vận hành tạo ra nó. Sản phẩm là thành quả của cả một quá trình vận hành từ yếu tố con người, chiến lược, bộ máy tổ chức và hệ thống bao gồm các quy trình đánh giá, giám sát. Vậy đâu sẽ là yếu tố cốt lõi để tạo nên một doanh nghiệp mạnh?

1. Chủ doanh nghiệp và triết lý sống

  For example: Business Philosofy of Starbucks

Triết lý sống là giá trị nội tại; quan niệm về sự cống hiến và hưởng thụ nhu cầu vật chất, tinh thần; là mục đích cuối cùng của đời người. Triết lý sống nằm trong đạo đức, có chức năng tự điều chỉnh đời sống tư tưởng, tình cảm và hành động của con người. Sự hiểu biết sâu sắc, nhân cách cốt lõi, những gì vượt thoát ra khỏi tiền bạc thường có xu hướng trở thành triết lý sống. Rất nhiều chủ doanh nghiệp, các CEO nổi tiếng trên thế giới, họ đã học tập, tu dưỡng và rèn luyện để trở nên sâu sắc. Thế giới nhìn vào nhân cách sống của họ và ngưỡng mộ.

Chủ doanh nghiệp có triết lý sống sâu sắc, khi họ thành lập doanh nghiệp sẽ tạo ra triết lý kinh doanh. Nên triết lý kinh doanh đến từ triết lý sống của người chủ doanh nghiệp, người điều hành công ty. Từ triết lý kinh doanh sẽ tạo ra các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mang giá trị cốt lõi này đi xa sẽ được gọi là tầm nhìn. Những giá trị cốt lõi này được thực thi hàng ngày sẽ tạo ra sứ mệnh. Tầm nhìn, sứ mệnh được đúc rút ra để định hướng tư duy và hành động cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Có thể nói rằng, triết lý kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp đến từ triết lý sống sâu sắc của chủ doanh nghiệp. Nếu các nhà quản trị hay doanh nghiệp có khái niệm về triết lý đúng đắn, họ sẽ luôn hiểu được cách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân sự một cách đúng đắn, giữ được người lao động giỏi dài hạn. Hoặc trong chính công thức marketing, doanh nghiệp hiểu được tư tưởng như “khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp”, họ sẽ có những hành động để đáp ứng các mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất.

2. Đội ngũ tinh nhuệ

Trong cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển “Từ tốt đến vĩ đại”, Jim Collins đã chia sẻ yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp chính là con người: “Con người đi trước, công việc theo sau”. Bên cạnh nhà quản trị giỏi cần có một đội ngũ nhân sự tinh nhuệ. Yếu tố “tinh nhuệ” không chỉ được hiểu là giỏi về chuyên môn, mà còn phải có quan điểm sống phù hợp với triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Tại sao lại vậy?

Vì những con người có chung hệ giá trị thường sẽ tìm đến nhau và có sự gắn kết lâu dài. Khi bắt đầu tuyển dụng, chủ doanh nghiệp nên lan tỏa triết lý doanh nghiệp để thu hút những con người có chung hệ giá trị về với doanh nghiệp của mình. Lệch với hệ giá trị đã có thì không nên tuyển dụng. Có một tầm nhìn rõ ràng thì nhân viên mới biết được mục đích làm việc của họ là gì, biết họ phải làm gì, phải phấn đấu như thế nào để có thể đạt được mục đích chung của toàn thể doanh nghiệp. Nhân viên đến và rời bỏ doanh nghiệp không chỉ vì tiền, mà còn vì chung hệ giá trị này hay không.

Sau khi có đội ngũ nhân viên cùng hệ giá trị, doanh nghiệp cần nâng cấp, phát triển đội ngũ cả về kiến thức và kỹ năng nghề. Thiết lập và duy trì  nhóm làm việc để cùng hỗ trợ nhau phát triển. Mỗi nhân viên đều có những điểm mạnh và hạn chế, làm việc nhóm có thể bổ trợ cho nhau tốt hơn, ai mạnh gì sẽ bổ trợ phần còn yếu của người khác.  Thời gian “gieo trồng” có thể sẽ lâu, mất ba tháng, sáu tháng nhưng đây sẽ là một đội ngũ vững chắc. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo trước khi kiểm tra sự phù hợp về hệ giá trị, thì đào tạo xong, nhân viên giỏi, không cùng hệ giá trị nhân viên cũng sẽ rời đi. Có thể thấy rằng, yếu tố quan trọng thứ hai để có một doanh nghiệp mạnh và bền vững đó là tìm được nhân viên không chỉ cùng hệ giá trị và mà còn giỏi về chuyên môn.

3. Trao đi nhiều giá trị

Từ đội ngũ tinh nhuệ sẽ sinh ra thế mạnh. Từ thế mạnh sẽ tạo ra sự khác biệt. Đó là tuyệt chiêu của một doanh nghiệp. Nhưng với những thế mạnh này cần có sự tính toán, xem thế mạnh này có thể tung ra thị trường, cạnh tranh được trên thị trường hay không? Những thế mạnh này có mang tới được nhiều giá trị cho khách hàng hay không? Minh chứng cho sự khác biệt nhưng mang lại nhiều giá trị cho khách hàng phải kể tới Steven Jobs. Năm 2007, ông đưa Apple ra gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm Iphone. Dù không phải là chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên (LG Prada là chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên được ra mắt vào năm 2006), nhưng đây là chiếc điện thoại di động cảm ứng đa chạm mang tính cách mạng, là tiền đề đưa thương hiệu Iphone ra toàn thế giới.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, khách hàng tiêu dùng thông minh, nếu kinh doanh với những chiêu trò lừa đảo sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Mà để tồn tại được, phát triển được phải trao cho khách hàng giá trị nhiều hơn với sự kỳ vọng của họ. Chỉ như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Với đội ngũ tinh nhuệ, hãy trao đi nhiều giá trị hơn thông qua sản phẩm, dịch vụ,…vv của doanh nghiệp. Cách đưa giá trị ra ngoài thị trường gọi là chiến lược. Bán sản phẩm qua kênh nào, trực tiếp hay gián tiếp sẽ phụ thuộc vào kỹ năng đã có của đội ngũ. Từ chiến lược mới xây dựng lên bộ máy tổ chức và sau đó hệ thống được hình thành, với những quy định và đánh giá giám sát.

Từ ba yếu tố kể trên cho chúng ta thấy rằng, để xây dựng một doanh nghiêp mạnh và phát triển bền vững cần có: một chủ doanh nghiệp có triết lý sâu sắc, một đội ngũ tinh nhuệ cùng chung hệ giá trị. Hai yếu tố quan trọng nhất là nguồn lực con người. Còn yếu tố thứ ba là những giá trị mà doanh nghiệp gửi trao tới khách hàng. Ba yếu tố trên là nhân, là yếu tố quy định quả bao gồm: chiến lược, sơ đồ tổ chức và hệ thống của một doanh nghiêp.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.