Mọi hồ sơ đăng ký học MBA đều yêu cầu một bản sơ yếu lý lịch (MBA Resume), và không ít ứng viên MBA đã hoàn thành nó như những bản sơ yếu lý lịch khi xin việc. Tuy nhiên, MBA Resume khác với sơ yếu lý lịch thông thường.
MBA Resume khác với sơ yếu lý lịch bạn nộp khi đi xin việc như thế nào?
MBA Resume có sự khác biệt đáng kể so với sơ yếu lý lịch xin việc, bởi chúng đáp ứng những mục tiêu khác nhau. Một sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp khi nộp đơn xin việc sẽ cho các nhà tuyển dụng thấy rằng ứng viên sở hữu các kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể mà họ đang tìm kiếm. Ứng viên đang chào bán khả năng của mình để thực hiện công việc. Vậy nên, một sơ yếu lý lịch xin việc chuyên nghiệp nên bao gồm các từ và biệt ngữ cụ thể trong ngành.
Ở một mặt khác, MBA Resume phải chứng minh ứng viên là người có tiềm năng lãnh đạo trong sự nghiệp của mình như thế nào. Các kỹ năng kỹ thuật mà họ tích lũy được không quan trọng lắm. Thay vào đó, MBA Resume của ứng viên nên cho thấy họ đã vượt lên và vượt xa như thế nào trong vai trò của mình. Nó phải làm nổi bật khả năng lãnh đạo của ứng viên trong hành động và mô tả những kết quả tích cực mà sự lãnh đạo này tạo ra. Với một MBA Resume, ứng viên đang chào bán tiềm năng tương lai của mình.
Làm thế nào để có thể đảm bảo cho một bản MBA Resume tỏa sáng?
Mặc dù bạn có thể đã biết cách để phát triển một sơ yếu lý lịch xin việc chuyên nghiệp, nhưng bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào để phát triển một MBA Resume hoàn hảo làm nổi bật kinh nghiệm của bạn, giúp bạn có thể nhập học thành công hay giành được học bổng từ trường kinh doanh.
Để giúp bạn thành công, MBA Andrews đã vạch là 5 lỗi thường gặp trong MBA Resume của các ứng viên và cách để không mắc phải.
Sai lầm # 1: Những “gạch đầu dòng” trong phần mô tả công việc
Nhiều ứng viên thường gạch đầu dòng và liệt kê chi tiết các nhiệm vụ cùng trách nhiệm cụ thể của một vai trò của họ và vô tình gây mất điểm trong MBA Resume của mình. Mặc dù điều này có thể rất tốt để chứng minh rằng bạn có thể làm một công việc cụ thể, nhưng nó không có tác dụng gì để phân biệt bạn với những ứng viên khác. Bất kỳ ai trong vai trò của bạn đều có thể sao chép từ phần mô tả công việc rồi dán các dấu đầu dòng này vào MBA Resume. Và các thành viên ban tuyển sinh không cần biết từng chi tiết về các nhiệm vụ cụ thể trong công việc của bạn.
Thay vào đó, hãy làm điều này: Cho hội đồng tuyển sinh thấy bạn đã tỏa sáng như thế nào. Thảo luận về một vài dự án đáng chú ý một các cụ thể, bao gồm đủ chi tiết để người đọc có thể thấy tư duy của bạn.
Sẽ không sao nếu bạn không liệt kê tất cả những gì bạn đã làm trong vai trò này. MBA Resume của bạn chỉ nên bao gồm những điểm nổi bật.
Sai lầm # 2: Tập trung vào các kỹ năng cứng, thiên về kỹ thuật
Mặc dù vai trò hiện tại của bạn có thể là rất quan trọng khi bạn là chuyên gia về công cụ x, y hoặc z, nhưng điều này sẽ ít thú vị hơn nhiều đối với các thành viên của ban tuyển sinh. Bạn có thể liệt kê những kỹ năng này trong một phần ngắn ở cuối sơ yếu lý lịch, nhưng đây không phải là trọng tâm của gạch đầu dòng của bạn.
Thay vào đó, hãy làm điều này: Nhấn mạnh các kỹ năng mềm mà bạn đã phát triển. Ví dụ, chia sẻ cách bạn đã nổi bật như một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo ở đây có thể có nhiều dạng, vì vậy ngay cả khi bạn chưa quản lý một nhóm hoặc một dự án (nếu bạn có, hãy bao gồm điều này), vẫn có nhiều cách để thể hiện khả năng lãnh đạo. Ví dụ như làm việc nhóm và giao tiếp là những kỹ năng mềm quan trọng để trở thành một người dẫn đầu.
Khi bạn chọn điểm mạnh chuyên môn để làm nổi bật, hãy tập trung vào các kỹ năng phổ quát như tư duy chiến lược, phân tích dữ liệu, nghiên cứu người tiêu dùng hoặc quản lý dự án. Chia sẻ những kỹ năng này sẽ giúp thuyết phục người nghe rằng bạn có tiềm năng trở thành một học viên xuất sắc trong chương trình MBA.
Sai lầm # 3: Không đề cập đến kết quả hay những bài học đã rút ra
Không đề cập đến kết quả là một lỗi phổ biến của các ứng viên khi làm MBA Resume. Kết quả và những bài học rút ra được thực sự là những mục quan trọng nhất cần đưa vào MBA Resume.
Thay vào đó, hãy làm điều này: Đưa ra những kết quả, kết luận, đúc kết của bạn để chứng minh sự phát triển của bạn theo thời gian cũng như tác động tích cực của bạn đến hoạt động kinh doanh. Kết quả của bạn càng cụ thể và có thể đo lường được thì càng tốt. Hãy nghĩ đến các câu như “hiệu suất tăng 30% so với năm trước” hoặc tiết kiệm được hàng trăm ngàn USD mới thông qua x, y, z.
Sai lầm # 4: Lạm dụng quá nhiều thuật ngữ kỹ thuật
Hội đồng tuyển sinh MBA không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Họ có nguồn gốc khác nhau và mỗi người đều có những lĩnh vực chuyên môn riêng. Vậy nên, đừng cho rằng người đọc MBA Resume của bạn đã quen thuộc với từng chi tiết trong ngành bạn hoạt động.
Thay vào đó, hãy làm điều này: Mặc dù có thể vẫn ổn khi cho rằng người đọc có kiến thức về các thuật ngữ kinh doanh chung, nhưng tốt nhất là hãy giữ cho các chi tiết trong MBA Resume của bạn càng đơn giản càng tốt. Những ứng cử viên cố gắng gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh bằng những thuật ngữ phức tạp có khả năng sẽ gây ra tác dụng ngược.
Sai lầm # 5: Xây dựng bản sơ yếu lý lịch một chiều
Nếu bạn đang nộp đơn cho một vai trò cụ thể tại một công ty, bạn có thể chỉ đưa vào đó các thông tin chi tiết và kinh nghiệm có liên quan. Nhưng với MBA Resume thì không phải như vậy.
Thay vào đó, hãy làm điều này: Hãy nhìn rộng hơn vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn và cho hội đồng tuyển sinh thấy được những khía cạnh khác nhau về tính cách của bạn — chứ không chỉ khía cạnh chuyên môn của bạn.
Các học viên MBA thành công thường có những hoạt động bên ngoài công việc ở trong cộng đồng của họ, trong các môn thể thao hoặc trong các tổ chức. Họ có sở thích hoặc kỹ năng ngôn ngữ cụ thể. Họ giành được giải thưởng hoặc đạt được chứng nhận… Hãy cho ban tuyển sinh thấy được nhiều khía cạnh của bạn hơn trong MBA Resume.
Tuy nhiên, hãy chọn chất lượng hơn số lượng ở đây. Chia sẻ một số tác động ấn tượng của bạn trong một vài tổ chức quan trọng sẽ có lợi hơn nhiều so với việc liệt kê 12 lần làm tình nguyện viên ở các tổ chức khác nhau.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.