Không kể đến khoản lương hàng tháng phải chi trả cho đội ngũ nhân sự, Marketing thường là chi phí lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp.
Tất cả các nhà lãnh đạo và Marketer đều mong muốn khoản phí này được chi tiêu theo một cách hiệu quả nhất có thể. Nhưng có một điều thường xảy ra với không ít các công ty nhỏ hay các Startup, họ thường thử nghiệm nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau mà không có sẵn kế hoạch rõ ràng, rồi kết thúc chúng với hiệu quả rất thấp.
Đôi khi những công ty này gặp may mắn và giành được một vài chiến thắng lớn với chiến lược tiếp thị của mình, nhưng rồi họ lại sớm nhận thấy rằng mình không biết phải làm gì tiếp theo để có thể mở rộng mục tiêu và chiến lược Marketing dựa trên đà chiến thắng này.
Vậy chìa khóa họ cần để giải quyết các vấn đề này là gì? Câu trả lời chính là một bản kế hoạch chiến lược Marketing toàn diện.
Tải miễn phí bản Marketing Strategy Plan and Template của MBA Andrews
Bản kế hoạch chiến lược Marketing (Marketing Strategy Plan) là gì?
Kế hoạch chiến lược Marketing là bản phác thảo chiến lược tiếp thị của công ty cho tháng tới, quý tới hoặc năm tới. Một số tập đoàn lớn có kế hoạch chiến lược Marketing dài hàng trăm trang, trong khi một số doanh nghiệp nhỏ chỉ cần vài trang. Không có độ dài chính xác cho loại tài liệu này, miễn là ta đã bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết.
Thông thường, một bản kế hoạch chiến lược Marketing phải bao gồm những điều cơ bản:
• Tổng quan về các mục tiêu tiếp thị và quảng cáo trong chiến lược kinh doanh của công ty.
• Vẽ ra định vị trên thị trường của công ty hiện tại.
• Đặt mốc thời gian hoàn thành các nhiệm vụ trong chiến lược tiếp thị.
• Đưa ra các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cần theo dõi.
• Mô tả về nhu cầu khách hàng và thị trường kinh doanh mục tiêu của công ty.
Các bước để tạo dựng một bản kế hoạch chiến lược Marketing hoàn chỉnh
Bước 1: Nắm bắt nhanh tình hình hiện tại của công ty
Ở bước đầu tiên, ta cần xác định tất tần tật mọi thứ về công ty hiện tại. Công ty đã hoạt động được bao lâu? Cấu trúc kinh doanh của công ty là gì? Công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ gì? Sứ mệnh của công ty là gì?… Hãy tự đăt ra và trả lời tất cả những câu hỏi để có một cái nhìn chung về công ty và hoạt động kinh doanh hiện tại.
Tải miễn phí bản Marketing Strategy Plan and Template của MBA Andrews
Hãy thực hiện phân tích SWOT để có một cái nhìn tổng quan, súc tích về các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và mối đe dọa (Threats) của công ty. Điểm mạnh và điểm yếu đề cập đến các đặc điểm tồn tại trong nội bộ công ty; còn cơ hội và mối đe dọa đề cập đến các yếu tố bên ngoài. Để xác định điểm mạnh của công ty, hãy xem xét cách mà sản phẩm của mình vượt trội hơn so với các sản phẩm khác, hoặc làm sao mà dịch vụ của mình toàn diện hơn… hay tất cả những điều gì có thể mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh? Những điểm yếu, ở mặt trái ngược, nó có thể là bất cứ điều gì là yếu điểm của công ty như: thiếu nhân viên có kinh nghiệm, thiếu vốn, chưa có tên tuổi trên thị trường…
Tiếp theo, mô tả bất kỳ cơ hội bên ngoài nào công ty có thể tận dụng, chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh đang vướng vào một vụ tai tiếng, những lời mời hợp tác để mở rộng thương hiệu… Và đừng quên liệt kệ tất cả những mối đe dọa có thể với công ty và đưa ra những giải pháp chi tiết về cách vượt qua các mối đe dọa đó.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu
Có thể ta đã bắt gặp cụm từ “thị trường mục tiêu” rất nhiều trong những lớp học hay các bài viết về Marketing. Và với nhiều lý do chính đáng, đây là một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả và thành công.
Trong phần này của bản kế hoạch Marketing, ta nên liệt kê tất cả mọi thứ mình biết về đối tượng khách hàng lý tưởng của công ty. Bao gồm những thông tin nhân khẩu học cơ bản, chẳng hạn như giới tính, tuổi tác, công việc, thu nhập… Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng đừng quên đào sâu hơn vào hành vi và quyết định của các đối tượng khách hàng.
Tại sao họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty? Những thách thức hay khó khăn mà sản phẩm/dịch vụ đang giải quyết cho họ là gì? Họ dành thời gian rảnh cho việc gì?… Tập hợp bất kỳ thông tin nào ta có thể tìm thấy được và đưa nó vào phần này.
Biết khách hàng của từ trong ra ngoài sẽ là chìa khóa quan trọng để xác định các chiến lược tiếp thị ngắn hạn và lâu dài.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sẽ thật là tuyệt vời nếu công ty có thể hoạt động trong một môi trường kinh doanh độc quyền và không bao giờ phải lo lắng về bất kỳ đối thủ cạnh tranh não sẽ xâm phạm thị trường và cướp lấy khách hàng của mình? Nhưng thật không may, việc kinh doanh lại không hoạt động theo cách đó. Rất có thể, đã có rất nhiều những công ty khác ngoài kia đang làm điều gì đó giống với công ty của ta, điều này có nghĩa là ta sẽ phải làm một cái gì đó để trở nên nổi bật hơn để thu hút khách hàng. Và việc trang bị thêm càng nhiều kiến thức về đối thủ cạnh tranh sẽ rất hữu ích trong việc tìm cách tách biệt sản phẩm/dịch vụ của công ty ra khỏi số đông đối thủ.
Bắt đầu bằng việc mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp cho người tiêu dùng. Đây là lúc để mở rộng hơn về những thông tin chung cơ bản mà ta đã đưa ra trong bước đầu tiên. Sau đó, hãy so sánh sản phẩm/dịch vụ của công ty với những đối thủ cạnh tranh hiện có. Điều gì mà sản phẩm/dịch vụ của tất cả các công ty đều có? Điều gì là điểm nổi trong sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh? Điều gì làm cho sản phẩm/dịch vụ của công ty ta trở nên khác biệt? … Trả lời những câu hỏi này, ta có thể đưa ra những điểm quan trọng về sản phẩm/dịch vụ để đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả.
Việc soi xét từng chi tiết của các đối thủ cạnh tranh có thể sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là khi họ thực sự quá mạnh. Nhưng đó không chỉ là bước quan trọng để thu thập tất cả thông tin ta cần, mà còn để chứng minh cho các nhà đầu tư tiềm năng thấy rằng ta đã biết về các sự cạnh tranh trên thị trường và đã có chuẩn bị để đối phó với những thách thức đó.
Bước 4: Đặt mục tiêu
Hãy liệt kê các mục tiêu liên quan đến Marketing của công ty trong năm nay. Những nhiệm vụ, mục tiêu nào công ty muốn thực hiện đầu tiên? Những mục tiêu cụ thể nào công ty muốn đạt được?
Tùy thuộc vào tình hình hiện tại và tham vọng của công ty mà các mục tiêu có thể to lớn (chẳng hạn như tăng gấp đôi doanh số hoặc mở rộng thị phần), hay cũng có thể là những tham vọng nhỏ hơn (nhận được 5000 lượt thích mới vào trang Facebook của công ty hay bắt đầu một Blog nhỏ để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp).
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cần phải tập trung vào các cột mốc ta muốn đạt được trong suốt thời gian đã định sẵn, cho dù điều đó có khó khăn đến đâu.
Hãy đưa ra các mục tiêu có thể thúc đẩy công ty của mình vươn xa hơn, nhưng đừng khó đến mức mà nhắc đến chúng chỉ thấy nản lòng.
Tải miễn phí bản Marketing Strategy Plan and Template của MBA Andrews
Bước 5: Phác thảo chiến lược
Sau khi ta đã vạch ra chính xác những gì mình muốn công ty thực hiện, đã đến lúc phải chi tiết hóa các hành động mà ta sẽ sử dụng để thực sự đạt được các mục tiêu này.
Hãy thực hiện riêng từng mục tiêu và liệt kê các nhiệm vụ hành động liên quan ngay bên dưới mục tiêu đó. Điều này cho phép ta thấy được chính xác những gì cần phải hoàn thành để thúc đẩy công ty hướng tới mục tiêu. Đây cũng là một cách thức hiệu quả để kiểm soát xem mục tiêu này liệu có đủ thực tế hay cần phải điều chỉnh một chút.
Quay trở lại với mục tiêu nhận được 5000 lượt thích Facebook đã đề cập ở trên. Nó có thể trông như thế này:
Mục tiêu: Đạt được ít nhất 5000 lượt thích mới trên Facebook Page của công ty XYZ vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Con số bắt đầu: 2197
Hành động:
– Đăng tải ít nhất 2 bài viết mỗi ngày
– Tương tác với mọi người bằng cách trả lời các bình luận về ảnh, một cách thú vị và hài hước
– Nghiên cứu keywords và những chủ đề có tính viral để có thêm nhiều lượt tương tác và chia sẻ hơn
– Tổ chức những cuộc thi với phần thưởng hấp dẫn để thu hút sự chú ý và lượt like cho Facebook Page của công ty.
Khác với nhiều người nghĩ, càng đi sâu vào chi tiết, việc lập kế hoạch marketing sẽ càng đơn giản và càng cung cấp thêm nhiều giá trị hữu ích cho công ty.
Bước 6: Thiết lập ngân sách
Đây có lẽ là phần không thú vị nhất trong quá trình lập kế hoạch Marketing.
Nếu như trong một kế hoạch kinh doanh đầy đủ của công ty, ta cần phải khai thác chi tiết toàn bộ khía cạnh tài chính của công ty. Thì trong kế hoạch Marketing, ta cần phải tập trung chặt chẽ vào các hoạt động liên quan đến tiếp thị. Công ty dự định chi bao nhiêu cho việc tiếp thị và quảng bá trong năm tới? Các mục hành động bạn liệt kê ở trên sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền? Và quan trọng nhất, số tiền này sẽ đến từ đâu?…
Rất nhiều câu hỏi khó khăn cần trả lời và điều quan trọng ở bước này là ta cần phải trung thực với các kế hoạch về mục tiêu, hành động của mình.Ta có thể phát hiện ra rằng mình không đủ ngân sách để thực hiện tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ. Và đây là lúc lựa chọn xem đâu sẽ là những điều cần được ưu tiên và phù hợp hơn trong thời điểm này.
Bước 7: Tổng hợp và xâu chuỗi thành bản kế hoạch hoàn chỉnh
Để hoàn thiện một bản kế hoạch Marketing, bước cuối cùng ta sẽ kết hợp và xâu chuỗi tất cả những thông tin đã tổng hợp ở trên thành một bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Và nếu chưa có ý tưởng kết hợp chúng thế nào, bạn có thể tham khảo Marketing Strategy Plan Template của MBA Andrews.
Phát triển bởi đội ngũ chuyên môn của chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh MBA Andrews – Hoa Kỳ, bản Marketing Strategy Plan Template được thiết kế trực quan, sinh động dưới dạng Infographic slide; đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về tính chuyên môn và sự tùy biến linh hoạt với nhu cầu của người sử dụng ở đa dạng lĩnh vực. Dù bạn có dự định hoàn thành bản kế hoạch với 2 trang hay 200 trang, Marketing Strategy Plan Template chắc chắn sẽ là công cụ hữu ích hỗ trợ cho bạn trong quá trình tạo dựng một chiến lược tiếp thị thành công.