Quản lý được xem như một trong những vị trí quan trọng trong việc tổ chức, điều hành một doanh nghiệp, quyết định phần lớn tới khả năng phát triển hay lụi tàn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm nhiệm tốt vị trí này. Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn vẽ ra chân dung của một người quản lý không có năng lực.

1. Quản lý chi li, thiếu niềm tin vào nhân viên

Cách quản lý quá chi li là khi người quản lý có xu hướng kiểm soát và soi mói mọi thứ một cách quá chặt chẽ. Từ các nhiệm vụ nhỏ nhất cho tới các thủ tục giấy tờ thông thường. Họ thường yêu cầu rất cao về các bước trong quy trình làm việc. Luôn muốn nắm bắt chính xác mọi hoạt động xảy ra trong doanh nghiệp. Cách điều hành này vô hình chung tạo nên những áp lực lớn cho nhân viên. Đồng thời cũng khiến bộ máy trở nên rườm rà, rắc rối. Tốn quá nhiều thời gian cho các vấn đề không cần thiết.

Recruiting-Dice-mbaandrews

Bên cạnh đó, nhân viên không được tự do quyết định ngay cả nhiệm vụ nhỏ nhặt nhất. Mọi hành động đều phải thông qua các cấp khác nhau để phê duyệt. Biến họ trở thành những cỗ máy làm việc thụ động, kém hiệu quả. Không tạo ra được cơ hội phát triển, tích lũy kinh nghiệm cho tương lai. Việc không nhận được sự tin tưởng cũng là lý do khiến nhân viên mất đi động lực cống hiến.

2. Quản lý độc đoán, ngoan cố

Người quản lý thường bỏ qua những đóng góp từ người khác, không muốn lắng nghe phản hồi. Đôi khi, họ lầm tưởng về quyền hạn cũng như khả năng của bản thân. Luôn cho rằng quyết định của mình là đúng nhất, hiệu quả nhất. Dẫn đến việc doanh nghiệp mất đi những đổi mới, khó thích nghi với xu hướng thị trường. Trong khi đó, đổi mới chính là nền móng của sự phát triển. Nếu cứ mãi chạy theo cách quản lý truyền thống, lạc hậu thì sớm muộn doanh nghiệp cũng bị đào thải khỏi đường đua khốc liệt như hiện nay.

Chúng ta cần phải hiểu rằng, một cái đầu không thể làm việc như hàng chục hàng trăm cái đầu gộp lại. Một vấn đề nên được đánh giá và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Và sự sáng tạo của con người cũng chính là nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Nếu không biết cách tận dụng triệt để nó. Đồng nghĩa với việc đang bỏ đi một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng.

3. Quản lý thiếu tính minh bạch, rõ ràng

Mỗi nhân viên đều có những kỳ vọng nhất định về vị trí mà mình được đảm nhiệm. Đó có thể là mức lương thưởng, đãi ngộ, cũng có thể là khả năng thăng tiến, khả năng phát triển. Tuy nhiên, nếu sau đó những gì họ nhận được hoàn toàn khác với thỏa thuận ban đầu. Vậy liệu có chắc doanh nghiệp có thể giữ chân được nguồn nhân lực? Đầu tiên, nhân viên sẽ mất niềm tin vào lãnh đạo. Họ sẽ tự cho rằng bản thân đang bị lừa dối. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ tới danh tiếng và thương hiệu của công ty. Tạo nên sự hoang mang trong nội bộ doanh nghiệp.

Một điều chắc chắn đó là người quản lý thiếu tính minh bạch sẽ không có được những người cộng sự trung thành hoặc gắn bó lâu dài. Bởi không ai ngu ngốc tới mức đặt hết niềm tin vào những thứ không rõ ràng. Họ cần tìm cho mình cơ hội phát triển khác. Thứ mà doanh nghiệp hiện tại không thể mang lại.

4. Quản lý không gương mẫu

Khi sếp tốn thời gian đề ra những nội quy dài dằng dặc, những yêu cầu khắt khe. Nhưng chính sếp lại là người thường xuyên làm việc với phong cách “đạp lên quy tắc”. Tự cho mình quyền đi muộn, về sớm, có những ưu tiên riêng, hay chỉ ngồi chỉ tay năm ngón. Một người quản lý không gương mẫu thì rất khó có thể yêu cầu nhân viên của họ chấp hành đúng nội quy. Hay thậm chí là những mệnh lệnh, chỉ đạo của anh ta cũng kém hiệu quả, không có trọng lượng đối với cấp dưới. Tạo nên một cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, kém hiệu quả. Dĩ nhiên, hiệu suất công việc đạt được cũng sẽ không được như mong đợi.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết một quản lý không có năng lực, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng bài viết có thể mang lại những cái nhìn chân thực nhất giúp nhà quản lý nhìn nhận ra vai trò và vị trí quan trọng của quản lý đối với doanh nghiệp và tránh những sai sót có thể xảy ra.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.