Sau hơn 30 năm, từ một nước không có trên bản đồ về nhập khẩu của Asean, Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ ba về giá trị nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thailand.

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong vấn đề ngoại thương của mỗi quốc gia. Nhập khẩu giúp tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước. Hoạt động này còn giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối và ổn định. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân bằng việc thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất, thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động này còn tăng cường sự chuyển giao công nghệ, tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Đồng thời nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Thời gian qua, thứ hạng về nhập khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam đã phát triển một cách rõ rệt. Chúng ta liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị nhập khẩu lớn nhất toàn cầu và nằm trong Top 3 ở khu vực ASEAN.

1960 – 1985: Bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và cấm vận

Trong cả 15 năm này, giá trị nhập khẩu của Việt Nam là con số không tròn trĩnh. Đây là giai đoạn khó khăn của Việt Nam khi phải trải qua cuộc chiến tranh với cường quốc số 1 thế giới Hoa Kỳ (1960-1975). Sau cuộc chiến tranh này, Việt Nam vẫn tiếp tục phải giải quyết những hậu quả của chiến tranh và chịu sự cấm vận thương mại từ Mỹ.

Bảng xếp hạng giá trị nhập khẩu của các nước ASEAN lúc này chí có các nước: “Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand…” với sự dẫn đầu của Singapore. Chỉ trong 23 năm, giá trị nhập khẩu của quốc gia này đã tăng gấp gần 25 lần ( 1,21 tỷ USD vào năm 1963 và 30.08 tỷ USD vào năm 1983).

Theo sau đó là Indonesia. Bắt đầu gia tăng giá trị nhập khẩu từ con số không vào năm 1967, Indonesia nhanh chóng trở thành quốc gia có giá trị nhập khẩu nhiều thứ hai vào năm 1972. (1,06 tỷ USD vào năm 1967 và 3 tỷ USD vào năm 1972).

1985 – 2000: Bắt đầu phát triển

Giá trị nhập khẩu khẩu của Việt Nam đã bắt đầu gia tăng ở mốc hơn 5 tỷ USD vào năm 1986. Tuy nhiên, do những nhập nhằng về cuộc chiến tranh với chế độ diệt chủng Pol-pot, Việt Nam vẫn tiếp tục bị cấm vận thương mại và con số giá trị nhập khẩu cũng theo đó mà sụt giảm dần đến năm 1990 mới bắt đầu tăng trưởng trở lại.

Cho đến năm 1994 Việt Nam mới thật sự được gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại bởi tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Sau khi thoát khỏi cấm vận, giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng gấp 2.25 lần tính đến năm 2000 (từ 8,18 tỷ USD vào năm 1994 đến 18 tỷ USD vào năm 2000).

Trong 15 năm này Malaysia cũng thay thế vị trí của Indonesia để trở thành quốc gia có giá trị nhập khẩu nhiều thứ hai ASEAN, sau Singapore. Trong năm 2000, giá trị nhập khẩu của quốc gia này đã tăng lên 90,45 tỷ USD, tăng gấp gần 6,5 lần so với năm 1985 (14,11 tỷ USD).

Theo sau đó là Thailand, đã có một khoảng thời gian này quốc gia này vươn lên vị trí thứ hai (năm 1988 với 22 tỷ USD đến năm 1992 với 52.20 tỷ USD). Tuy nhiên đến năm 1993, giá trị nhập khẩu của Thái Lan đã tụt xuống vị trí thứ 3 và đến năm 2000 (69 tỷ USD) vẫn ở nguyên vị trí đó.

Nhìn chung, từ năm 1985 trở đi, giá trị của đa phần các quốc gia trong khối ASEAN đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1997 cũng làm sụt giảm đáng kể giá trị nhập khẩu của các quốc gia này.

2000-2019: Hội nhập và phát triển

Vị trí số một về giá trị nhập khẩu trong xuyên suốt cả giai đoạn này và cả những giai đoạn trước đó vẫn là Singapore với khoảng cách luôn giữ ở mức chênh lệch gần gấp đôi so với vị trí thứ hai.

Thailand vượt Malaysia về giá trị nhập khẩu trong năm 2005 để giành vị trí thứ hai, nhưng ngay sau đó bị Malaysia vượt lại với con số sít sao. Đến năm 2007, Thailand giành lại vị trí này và vẫn giữ nguyên cho đến thời điểm năm 2019 (285,26 tỷ USD).

Đầu những năm 2000, Việt Nam khởi điểm với giá trị nhập khẩu ở mức 18 tỷ USD, đứng vị trí số 6 trong khối ASEAN, và thấp hơn Philippines (quốc gia đứng hạng 5) 2,27 lần, thấp hơn Singapore (quốc gia xếp hạng đầu) hơn 8,5 lần.

Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của Việt Nam sau đó lại tăng trưởng một cách nhanh chóng, đặc biệt là từ giai đoạn hội nhập, phát triển kinh tế từ 2010 trở về sau. Năm 2007, chúng ta vượt Philippines để trở thành quốc gia đứng thứ 5 về giá trị nhập khẩu với 76.15 tỷ USD. Năm 2016, Việt Nam lần lượt vượt cả Indonesia và Malaysia để đứng ở vị trí thứ ba về giá trị nhập khẩu với 220,69 tỷ USD. Cho đến năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 23 trên thế giới về giá trị nhập khẩu.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.