Tài chính (Finance) chính là mạch máu của doanh nghiệp. Muốn cho nó luôn được tuần hoàn thì cần có phương pháp quản lý hiệu quả. Bài dưới đây sẽ mang đến cái nhìn rõ hơn về quản trị tài chính trong doanh nghiệp cho những nhà quản trị. Từ đó, đưa ra các chiến lược quản trị tài chính phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh nhỏ mối quan hệ tiền – hàng – tiền thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản. Nhưng với những doanh nghiệp lớn vấn đề này không còn là vấn đề tiền – hàng – tiền nữa mà nó liên quan đến lợi nhuận, thậm chí thành bại của cả doanh nghiệp.
Có thể nói Quản trị tài chính doanh nghiệp chính là quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong đó có nguồn vốn tiền mặt, tài sản và các quan hệ tài chính khác như khoản thu, khoản chi,… nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Quản trị tài chính là công việc vô cùng quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp. Việc quản trị tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và phát triển hơn ra thế giới.
2. Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp
Quản trị tài chính hay nói cách khác chính là quản lý dòng tiền ra vào của tổ chức đó. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách quản trị tài chính khác nhau, nhưng vai trò của nó với doanh nghiệp thì đều giống nhau ở 2 điểm:
– Thứ nhất: Kiểm soát dòng tiền của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức đó.
Biểu hiện thông qua sơ đồ:
(1) Công ty phát hành các tài sản tài chính ra ngoài thị trường tài chính để huy động vốn.
(2) Tiền huy động được sẽ được đầu tư mua sắm tài sản nhằm phục vụ cho hoạt động của công ty.
(3) Dòng tiền thu về từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
(4a) Một phần lợi nhuận được giữ lại tại DN nhằm để tái đầu tư.
(4b) Một phần lợi nhuận còn lại đem chia cho các cổ đông và các nhà đầu tư.
– Thứ hai: Quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và khả năng phát triển trong tương lai. Cụ thể như sau:
- Hoạch định tài chính trong doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là hoạch định nguồn lực tài chính sẵn có của mình trên cơ sở tận dụng tối đa các đòn bẩy tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay nói cách khách là nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư.
Thông qua các báo cáo tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
- Quyết định các khoản đầu tư và tài trợ
Hoạch định không chưa đủ, lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp thực hiện hiệu quả. Đồng thời xác định các khoản đầu tư và tài trợ: tài sản, công nghệ, con người… như thế nào cho hợp lý. Để từ đó lợi nhuận được tăng trưởng phù hợp với mức độ đầu tư và đáp ứng nhu cầu thị trường. Do trong quá trình hoạt động thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
3. Những khó khăn trong khi quản trị doanh nghiệp
Cũng giống như việc quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính cũng gặp không ít khó khăn như vấn đề nhân sự, dữ liệu còn sai lệch,…
Theo khảo sát, người ta nhận ra những khó khăn điển hình nhất khi quản trị tài chính doanh nghiệp. Đó là:
– Quản lý nguồn thu, chi trên số liệu ước tính chưa chính xác dẫn đến nguồn thu bị hao hụt còn chi phí lại tăng lên.
– Quản lý công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách thu hồi công nợ sát sao dẫn đến vốn lưu động bị hao hụt.
– Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho dẫn đến thất thoát lãng phí.
– Không có kế hoạch tài chính rõ ràng, thậm chí là kế hoạch thu trả nợ.
Mọi khó khăn đều có hướng giải quyết phù hợp nếu chúng ta biết áp dụng linh hoạt các quy tắc. Và quản trị kinh doanh cũng vậy, cũng có những quy tắc phù hợp giúp ta giải quyết những vấn đề về tài chính đang tồn tại ở mỗi doanh nghiệp.
4. Nguyên tắc quản trị tài chính hiệu quả
Trước những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt, mỗi doanh nghiệp sẽ tìm ra cho mình một cách khác nhau giúp doanh nghiệp đi lên. Nhưng tựu chung lại có 1 số nguyên tắc chung cần ghi nhớ:
• Trade – off (đánh đổi ): rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao
Mỗi sự lựa chọn đầu tư hay tài trợ của doanh nghiệp bên cạnh kì vọng và lợi nhuận nhận lại đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận.
• Giá trị thời gian của tiền tệ
Một khi doanh nghiệp quyết định phân bố một khoản tiền, bên cạnh chi phí cơ hội dĩ nhiên phải chịu, thì doanh nghiệp còn bị tác động bởi giá trị giảm hoặc tăng dần theo thời gian do các yếu tố về lạm phát…
• Tác động của thuế
Hầu hết các khoản thu của doanh nghiệp đều bị đánh thuế. Vì vậy, các nhà quản trị cần xem xét kỹ tác động thuế liên quan cho mỗi khoản đầu tư. Ví dụ, cùng là quyết định đầu tư vào nhà xưởng – một loại tài sản cố định, doanh nghiệp có thể đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở mỗi địa phương khác nhau. Đây có thể là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, song cũng có thể tác động theo chiều ngược lại.
• Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẫy tài chính
Sẽ có không ít khó khăn nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố cực kì quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả thì cũng là gánh nặng tương ứng cho chính doanh nghiệp đó.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.