Quyết định mở một quán cà phê của riêng mình có thể khiến bạn vô cùng hào hứng nhưng có thể nhanh chóng khiến bạn chán nản nếu không có một kế hoạch kinh doanh vững chắc.
Một bản kế hoạch kinh doanh tốt là yếu tố nền tảng cho sự thành công của bạn khi kinh doanh quán cà phê. Từ tổng quan về cơ sở kinh doanh đến chiến lược tiếp thị và bán hàng, bản kế hoạch kinh doanh của bạn phải đầy đủ, chi tiết và chính xác.
Mặc dù việc lập một kế hoạch kinh doanh tương đối đơn giản khi làm theo cấu trúc, bạn vẫn cần bỏ ra đủ thời gian và công sức để tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh tốt nhất. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thường bao gồm những điều sau:
- Tóm tắt dự án
- Mô tả công ty
- Phân tích thị trường
- Cơ cấu tổ chức
- Chiến lược tiếp thị và bán hàng
- Mô tả sản phẩm và dịch vụ
- Yêu cầu tài trợ (nếu cần)
- Thông tin tài chính
Ở bên dưới, chúng tôi đã viết ra mọi thứ bạn cần đưa vào mỗi phần để tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh với mức độ tối thiểu. Hãy bắt đầu:
Tóm tắt dự án
Bản tóm tắt dự án được tạo ra với mục đích cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về một kế hoạch hoặc dự án lớn. Vậy nên, bản tóm tắt dự án của bạn phải cần phải cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn và lạc quan về doanh nghiệp của bạn để thu hút sự chú ý của người đọc.
Nó không được dài quá hai trang và nên bao gồm các bản tóm tắt ngắn gọn về những phần sau trong bản kế hoạch kinh doanh. Mặc dù bản tóm tắt dự án nên được đặt ở phần đầu của bản kế hoạch kinh doanh, nhưng nó nên được viết sau cùng để đảm bảo rằng nó đã chính xác và bao gồm tất cả các thông tin cần thiết.
Mô tả công ty
Phần mô tả công ty cần phải cung cấp một cái nhìn tổng quan gắn kết về cách mỗi khía cạnh trong doanh nghiệp của bạn phù hợp với ngành cà phê tổng thể, thị trường địa phương, đối tượng khách hàng mục tiêu và điều gì làm cho quán cà phê của bạn thật sự khác biệt. Nhìn chung, phần này nên ngắn gọn và hấp dẫn để có thể thu hút sự quan tâm của người đọc.
Phân tích thị trường
Khi giới thiệu kế hoạch kinh doanh với các nhà đầu tư tiềm năng và ban điều hành, bạn cần phải chứng minh được rằng bạn đã phân tích kỹ lưỡng thị trường mục tiêu của mình và có thể chứng minh rằng thị trường có đủ nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Bản phân tích thị trường của bạn nên bao gồm việc đánh giá về sự cạnh tranh mà quán cà phê của bạn sẽ gặp phải và cách bạn dự định cạnh tranh trong lĩnh vực của mình, cũng như nói đến quỹ đạo tăng trưởng của thị trường mục tiêu của bạn. Bản phân tích này nên được dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ các nghiên cứu uy tín cũng như thông tin thực tế mà bạn thu thập được.
Ví dụ: Nếu bạn dự định mở quán cà phê của mình ở góc của một giao lộ đông đúc, hãy nghĩ đến việc biến cơ sở kinh doanh của bạn trở thành một mô hình duy nhất để thu hút lưu khách hàng một cách hiệu quả. Hãy xem đối thủ cạnh tranh hoạt động như thế nào trong khu vực của bạn và đưa ra phân tích về cách bạn dự định trở nên nổi bật trên thị trường. Hãy thực hiện phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bạn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cũng như làm nổi bật các luồng doanh thu và cấu trúc định giá của bạn.
Cơ cấu tổ chức
Để chứng minh rằng bạn và nhóm quản lý đã lập kế hoạch vận hành quán cà phê của mình một cách hiệu quả, phần này nên bắt đầu bằng sơ đồ tổ chức cho thấy ai chịu trách nhiệm điều hành từng chức năng hoạt động của quán cà phê. Từ các hoạt động phía sau quầy bar cho đến việc tiếp đón khách hàng và ghi nhận các đơn đặt hàng, cần phải trình bày rõ ràng rằng bạn và nhóm của mình đã dành thời gian và nỗ lực để tạo nên một quy trình giúp quán cà phê hoạt động trơn tru và cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã mô tả rõ ràng về cấu trúc quyền sở hữu từ góc độ pháp lý – giải thích rằng ai sở hữu những gì và họ sở hữu bao nhiêu phần trong công việc kinh doanh của bạn.
Chiến lược tiếp thị và bán hàng
Khi nói đến việc mở quán cà phê, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu vẫn là thu được lợi nhuận. Và để mang lại bất kỳ doanh thu nào, việc tiếp thị cho quán cà phê và thu hút khách hàng hiệu quả là yếu tố chủ chốt. Ở phần này, hãy mô tả cách bạn mà dự định dùng nó để lôi kéo khách hàng – bao gồm quảng cáo, khuyến mại, chiến lược giá, bán hàng và dịch vụ. Toàn bộ phần này nên dành để trình bày chi tiết cách bạn dự định phát triển nhận thức và nhu cầu đối với dịch vụ của mình thay vì cạnh tranh.
Mô tả về Sản phẩm và Dịch vụ
Toàn bộ phần này dành riêng để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ đáng kinh ngạc của quán cà phê và cách chúng nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường của bạn. Một thực đơn đặc biệt, không gian yên tĩnh với đầy sách, nguồn nguyên liệu cà phê chất lượng… Tất cả đều có thể được đề cập trong phần này.
Yêu cầu tài trợ
Phần này chỉ dành riêng cho việc phác thảo số tiền bạn cần có để đầu tư vào quán cà phê. Nói cụ thể về số tiền bạn sẽ cần từ các nhà đầu tư cũng như cho người cho vay tiềm năng của bạn một cái nhìn rõ ràng về những gì bạn đang yêu cầu là điều cần thiết ở phần này.
Thông tin tài chính
Mặc dù phần này có thể là cuối cùng, nhưng đây là phần cực kỳ quan trọng mà bất kỳ chủ sở hữu quán cà phê nào cũng phải hiểu đúng. Phần thông tin tài chính của bạn nên bao gồm những điều sau:
- Báo cáo tài chính cá nhân từ chủ sở hữu
- Mọi khoản nợ chưa thanh toán, tình trạng hiện tại, số tiền còn nợ, các điều khoản và tài sản thế chấp
- Thu nhập và chi phí dự kiến trong 5 năm tiếp theo
- Dự báo dòng tiền
- Ngân sách chi đầu tư
- Trực quan hóa các dữ liệu
- Phân tích hòa vốn
Bắt đầu
Thực hiện một dự án kinh doanh mới luôn là mộy hành trình rất thú vị, và một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ là kim chỉ nam giúp cho hành trình thú vị này đi tới một cái đích thành công.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.