Quản lý là một trong những công việc khó khăn nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao đa số chúng ta, ai cũng đã từng có ít nhất một người sếp khủng khiếp.

Trong bài viết “Các tư duy quản trị và những mặt trái” lần trước, MBA Andrews đã đề cấp tới những điểm ưu việt cùng mặt trái của 4 tư duy quản trị . Trong bài viết lần này, MBA Andrews sẽ đề cập tới 4 tư duy quản trị tiếp theo.

1. Tầm nhìn

Đặc điểm nổi bật của một nhà lãnh đạo với tư duy quản trị tầm nhìn là khả năng truyền đạt mục đích và định hướng đội ngũ cùng hướng tới mục tiêu.Vũ khí của tư duy quản trị này là sự thuyết phục, sự lôi cuốn và hiểu biết của nhà lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo này có thể chia sẻ một tầm nhìn cho tương lai và vẽ ra con đường để đội ngũ cùng làm việc chăm chỉ hướng tới đạt được mục tiêu lớn. Bởi lý do này, những nhà lãnh đạo với tư duy quản trị tầm nhìn thường có tác động tích cực đến văn hóa tổ chức vượt trội so với các tư duy quản trị còn lại.

Sau khi thiết lập tầm nhìn nhóm và chiến lược bao quát của họ, các nhà lãnh đạo có tư duy quản trị tầm nhìn thường để nhân viên của mình làm việc theo cách riêng của họ, miễn là họ đảm bảo làm việc hiệu quả. Người lãnh đạo sẽ chỉ tham gia quan sát và góp ý để đảm bảo rằng cả đội ngũ đang đi đúng hướng hoặc chia sẻ những hiểu biết mới của mình.

Điều này mang lại cho nhân viên của họ một cảm giác tự chủ tuyệt vời. Khi con người làm việc trên các nhiệm vụ mà họ có quyền kiểm soát nhiều hơn, họ cảm thấy hài lòng hơn và có động lực để hoàn thành chúng. Để cảm hứng và tinh thần trách nhiệm của nhân viên xác định phương hướng công việc của họ là một trong những cách tốt nhất để các nhà quản lý phát triển sự nhiệt huyết của đội ngũ

Một điểm cộng nữa là các nhà lãnh đạo với tư duy quản trị cũng được biết đến với sự vững chắc nhưng rất công bằng. Tầm nhìn của họ thường được đề ra từ đầu; nhưng họ luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên và sẵn sàng thay đổi kế hoạch nếu như một ý tưởng tuyệt vời được đưa ra. Để thực hiện tốt hơn kế hoạch của mình, các nhà quản lãnh đạo này cũng thường đưa ra nhiều phản hồi cho nhân viên của mình và khen ngợi khi hiệu suất của cấp dưới đáp ứng hoặc vượt mong đợi.

Đây nhìn chung là một tư duy quản trị khá toàn diện. Tuy nhiên, tư duy này chỉ có thể đạt hiệu quả tối đa khi nhà lãnh đạo làm việc cùng một đội ngũ cấp dưới có chuyên môn, tự chủ trong công việc. Và để thực hiện tư duy quản trị này, đòi hỏi nhà lãnh đạo cũng cần phải là người thật sự có khả năng chuyên môn trong lĩnh vực công việc, có sức ảnh hưởng và quan trọng nhất là có thể đưa ra tầm nhìn đúng đắn.

2. Dân chủ

Với tư duy quản trị dân chủ và quy tắc đa số, các nhà lãnh đạo cho phép cấp dưới của mình tham gia vào quá trình ra quyết định. Họ đánh giá cao sự đa dạng về ý tưởng của cấp dưới và hiểu rằng mọi ý kiến đều có thể là chìa khóa thành công.

Tất nhiên những nhà lãnh đạo này luôn có ý thức sàng lọc để chọn ra ý kiến phù hợp. Nhưng vì mong muốn của họ là để tập thể tham gia vào quá trình ra quyết định nên đội ngũ cấp dưới có ảnh hưởng không nhỏ tới hành động chung.

Hầu hết các nhân viên đều yêu thích nhà lãnh đạo với tự duy quản trị này. Họ thấy như mình được là một mảnh ghép trong bức tranh lớn mà nhà lãnh đạo vẽ ra. Tư duy quản trị dân chủ của nhà lãnh đạo làm cho các nhân viên cấp dưới đều cảm thấy mình có giá trị, tăng tinh thần làm việc và tăng tương tác giữa sếp và nhân viên. Điều này cũng giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng thuyết phục nhân viên của mình tin tưởng vào mục tiêu chung của cả đội ngũ; kiên định thực hiện chiến lược mà cả tập thể đã cùng nhau tạo ra.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích lớn có thể kể ra, tư duy quản trị dân chủ vẫn còn một số hạn chế tiềm ẩn. Trong những tình huống cấp bách phải đưa ra quyết định lập tức, thì tư duy quản trị dân chủ lại luôn ưu tiên việc đóng góp ý kiến chung dẫn đến công việc bị trì trệ.

Hơn nữa, không phải thành viên nào trong nhóm cũng có kiến thức hoặc chuyên môn cần thiết để đóng góp cho quá trình ra quyết định.

Tư duy quản trị dân chủ cũng có thể khiến các thành viên trong nhóm nản chí khi ý tưởng mà họ tâm đắc lại không được lựa chọn, hoặc vì họ nằm trong ý kiến thiểu số. Điều này dẫn đến tinh thần làm việc nhóm bị ảnh hưởng, thậm chí là chia bè kết phái, bất đồng với nhà lãnh đạo…

3. Chuyển đổi

Sự phát triển liên tục của nền kinh tế hội nhập ngay nay thúc đẩy các doanh nghiệp/tổ chức trong một số lĩnh vực phải luôn chuyển mình để tiến lên.

Và đó là nơi các nhà lãnh đạo với tư duy quản trị chuyển đổi tỏa sáng. Những nhà lãnh đạo này thường tin rằng sự thay đổi và tăng trưởng là cách duy nhất để phát triển. Họ chủ động hành động và triển khai những thay đổi sâu rộng từ tận gốc rễ của văn hoá tổ chức, bao gồm các giá trị, quy tắc, thủ tục, cấu trúc, hệ thống và quy trình…

Họ cũng liên tục thúc đẩy nhân viên của mình vượt qua vùng thoải mái. Với ba vũ khí quan trọng: truyền lửa, xây dựng tầm nhìn cho nhân viên, quan tâm đến từng cá nhân và thử thách trí tuệ của họ; những nhà lãnh đạo này khiến đội ngũ cấp dưới phát triển hết khả năng của mình, thúc đẩy họ tiếp tục nâng cao hơn và liên tục cải thiện hiệu suất làm việc.

Các nhân viên cấp dưới của nhà lãnh đạo với tư duy quản trị chuyển đổi thường tận tâm và vui vẻ hơn. Bởi nhà lãnh đạo này sẽ định hướng cho nhân viên của mình, tham gia cùng họ, khuyến khích và thúc đẩy họ tự phát triển bản thân và tận dụng tốt nhất những gì mình có. Ngoài ra, nếu các nhân viên mong muốn có sự chắc chắn và an toàn thì nhà lãnh đạo này cũng sẽ tập trung vào nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức, chuẩn bị kỹ càng cho những thay đổi và trao quyền cho họ trong quá trình này.

Nhờ sự đổi mới không ngừng và nhiệt huyết, đội ngũ của nhà lãnh đạo với tư duy quản trị chuyển đổi có thể thích ứng với những thay đổi liên tục một số ngành. Nhưng họ cũng có thể đứng trước nguy cơ tiến bước quá vội và tự trải mỏng nhân sự. Thêm vào đó, liên tục thách thức là điều cần thiết để phát triển; tuy nhiên nhà lãnh đạo cũng cần phải biết là mình có thể đẩy đội ngũ nhân viên của mình tiến bao xa trước khi họ bắt đầu kiệt sức.

Và trong một số trường hợp, lãnh đạo chuyển đổi có thể không phải là tư duy quản trị có lợi nhất cho doanh nghiệp. Ví dụ như khi doanh nghiệp phát triển trong những lĩnh vực ổn định. ít sự thay đổi; tư duy quản trị giao dịch có thể giúp duy trì sự cân bằng và đem lại hiệu quả tốt hơn.

4. Huấn luyện

Giống như một huấn luyện viên thể thao, nhà lãnh đạo với tư duy quản trị huấn luyện luôn cố gắng cải thiện nhân viên của mình, phát triển đội ngũ nhân sự với định hướng lâu dài. Họ có một niềm đam mê giảng dạy và xem nhân viên của họ như những mầm cây đang phát triển. Bởi lẽ đó, họ rất sẵn lòng khi nhân viên của mình mắc những sai lầm nhỏ, miễn là những người cấp dưới này chịu học hỏi và trở nên tốt hơn.

Nhà lãnh đạo “huấn luyện viên” này thúc đẩy nhân viên của họ bằng cách tạo động lực phát triển chuyên môn , gia tăng thu nhập hoặc cơ hội thăng tiến… Những phần thưởng này khiến nhân viên cấp dưới luôn nỗ lực học hỏi và sự phát triển ổn định của họ khiến hiệu suất công việc  luôn được nâng cao.

Bằng cách liên tục dạy cho nhân viên của họ những điều mới và tự mình đưa ra những phần thưởng hấp dẫn, các nhà lãnh đạo “huấn luyện viên” có thể tạo dựng uy tín mạnh mẽ với nhân viên của họ. Tuy nhiên thì như một huấn luyện viên, nhà lãnh đạo này có hai trọng tâm chính: Giám sát nhân viên của mình phát triển và đưa đội nhóm của bạn lại với nhau. Việc tạo động lực cho cấp dưới nếu làm không khéo thì cũng có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của các nhân viên trong đội ngũ.

Và quan trọng hơn, tư duy quản trị huấn luyện viên cũng đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có đủ trình độ chuyên môn cũng như nhân viên cấp dưới của họ phải là những người ngại thay đổi, có chí cầu tiến.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.