Để đạt được thành công, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với mô hình cũng như định hướng phát triển.

Bài viết sau đây, MBA Andrews sẽ cùng bạn khám phá những nguyên tắc để xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhất.

Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phương pháp tổ chức hoạt động của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa. Nội dung của chiến lược kinh doanh là bao quát tổng thể của một kế hoạch theo trình tự bao gồm chuỗi các biện pháp, cách thức hoạt động trong quá trình kinh doanh để hướng tới mục tiêu là mang về lợi nhuận cao nhất cùng sự phát triển của hệ thống kinh doanh.

Các yếu tố xoay quanh chiến lược kinh doanh

1. Mục tiêu chiến lược

Một chiến lược kinh doanh được bắt đầu bằng mục tiêu chiến lược, việc xác định mục tiêu và đặt kỳ vọng vào nó giúp chiến lược kinh doanh có hướng đi đúng đắn. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của công ty, doanh nghiệp trong một số năm nhất định mà chính công ty, doanh nghiệp đó đề ra.

Trên thực tế có rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhầm lẫn giữa mục tiêu của chiến lược kinh doanh và sứ mệnh tầm nhìn. Sứ mệnh của doanh nghiệp là chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của doanh nghiệp vì vậy thường mang tính tổng quát. Ngược lại, mục tiêu chiến lược cần đảm bảo tính cụ thể và có thời gian thực hiện rõ ràng.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là việc lựa chọn mục tiêu gì có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp? Câu trả lời là nó ảnh hưởng rất lớn bởi nếu một doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu chiến lược là đem về lợi nhuận cao sẽ tập trung phục vụ phân khúc thị trường có nhu cầu sử dụng hàng hóa cao cấp bằng các sản phẩm có giá trị cao hoặc chi phí sản xuất phí lớn. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu là tăng trưởng, mở rộng thị trường thì doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hóa dòng sản phẩm của mình để thu hút các khách hàng ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau bằng cách sản xuất các hàng hóa phổ biến hay hàng hóa thứ cấp.

Nhưng trên hết mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Mục tiêu chiến lược thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA).

Ngoài ra ở một số doanh nghiệp có thể đưa các mục tiêu khác vào chiến lược kinh doanh của nơi mình như thị phần, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá trị khách hàng, tăng trưởng xanh,… việc lựa chọn mục tiêu phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên khi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh là mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hay lợi nhuận kế toán hàng năm sẽ phải rất thận trọng trong cân nhắc  vì nó có thể khiến doanh nghiệp đi theo hướng phát triển không bền vững.

2. Phạm vi chiến lược

Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo là biết phạm vi chiến lược của mình nằm ở đâu để không bị phân tán nguồn lực và công sức bỏ ra. Doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về sản phẩm, nhóm đối tượng khách hàng, thị trường cung ứng hoặc chuỗi giá trị để có sự tập trung lực lượng để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Việc lựa chọn phạm vi chiến lược phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu hay không? Doanh nghiệp đã thực sự am hiểu thị trường, am hiểu khách hàng hay chưa? Và doanh nghiệp mình có thể đáp ứng được các nhu cầu hay không? Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khi doanh nghiệp mình chưa đủ tiềm lực để tránh gây tổn thất lớn hay gặp phải nhiều bất lợi

3. Giá trị khách hàng và Lợi thế cạnh tranh

Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh chính là yếu tố cốt lõi của chiến lược kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh là năng lực của doanh nghiệp có thể duy trì, củng cố lợi thế để bảo vệ khả năng sinh lời dài hạn và đảm bảo thị phần của công ty, doanh nghiệp mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thường luôn xác định đúng đắn lợi thế của mình ở  lĩnh vực nào để tập trung chủ yếu phát triển khiến nó nổi bật với khách hàng sẽ góp phần giúp bạn có một chiến lược kinh doanh thành công.

4. Năng lực cốt lõi và Hệ thống các hoạt động chiến lược

Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hay hiệu suất, nhưng thường là khả năng kết hợp và điều phối nhóm các hoạt động. Năng lực này cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Trong hệ thống hoạt động, doanh nghiệp luôn phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định để phát triển đi kèm với các năng lực khác.

Những nguyên tắc để xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo

Để xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo cần  phải dựa vào kinh nghiệm làm việc thực tế và tiếp xúc khách hàng. Chúng tôi đưa ra 7 nguyên tắc những người lãnh đạo đều nên biết để giúp doanh nghiệp mình phát triển và không chệch hướng mục tiêu ban đầu.

1. Cạnh tranh để khác biệt

Các doanh nghiệp luôn muốn mình hoàn thiện nhất và luôn hướng tới sự phát triển để dẫn đầu. Nhưng ví dụ doanh nghiệp của bạn hoàn toàn mới, trong thời gian ngắn hạn mà muốn soán ngôi công ty cùng ngành đang dẫn đầu thì điều đó là khó có thể thành công nếu không ưu tú hơn, không khác biệt hơn, không sáng tạo hơn. Vì vậy hãy xây dựng một kế hoạch chiến lược kinh doanh khác biệt để doanh nghiệp phát triển vượt trội. 

2. Cạnh tranh vì lợi nhuận

Làm kinh doanh không chỉ ở việc có được thị phần lớn trong thị trường, hay doanh nghiệp phát triển với tốc độ chóng mặt, việc chiến lược kinh doanh thành công còn được đánh giá ở khoản lợi nhuận tạo ra. 

Xét cho cùng nếu tất cả những chiến lược kinh doanh đã đề ra không mang mục đích rõ ràng về lợi nhuận, số tiền có thể thu về được thì tốt nhất là chưa nên mất thời gian và công sức để thực hiện chúng mà hãy đánh giá các yếu tố nguồn lực và chuẩn bị sẵn sàng khi bắt tay vào kinh doanh và kiếm ra tiền.

3. Nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh.

Thấu hiểu về rõ về thị trường mình hướng tới là một phần không thể thiếu khi xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.

Trước khi bắt tay vào thực hiện điều gì đó thì phải hiểu về nó rồi mới thực hiện. Chỉ khi có hiểu biết sâu sắc về thị trường thì mới có thể làm chủ được nó. 

4. Xác định đối tượng khách hàng

Sản phẩm của doanh nghiệp không thể bán được cho tất cả mọi người, mọi độ tuổi mà phải có phân khúc khách hàng hướng tới và đặc biệt chăm sóc khách hàng đó sẽ giúp mang lại nhiều giá trị to lớn. 

Việc xác định đối tượng khách hàng phụ thuộc vào mặt hàng mà công ty, doanh nghiệp cung cấp. Chắc chắn rằng các mặt hàng đưa ra thị thường ra phải giải quyết được nhu cầu của khách hàng thì mới kinh doanh được.

5. Đồng ý có chọn lọc

Khi doanh nghiệp đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng của mình và xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp đối với thị trường bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối để tránh làm mất thời gian hay phân tán lực lượng mà không đem về lợi nhuận gì. Vì vậy làm việc gì cũng phải có chọn lọc để hướng tới mục tiêu thành công một cách nhanh nhất.

6. Không ngừng đổi mới

Khi đối thủ ngày một phát triển cùng với công nghệ cải tiến, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi,… Do đó công ty, doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới để thích ứng với điều kiện và môi trường xung quanh, cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới để có thể áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình một cách linh hoạt để đem về lợi thế cạnh tranh. Cứ dậm chân tại chỗ và bằng lòng với những gì mình đạt được thì sẽ nhanh chóng bị đối thủ vượt mặt và đánh bại.

7. Tư duy logic

Một chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu lớn chính xác để có thể đề ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp.Từ đó có hướng làm tốt nhất trong mỗi bước phát triển của công ty, doanh nghiệp để đem về lợi nhuận. 

Và cuối cùng là cần sự liên kết trong tất cả các quá trình của một chiến lược kinh doanh, cùng hướng đến một mục tiêu chung là hoàn thành thắng lợi mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Những phán đoán về tương lai không thể luôn luôn đúng 100%, nhưng đó cũng là một ý tưởng để có thể đề ra trước các biện pháp khắc phục nếu không may rơi vào tình huống xấu, khi doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị thì mọi khó khăn ập đến sẽ không quá khó để ứng phó, xử lý. Do đó, doanh nghiệp cần những số liệu thực tế để phán đoán có căn cứ thuyết phục hơn như thông tin về khách hàng, về xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Một ví dụ về chiến lược kinh doanh của TH True Milk 

Xuất hiện trên thị trường khá muộn tháng 10/2012 khi đó kẻ thống trị đang là Vinamilk. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển thương hiệu dẫn đầu, TH True Milk đưa ra chiến lược marketing mình là thương hiệu sữa “ sạch”, yếu tố đó đã đánh thẳng vào tâm lý người dùng khi thời điểm đó vệ sinh an toàn thực phẩm đang được quan tâm rất lớn. Do slogan mà TH True Milk đã xây nên đã giải quyết đúng nhu cầu của người dùng. Mặc dù thương hiệu nào cũng đảm bảo sản xuất sạch và lợi thế cạnh tranh là như nhau, nhưng TH True Milk biết làm nổi bật nên vấn đề và họ đã chiến thắng.

Kinh nghiệm đầu tiên rút ra cho các doanh nghiệp Việt trong việc đổi mới chiến lược kinh doanh là không chỉ đơn thuần chỉ dựa vào các quy tắc về chiến lược kinh doanh mà phải có sự sáng tạo, linh hoạt và phải nắm bắt được xu thế. 

Một chiến lược kinh doanh có tốt đến đâu mà thiếu đi các nguồn lực tài chính, con người, không phù hợp về văn hóa thì cũng sẽ rất khó triển khai. Chúc các bạn thành công trong những chiến dịch kinh doanh sắp tới của mình!

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.