TÓM LƯỢC TÌNH HÌNH CÁC NỀN KINH TẾ LỚN NĂM 2023

Năm 2023 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế toàn cầu, với nhiều thách thức và rủi ro chồng chất. Các nền kinh tế lớn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm lạm phát cao, lãi suất tăng, căng thẳng địa chính trị và những rủi ro tài chính. 

I. Tình hình chung của các nền kinh tế lớn năm 2023

1. Tình hình nền kinh tế Mỹ  

Theo các báo cáo phân tích cho thấy, tình hình kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt kỳ vọng trong năm 2023. Nhờ vào nhu cầu tiêu dùng vững mạnh, bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh tay của Fed. Hay còn gọi là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ đầu năm 2022, nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng. Có thể thấy được, nhu cầu thị trường tốt kích thích các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Mỹ.

Chính sách tiền tệ và tài khóa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve) và Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hình thành và phát triển của kinh tế Mỹ trong tương lai.  Có thông tin rằng, Fed dự kiến sẽ duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong trung hạn. Hành động này được cho là nhằm mục đích để kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát trở về mục tiêu 2%.

2. Tình hình kinh tế của Trung Quốc

Trung Quốc đã có một giai đoạn khó khăn trong đại dịch Covid, Giờ đây nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy vậy, công cuộc kiến thiết kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sau đây là một số thông tin, dữ liệu tham khảo:
  • Thị trường bất động sản hiện đang gặp vấn đề và chưa có tín hiệu khởi sắc. Họ có thể sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhà đất trong tương lai. Đây là điểm nghẽn lớn khi các nhà phát triển lớn đối mặt rủi ro vỡ nợ.
  • Tình trạng nợ nần cao đáng báo động. Nợ của các doanh nghiệp và chính quyền địa phương ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế.
  • Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm. Điều này dẫn đến hệ quả là làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Tình hình tiêu dùng khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cắt giảm lượng hàng tồn kho gần đây.

3. Tình hình kinh tế ở khu vực Châu Âu:

Hiện Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ rủi ro suy thoái kinh tế rất lớn do:

  • Chiến tranh Nga – Ukraina gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế các nước trong khu vực Liên minh Châu Âu (Khối Nato). Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng diễn ra, tuy vậy không nhiều và sâu như dự kiến. Lí do là nhờ kinh tế ổn định, thị trường khí đốt cân bằng và tài khóa hỗ trợ mạnh của các nước Châu Âu.
  • Bên cạnh đó, hai quốc gia Đức, Ý đang phải chịu tác động lớn hơn. Bởi hai nước này có sự phụ thuộc khí đốt của nước Nga và các ngành công nghiệp nặng. Kinh tế của Vương Quốc Anh suy thoái sâu hơn. Lí do là vì nước này có mức tăng trưởng yếu, ít hỗ trợ tài khóa.
  • Một nguyên nhân nữa là vì tiền lương ở châu Âu đang tăng nhanh hơn so với Mỹ. Điều này tạo ra sự khó khăn cho các cấp lãnh đạo trong việc kiểm soát lạm phát.

Các nền kinh tế mới nổi:

  • Các nền kinh tế mới nổi có mức tăng trưởng đa dạng trong năm 2023, một số tăng trưởng mạnh mẽ trong khi một số khác tăng trưởng chậm lại.
  • Giá cả hàng hóa tăng cao và lãi suất tăng ở các nước phát triển gây áp lực lên các nền kinh tế mới nổi.
  • Một số nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh, đã phải đối mặt với rủi ro tài chính do nợ cao và lạm phát cao.
  • Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2024 và 3,8% trong năm 2025.

Tóm lại:

Nhìn chung, các nền kinh tế lớn đồng thời là đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều đang gặp phải những vấn đề riêng biệt. Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2024 vẫn được dự báo sẽ khó có sự chuyển biến lớn. Lạm phát giảm về sát mục tiêu sẽ là điều kiện quan trọng để các Ngân hàng Trung Ương hạ lãi suất, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Sự phục hồi này được kỳ vọng xuất hiện vào nửa cuối năm 2024, đầu năm 2025.

II. Tình hình chung về vấn đề Lạm phát trên toàn thế giới

1. Lạm phát chung đã được kiểm soát ở phần lớn các nền kinh tế

Tỷ lệ lạm phát toàn cầu giảm trong giai đoạn 2018-2020 chủ yếu do sự suy giảm của nhu cầu toàn cầu và giảm mạnh giá dầu thô. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng cũng đóng góp vào việc giảm lạm phát.

Có thể nói rằng, năm 2022 là thời điểm tình hình lạm phát ở các nước phát triển đạt mức cao nhất kể từ năm 1982. Nguyên nhân chủ yếu được cho là vì:

  • Tình trạng căng thẳng trên thị trường lao động
  • Sự ảnh hưởng từ giá năng lượng
  • Khoản chi phí chuỗi cung ứng

Lạm phát chung giảm ở nhiều quốc gia, nhờ giá năng lượng giảm, giải quyết các rắc rối về chuỗi cung ứng, và giảm áp lực lương lao động.

Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục giảm và trở về mức mục tiêu của các Ngân hàng Trung Ương vào nửa sau năm 2024.

2. Dự báo Lãi suất điều hành của các quốc gia trên thế giới

Theo thông tin cho biết, dự báo lãi suất sẽ được cắt giảm vào nửa sau năm 2024. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung Ương châu Âu (ECB), và Ngân hàng Anh (BoE) đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất của họ, sau khi nâng lãi suất cơ bản lên mức cao để đối phó với lạm phát. Các Ngân hàng Trung Ương sẽ duy trì lãi suất ở mức cao cho đến khi lạm phát giảm xuống mức ổn định, và không có thêm bước tăng lãi suất nào được dự kiến trong tương lai gần.

Các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào nửa sau năm 2024 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, khi lạm phát đã giảm xuống mức mục tiêu. Fed sẽ là ngân hàng trung ương đầu tiên cắt giảm lãi suất, có thể vào quý 2 năm 2024, theo sau là ECB và BoE. Về BoJ, dự kiến sẽ chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) và lãi suất âm (NIRP) vào năm 2024, khi lạm phát Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm.

III. Hành trình tăng lãi suất của Mỹ

a) Lộ trình tăng và giảm lãi suất của Fed

Jerome Powell – Chủ tịch Fed phát biểu rằng Fed chỉ nâng 3 lần, mỗi lần 0.25%, nhưng thực tế Fed đã nâng 11 lần, trong đó có 4 lần tăng 0.75%, 2 lần tăng 0.5% và 5 lần tăng 0.25%

Fed dự kiến 2024 sẽ có 3 đợt giảm lãi suất, đưa lãi suất giảm về mức 4.5%. Ước tính tới cuối năm 2026 giảm về mức 2.5%

  • Kinh tế Mỹ đã chịu đựng tốt hơn dự kiến trong năm 2023. Thành tích ấn tượng với thị trường lao động tạo ra trung bình 239,000 việc làm mỗi tháng. Đã đạt trên mức cần có để duy trì tỉ lệ thất nghiệp ổn định.
  • Lạm phát đã giảm từ mức cao nhờ đà giảm của giá nhà và dịch vụ. Điều này tạo điều kiện cho Fed cắt giảm lãi suất hỗ trợ tăng trưởng.
  • Tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt mục tiêu. nhưng vẫn khá tích cực trong điều kiện chu kỳ tăng lãi suất.

b) Mức đầu tư doanh nghiệp tại Mỹ

Mức đầu tư của doanh nghiệp Mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động và mục tiêu đầu tư. Đầu tư của các doanh nghiệp mỹ duy trì tăng trưởng dựa trên cầu nội địa tốt hơn kỳ vọng 12. Dưới đây là tổng mức đầu tư của doanh nghiệp niêm yết Mỹ giai đoạn 2019-2023

Theo thông tin tổng hợp cho thấy, hoạt động mở rộng đầu tư đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. Đặc biệt là lĩnh vực như:

  • Tiện ích
  • Năng lượng
  • Công nghệ
  • Hàng tiêu dùng thiết yếu
  • Chăm sóc sức khỏe

IV. Tổng quan về kinh tế Trung Quốc

Dù đã được cảnh báo từ trước, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang loay hoay với vấn đề giải quyết bất động sản. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính sách nghiêm ngặt. Với mục tiêu nhằm hạn chế đầu cơ vào thị trường bất động sản. Nó bao gồm:

  • Tăng lãi suất vay mua nhà,
  • Siết chặt quy định cho vay thế chấp,
  • Hạn chế số lượng căn hộ được mua,…

Bên cạnh đó, rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực Bất động sản đang lao đao. Vì họ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ do vay nợ quá cao. Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến thị trường kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm. Điều này cũng khiến ngành bất động sản càng thêm khủng hoảng.

Ngành bất động sản chiếm khoảng 20-25% GDP của Trung Quốc và 60- 70% tài sản của hộ gia đình. Sự sụt giảm của các nhà phát triển bất động sản tư nhân đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và giá nhà đất. Thị trường bất động sản của Trung Quốc đang thừa cung nghiêm trọng, và sẽ phải mất ít nhất 4-6 năm để giải quyết.

Thừa cung bất động sản làm giảm doanh thu từ bán đất của chính quyền địa phương, gây áp lực tài chính cho các địa phương và Chính phủ Trung Ương. Điều này cũng làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong những năm tới. Chính phủ Trung Quốc đã ra nhiều biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế và tăng cầu về nhà ở.

                                                                                                                  Theo WiResearch – Nguồn: National Bureau of Statistics of China, FRED, Lazard

Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra các chính sách, biện pháp kích thích kinh tế của cơ quan Trung Quốc. Gồm: 

  • Chính phủ thông qua việc tung gói hỗ trợ tiêu dùng cho người dân đang gặp khó khăn.
  • Hỗ trợ đồng nội tệ, giảm thuế chuyển nhượng với giao dịch cổ phiếu, cam kết giảm IPO các doanh nghiệp yếu kém
  • Cắt giảm lãi suất khoản vay hiện có ở thành phố hạng 1 và 2. Nới lỏng chính sách mua nhà ở thành phố hạng 1
  • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm:
      • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) hai lần, Nhằm để tăng thanh khoản khoảng 69 tỷ USD cho việc cho vay.
      • Lãi suất cơ bản cho vay trung hạn một năm (MLF) xuống 2.5%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2020 đến nay.
  • Tiến hành phát hành trái phiếu Chính phủ Trung Ương với giá trị 1,000 tỷ Nhân Dân Tệ. Nhằm mục đích:
      • Giúp đỡ, hỗ trợ các khu vực, địa phương bị thiên tai.
      • Cải thiện hệ thống thoát nước đô thị
      • Phòng chống thiên tai, lũ lụt

V. Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu

a) Tình hình kinh tế

  • Châu Âu đang đứng trước nguy cơ suy thoái do tác động của giá năng lượng cao. Tình hình lãi suất tăng và thiếu kích thích tài khóa một cách đồng bộ. Tăng trưởng khu vực dự kiến chậm lại trong năm 2024
  • Tuy vây, tín hiệu tích cực khi lạm phát tiếp tục giảm do giá năng lượng đã được kiểm soát. Bên cạnh đó, còn nhờ tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và sự giảm bớt của áp lực nguồn cung và ùn tắc cung ứng trên thị trường. Song, Châu âu được dự báo sẽ suy thoái trong năm 2024.

b) Tình hình năng lượng

Cuộc chiến Nga – Ukraina đã làm tăng giá năng lượng tới mức cao kỷ lục, gây áp lực lên lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Châu Âu phải đối mặt với sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, đặc biệt là khí đốt, và tìm kiếm các giải pháp để tăng cường an ninh năng lượng. Các nước liên minh Châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Bằng cách đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Thông tin khóa học:

Chương trình liên kết đào tạo Cử nhân & Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (BBA&MBA) ĐH Andrews Hoa kỳ

  • Nhập học ngay cùng khóa 16 HCM hoặc khóa 09 Hà Nội
  • Hotline tư vấn: 038.205.6699
  • Email: info@andrews.edu.vn
Tham khảo thêm website Alumni Andrews Việt Nam: https://alumni.andrews.edu.vn/
Tham khảo thêm Fanpage Alumni Andrews Việt Nam: https://www.facebook.com/AlumniAndrewsVietNam

Lý do bạn nên lựa chọn MBA Andrews

  • Sở hữu bằng thạc sỹ từ đại học uy tín tại Hoa Kỳ
  • Trở thành nhà quản trị tầm vóc quốc tế
  • Giải quyết các tình huống thực tiễn doanh nghiệp
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh cùng CLB Alumni
  • Trang bị kỹ năng và kiến thức thiết yếu trong nền kinh tế toàn cầu

Đọc thêm các bài viết khác tại đây: