NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ TRONG MỘT BẢN KẾ HOẠCH MARKETING
Xây dựng kế hoạch tiếp thị luôn là bước đầu tiên trong việc tạo ra một chương trình tiếp thị thành công cho doanh nghiệp của bạn.
I. Bản kế hoạch tiếp thị là gì?
Bản kế hoạch tiếp thị sẽ cung cấp cho bất kỳ doanh nghiệp B2B hoặc B2C nào định hướng tiếp thị trong ngắn hạn và dài hạn, với sự tập trung vào việc thu hút và giữ chân khách hàng. Nó cũng cung cấp một phương tiện rõ ràng để tiến hành các hoạt động và tin tưởng rằng các nỗ lực tiếp thị của bạn đang mang lại kết quả. Về cơ bản, trước khi tạo ra kế hoạch tiếp thị, bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai, nhu cầu của họ và cách bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Điều này sau đó sẽ cho phép bạn phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng mới và gia tăng doanh thu bán hàng của bạn.
Để xây dựng một bản kế hoạch tiếp thị tốt đòi hỏi rất nhiều tư duy và nỗ lực nghiên cứu. Đầu tư thời gian và năng lượng này vào kế hoạch tiếp thị sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Tất nhiên, độ dài ngắn của một bản kế hoạch tiếp thị không phải là yếu tố duy nhất phản ánh chất lượng của nó. Điều quan trọng hơn là quá trình thực hiện để tổng hợp ra bản kế hoạch và lý do đằng sau việc đưa ra các quyết định tiếp thị đúng đắn.
II. Các bước xây dựng bản kế hoạch tiếp thị trong Marketing
Dưới đây là những cân nhắc chính nên được đề cập trong một kế hoạch tiếp thị.
1. Thị trường mục tiêu
- Ai là khách hàng lý tưởng của bạn?
- Động lực của khách hàng để mua sản phẩm của bạn là gì?
- Nhu cầu của họ là gì?
- Độ tuổi, sở thích giới tính, vị trí địa lý của họ là gì?
- Đối thủ của bạn là ai?
2. Lợi điểm bán hàng
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?
- Những thuộc tính/tính năng chính nào của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khác với đối thủ cạnh tranh?
3. Phân tích SWOT
- Điểm mạnh (nội bộ) của công ty bạn là gì?
- Điểm yếu của công ty bạn (nội bộ) là gì?
- Cơ hội của công ty bạn (bên ngoài) là gì?
- Các mối đe dọa của công ty bạn (bên ngoài) là gì?
4. Mục tiêu đáp ứng được tiêu chí SMART
Mục tiêu của bạn có:
- Cụ thể – Specific (hợp lý, đơn giản, quan trọng)?
- Đo lường được – Measurable (động cơ, ý nghĩa)?
- Khả thi – Achievable (có thể đạt được)?
- Thực tế – Realistic (hợp lý, phù hợp)?
- Giới hạn thời gian – Time bound(kịp thời, dựa trên thời gian)?
5. Chiến lược
- Bạn sẽ thực hiện những hành động nào để đạt được các mục tiêu?
- Các kênh phân phối của bạn là gì?
- Chiến lược truyền thông của bạn là gì?
- Làm thế nào sẽ tiếp cận nhiều người hơn?
- Làm thế nào sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn?
- Bạn sẽ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng như thế nào?
6. Ngân sách
- Bạn đang chi bao nhiêu cho các hoạt động tiếp thị của mình?
- Bạn có cần phải chi tiêu nhiều hơn để đạt được kết quả lớn hơn?
7. Thời gian
- Sẽ mất bao lâu để đạt được các mục tiêu?
III. Phần kết
Một điều cuối cùng cần lưu ý là bất kể phạm vi kế hoạch tiếp thị là gì, bạn phải nhớ rằng đó là một tài liệu linh hoạt. Mọi doanh nghiệp cần bắt đầu với một kế hoạch có cấu trúc tốt dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và có thể đưa ra dự đoán phần nào về kết quả đạt được. Nó là cơ sở cho các hoạt động tiếp thị của bạn trong những tháng tới. Tuy nhiên, là một nhà tiếp thị, bạn phải liên tục cập nhật tình trạng hoạt động hiện thời của doanh nghiệp cũng như luôn sẵn sàng thay đổi hoặc chuyển hướng kế hoạch của mình dựa trên tình hình thực tế. Điều này giúp đảm bảo kế hoạch tiếp thị của bạn có thể vận hành trôi chảy và đạt hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm bài viết tại: