Theo khảo sát toàn cầu của Accenture, 20% nhà quản lý cấp trung được hỏi không hài lòng với doanh nghiệp của mình và ~20% muốn có một công việc mới.
Quản lý cấp trung được biết đến như trụ cột quan trọng của doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp thực thi và triển khai nhiệm vụ cấp trên; là cầu nối truyền đạt thông tin về các mục tiêu, kế hoạch, chính sách…của cấp trên cho các nhân viên cấp dưới. Đồng thời, họ cũng nắm giữ vai trò ra quyết định với các vấn đề trong quyền hạn của họ.
Nhà quản lý cấp trung luôn phải là người nắm rõ nhất mục tiêu, tiến độ và cách thức triển khai công việc có hiệu quả. Đồng thời, họ có phận sự chịu trách nhiệm trong tất cả mảng công việc mà họ phải đảm nhiệm. Nhà quản lý cấp trung còn có nhiệm vụ điều phối, phân công công việc cho từng nhân viên trong bộ phận của mình và đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả công việc tốt nhất…
Vậy tại sao những con người quan trọng này lại không hài lòng và cảm thấy bế tắc với doanh nghiệp sở tại?
Không có cơ hội phát triển sự nghiệp
Một câu trả lời chung được nhiều nhà quản lý đưa ra cho sự không thuận lòng với doanh nghiệp của mình khi được khảo sát chính là không tìm thấy được con đường thăng tiến.
Trong thời đại kinh tế cạnh tranh ngày càng khó khăn, các công ty luôn tính toán để cân bằng chi phi vận hành của mình. Và khi các công ty thu hẹp quy mô, nơi đầu tiên mà họ thường nhắm tới chính là vị trí quản lý cấp trung. Hay dù các hoạt động của công ty có hơi chững lại, cơ hội thăng tiến của các nhà quản lý cấp trung cũng là rất ít. Những điều này khiến nhiều nhà quản lý gặp khó khăn trong việc định hướng phát triển cho tương lai, đặc biệt là với những người qua mốc 35 tuổi.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhân sự chỉ ra rằng việc các công ty chỉ tuyển nhân tài từ bên ngoài để đảm nhiệm các vị trí quan trọng mà bỏ quên những người làm việc lâu năm là nguyên nhân gây ra sự mất lòng của các nhà quản lý cấp trung lâu năm với công ty của mình .
Sự tuyển dụng này gián tiếp gửi tới thông điệp rằng:” Những nhà quản lý cấp trung không cần phải ở lại doanh nghiệp nữa”. Bởi dù có nhiều tham vọng với vị trí CEO hay không, những nhà quản lý cấp trung vẫn muốn có một lộ trình sự nghiệp tiến xa hơn. Mr. David Sirota, đồng tác giả của cuốn “The Enthusiastic Employee: How Companies Profit by Giving Workers What They Want nhận định:“ Một công ty cho nhà quản lý cấp trung nhận thấy rằng mình có cơ hội để phát triển sẽ khiến nhà quản lý đó ở lại lại lâu dài hơn; so với một công ty không có lộ trình phát triển rõ ràng hoặc chỉ luẩn quẩn quanh việc thuyên chuyển nhà quản lý qua các vị trí khác.”
Một trong những lý do quan trọng khác phải kể đến là sự chèn ép và thiếu tôn trọng từ những người quản lý cấp cao hơn. Đôi khi, nhà quản lý cấp cao muốn nhúng tay vào xử lý tất cả mọi chuyện và người quản lý cấp trung không có quyền hành gì khác ngoại trừ trách nhiệm phải giải trình khi có sự việc phát sinh.
Theo Giáo sư Jennifer Mueller của MBA Wharton: “Những nhà quản lý cấp trung phải chịu trách nhiệm với người lãnh đạo cấp trên nhưng cũng phải có quyền hạn, ảnh hưởng đối với những nhân viên cấp dưới của mình. Nếu nhà quản lý cấp trung không có đủ quyền hạn hay trách nhiệm, hệ thống công ty sẽ trở nên phức tạp, dễ nảy sinh bất ổn trong quá trình vận hành.”
Thiệt hại không nhỏ của doanh nghiệp
Theo lời Thomas Colligan, phó chủ nhiệm khoa Đào tạo Quản trị của Wharton: “Việc xoay vòng nhân lực tại vị trí quản lý cấp trung khiến nhiều công ty gặp rắc rối trong quá trình vận hành. Nhà quản lý cấp cao tiêu tốn toàn bộ thời gian, tâm huyết của mình vào việc đề ra chiến lược nhưng lại không có ai để thực thi chiến lược, bộ máy doanh nghiệp trở nên ì trệ.”
Thêm vào đó, những chi phí phát sinh khi xoay vòng nhân lực tại vị trí quản lý cấp trung là vô cùng tốn kém. Theo phân tích của những nhà nghiên cứu tuyển dụng, nếu một công ty lớn có tỷ lệ xoay vòng nhân lực là 20% thì với mỗi 1% chi phí vào xoay vòng nhân lực mà công ty đó bỏ ra thì đối tác tuyển dụng của họ sẽ nhận được khoản lợi nhuận là 80.000$. “Việc thu hút, phát triển và duy trì các nhà quản lý cấp trung thật sự rất quan trọng và một số doanh nghiệp đang phải chật vật vì chưa nhận ra điều này. “
Ngoài ra, nếu như công ty không có sự quan tâm đúng mực với các nhà quản lý cấp trung thì ngoài kia đang có hàng ngàn công ty mời gọi, lôi kéo những con người này. Với một công ty mà họ cảm thấy mình không được đãi ngộ xứng đáng, hoặc không có lộ trình rõ ràng trong tương khi ở lại công ty, họ sẽ dễ dàng rời bỏ ngay khi có cơ hội và tìm một nơi khác để phát triển sự nghiệp.
Mọi chuyện được đánh giá là sẽ còn trở nên khó khăn hơn khi các công ty sẽ phải chạy đua trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong tương lai. Nếu không có sự quản lý và những giải pháp thích hợp cho vấn đề nhân sự này thì các công ty sẽ phải đương đầu với sự trì trệ trong quản lý cấp trung và những vòng luẩn quẩn về tinh thần làm việc kém và hiệu quả công việc thấp.” Vậy nên, nếu muốn phát triển lâu dài, vững mạnh thì bất kỳ công ty nào cũng cần xây dựng một đội ngũ nhân sự cấp trung kiên cường, có khả năng trong công việc và gắn bó lâu dài với công ty.”
Đâu là giải pháp cho công ty và nhà quản lý cấp trung?
Thay vì bỏ ra một khoản không nhỏ cho việc xoay vòng nhân sự mà công ty vẫn rơi vào đình trệ do sự chuyển đổi bộ máy. Các công ty có tầm nhìn xa lựa chọn đầu tư vào việc đào tạo nhân sự nòng cốt của mình.
Những kế hoạch phát triển cá nhân được liên kết với những mục đích chung của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ ở lại của các nhà quản lý cấp trung. Với nhiều công ty không có những chương trình đào tạo nhân sự của riêng mình, họ chọn đưa nhân viên của mình tới các chương trình đào tạo quản trị, kinh doanh tài chính… Lợi ích đầu tiên có thể thấy rõ chính là nâng cao kỹ năng cho những nhân sự cấp quản lý của mình. Tiếp theo đó, điều này thể hiện cho các nhà quản lý đó thấy rằng công ty luôn quan tâm tới sự phát triển của họ”.
Đầu năm 2019, Petrolimex Sài Gòn – thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã cử 32 cán bộ chủ chốt của mình tham gia khóa học MBA của Đại học Andrews, Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Đào Văn Hùng, Phó giám đốc Petrolmex Sài Gòn nhận định: “Trong thời đại toàn cầu hóa và nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao; để giữ vững vị thế của một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thì ngoài việc đầu tư vào các dự án kinh doanh quan trọng, đầu tư về con người chính là một giải pháp then chốt.”
Về phía các nhà quản lý cấp trung, trong thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, điều cần thiết của họ là tìm ra con đường phát triển kỹ năng cá nhân cũng như chứng tỏ khả năng làm việc của mình để sẵn sàng cho những thử thách lớn lao hơn. Và MBA Andrews là giải pháp tối ưu của nhiều nhà quản lý cấp trung hướng tới để phục vụ mục tiêu lâu dài của mình.
Tại MBA Andrews, mỗi buổi học, mỗi môn học lẫn khóa luận, đề tài nghiên cứu đều xoay quanh những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, giải quyết những bài toán đang đặt ra của chính của doanh nghiệp/tổ chức cũng như hiểu biết thêm về nhiều thị trường, lĩnh vực kinh doanh. Những bài học thực tế này có thể áp dụng ngay vào công việc; và sau khi hoàn tất khóa học kéo dài khoảng 18-20 tháng, học viên được nhận bằng của Đại học Andrews, một trong những đại học lớn với lịch sử hơn 140 năm tại Hoa Kỳ.
Với những giá trị kiến thức mang lại, ưu thế từ tấm bằng quốc tế và môi trường học tập với những nhà lãnh đạo đẳng cấp ở đa dạng lĩnh vực; MBA Andrews sẽ là bàn đạp mạnh mẽ cho sự phát triển của các nhà quản lý cấp trung trong tương lai.
(nguồn: tham khảo Bwportal)
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.