Thế giới kinh doanh luôn thay đổi chóng mặt theo cái cách mà người ta khó ngờ tới. Ví dụ như các công ty đang hoạt động tốt trước đại dịch giờ lại đang rơi vào thảm cảnh; trong khi những công ty đủ may mắn đã thực hiện chuyển số thành công trước Covid-19 lại đang trên đà phát triển. Vào năm 2021, mọi thứ có thể sẽ lại hoàn toàn khác – đặc biệt nếu như thế giới có thể kiểm soát được Covid-19.

Cơn đại dịch đang diễn ra làm thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ của môi trường kinh doanh. Chẳng hạn như sự các đổi mới công nghệ đang nổi lên nhanh chóng, sức ảnh hưởng ngày càng tăng của các kênh truyền thông đến hành vi của khách hàng và dòng vốn tư nhân nhanh chóng đổ vào các doanh nghiệp mới nổi – tất cả đều đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm bắt và thích ứng rất nhanh.

Những cách tiếp cận truyền thống đối với chiến lược kinh doanh – những lựa chọn mà một nhà lãnh đạo đưa ra về vị trí và cách thức cạnh tranh để đạt được mục tiêu của công ty có vẻ như đã không còn phù hợp lắm với tốc độ thay đổi ngày càng nhanh này.

Tại sao lại như vậy? Dưới đây là ba yếu tố chính của việc lập kế hoạch chiến lược truyền thống chỉ ra sự quá đắn đo và quan liêu để nắm bắt được những thông tin có giá trị và có thể hành động đủ nhanh để đạt được kết quả:

  • Chiến lược kinh doanh được phát triển thông qua các nhóm đơn vị kinh doanh liên ngành làm việc với các chuyên gia tư vấn bên ngoài mất nhiều tháng để thu thập nghiên cứu và tập hợp các bài thuyết trình chính thức.
  • Ban chỉ đạo của các giám đốc điều hành công ty xem xét các bài thuyết trình tạm thời, cung cấp phản hồi và gửi các nhóm đơn vị kinh doanh trở lại để làm lại bài thuyết trình chính thức của họ.
  • Việc định lượng quá mức các kết quả chưa biết trong tương lai thường dẫn đến các cuộc thảo luận chiến lược tập trung vào việc tranh luận các giả định tài chính, điều này gây ra trì hoãn các quyết định chiến lược

Để giúp doanh nghiệp thích ứng hiệu quả hơn khi tốc độ thay đổi ngày càng nhanh, dưới đây là 5 xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh từ năm 2021:

1. Hình dung về những yếu tố mạnh mẽ từ bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển

Các yếu tố bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng. Một số có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, một số có thể gây nguy hại. Một số thì không liên quan.

Các nhà lãnh đạo nên vận hành một cách tiếp cận có hệ thống để dự báo yếu tố bên ngoài nào trong số những xu hướng đang phát triển này yêu cầu sự thay đổi chiến lược. Nói một cách đơn giản hơn, quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp định vị lại mình để các yếu tố bên ngoài trở thành những luồng gió đẩy “con thuyền” tiến về phía trước , thay vì trở thành cơn gió thổi ngược. Từ năm 2021, chiến lược kinh doanh sẽ bắt đầu với quy trình như vậy.

Nhưng nó sẽ trông như thế nào? Các nhà lãnh đạo thiết lập một mạng lưới lắng nghe, khảo sát trên toàn bộ hệ thống (cơ cấu tổ chức, sản xuất, truyền thông, chăm sóc khách hàng….) Từ đó cân nhắc lựa chọn ưu tiên xử lý với các vấn đề quan trọng mang tính chiến lược trong thời điểm hiện tại.

2. Hiểu được mức độ ưu tiên của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đang thay đổi như thế nào.

Các khách hàng nói chung là đối tượng hàng đầu để doanh nghiệp lắng nghe về những tín hiệu thay đổi. Các nhà chiến lược kinh doanh nên thường xuyên thu hút khách hàng tham gia vào một cuộc trao đổi, khảo sát về những mối quan tâm của họ khi nhìn về tương lai và cách những thay đổi bên ngoài có thể xác định lại ưu tiên của họ như thế nào.

Những ưu tiên thay đổi của khách hàng này có thể tạo ra một cuộc cạnh tranh để thích ứng, phân bổ lại thị trường. Bạn có thể phát triển sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu mới của khách hàng không? Bạn có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng sẽ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh của bạn không?

Từ 2021, chiến lược kinh doanh cần được trang bị đầy đủ để cho phép công ty của bạn trả lời những câu hỏi như vậy.

3. Hiểu biết sâu sắc về tư duy chiến lược của các đối thủ cạnh tranh

Công ty của bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trong việc nắm bắt những cơ hội phát triển này. Lúc này, thông tin là vô giá, công ty sẽ cần nắm bắt và tận dụng mọi thông tin về đối thủ cạnh tranh của mình một cách nhanh chóng và chính xác.

Từ năm 2021, các nhà chiến lược kinh doanh cần có kinh nghiệm phân tích đối thủ cạnh tranh nào sẽ có tư duy chiến lược nào – và từ đó có thể định vị bản thân một cách phù hợp.

Học MBA tại Việt Nam – Nhận bằng chính gốc Mỹ

4. Xem xét lại các chiến lược kinh doanh để biến những “cơn gió ngược” thành “cơn gió thoảng” và giành được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Sau khi có được những hiểu biết hữu ích về các yêu tố bên ngoài, nhu cầu đang thay đổi của khách hàng và tư duy chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, nhà lãnh đạo sẽ cần đưa ra những quyết định quan trọng để định vị lại công ty nhằm nắm bắt các cơ hội và phòng thủ trước các mối đe dọa.

Những quyết định chiến lược này có thể ví dụ như: nhóm khách hàng nào cần đánh vào, cung cấp sản phẩm gì và cách thực hiện các hoạt động chính như: phát triển sản phẩm, sản xuất và bán hàng như thế nào… Tất cả sẽ được thực hiện theo cách lên chiến lược kinh doanh như cách truyền thống.

5. Trao quyền và giao trách nhiệm cho đội ngũ cấp dưới.

Điều khác biệt của xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh mới là các CEO sẽ trao quyền cho đội ngũ cấp dưới nhiều hơn. Người lãnh đạo sẽ chỉ đưa ra định hướng và để cấp dưới chủ động thu thập thông tin, đưa ra các lựa chọn chiến lược và thiết lập các chỉ số hiệu suất của riêng họ. Từ năm 2021 trở đi, các CEO sẽ chỉ cung cấp các nguồn lực mà mọi người cần và giao trách nhiệm cho họ để hoàn thành các mục tiêu.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.