Hãy loại bỏ 12 thói quen xấu dưới đây cùng MBA Andrews để xem năng suất làm việc của bạn sẽ thay đổi thế nào nhé.

1. Bắt đầu buổi sáng với sự hối hả

Hẳn là đa số trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua những buổi sáng thức dậy vội vã để theo kịp guồng quay công việc (thậm chí còn không có thời gian vệ sinh cá nhân). Sự bận rộn này đôi lúc chứng minh rằng ta đang có một cuộc sống hiệu quả. Nhưng nếu điều này diễn ra liên tục và trở thành thói quen, nó lại là minh chứng cho sự kém cỏi trong khả năng quản lý thời gian của bạn và gây ra những hậu quả tiêu cực đến năng suất làm việc cả ngày.

Khi bắt đầu một ngày với sự vội vàng, bộ não sẽ không thể kịp thời tỉnh táo và sẵn sàng. Để xử lý vấn đề này, cơ thể sẽ tự chuyển sang chế độ khẩn cấp và hormone Adrenaline sẽ nhanh chóng được bơm lên não bộ để bạn có đủ tỉnh táo đầu ngày. Tuy nhiên, sau đó thì não bộ của bạn sẽ bị “sập trong thời gian còn lại của ngày làm việc.

Nếu bạn đang cảm thấy buổi sáng của mình quá gấp gáp, hãy thử thức dậy sớm hơn 10-30 phút để bắt đầu một ngày mới bằng một buổi thiền nhẹ hay một bài tập thể dục ngắn. Theo nghiên cứu, việc tập thể dục buổi sáng sẽ giúp cho cơ thể sản xuất endorphin, loại hormone chịu trách nhiệm cho cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Một tinh thần khỏe khoắn vào buổi sáng chính là tiền đề cho một ngày làm việc hiệu quả.

2. Bỏ bữa sáng 

Bỏ qua bữa sáng chưa bao giờ là một thói quen tốt, nhưng không ít người trong chúng ta lại có thói quen này. Cho dù bạn đổ lỗi là do quá vội vàng (#1) hay chỉ đơn giản là không cảm thấy đói, ăn một bữa sáng đủ chất nên là ưu tiên quan trọng trong ngày.

Lý do là bởi sau giấc ngủ dài vào buổi đêm, cơ thể sẽ thức dậy với lượng đường trong máu thấp. Và điều này chính là nguyên nhân mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy mệt mỏi, thẫn thờ, hay thậm chí có chút cáu kỉnh vào buổi sáng. Đây không phải là sự xấu tính của bạn, mà đó là bản năng của nhu cầu cần nạp thêm dinh dưỡng.

Vậy nếu thay thế thức ăn bằng cà phê thì sao? Đúng là lượng cafein từ cà phê có thể đẩy lùi các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp. Tuy nhiên, nó vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Hệ quả là đến gần cuối chiều, bạn sẽ rơi vào trạng thái cạn năng lượng (kể cả khi đã dùng bữa trưa) và khó có thể tập trung làm việc.

Một bữa sáng lành mạnh chính là chìa khóa để thúc đẩy năng suất làm việc cho cả ngày dài. Hãy thử các món ăn sáng lành mạnh có chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất; chúng sẽ cung cấp năng lượng cho bạn. Thực phẩm giàu vitamin B – như bột yến mạch, chuối, dứa và bơ có thể giúp gia tăng sự tập trung. Hãy hạn chế các món ăn sáng có nhiều đường như: ngũ cốc có đường, bánh rán, bánh ngọt… vì chúng không thích hợp để ăn vào buổi sáng.

3. Giải quyết những thứ dễ dàng trước.

Bắt đầu một buổi làm việc với những nhiệm vụ dễ dàng và nghĩ rằng nó sẽ tạo hứng khởi để bạn chinh phục những nhiệm vụ khó khăn hơn? Nhưng sự thật có phải vậy? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi rằng bạn có ngại những nhiệm vụ thử thách đó? Bạn đã bao giờ đẩy những nhiêm vụ khó khăn xuống ngày càng sâu xuống trong danh sách việc cần làm của mình… cho đến khi bạn không đụng đến nó trong nhiều ngày hay thậm chí vài tuần.

Giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất trong danh sách việc cần làm vào đầu ngày là một quyết định sáng suốt giúp cải thiện năng suất làm việc. Theo cuốn “Bản năng của ý chí”, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sức mạnh ý chí là nguồn tài nguyên hữu hạn và sẽ giảm dần đều trong ngày. Bởi vậy, thời điểm tốt nhất để xử lỹ những nhiệm vụ khó khăn nhất là vào đầu ngày, khi não bộ đang ở trạng thái tốt nhất.

Buổi sáng cũng thường là thời điểm có ít phiền toái xung quanh tác động đến nhất. Đừng nên bỏ phí chúng, bởi bạn có thể tận dụng thời gian này để hoàn thành những công việc quan trọng mà không bị phân tâm bởi các cuộc gọi, cuộc họp… như buổi chiều.

4) Xem và phản hồi email ngay lập tức

 

Trong thời đại ngày nay, Email là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho công việc. Nhưng vậy thì nó ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc bằng cách nào?

Với sự tiện lợi của các thiết bị thông minh, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và trả lời mọi email ngay khi chúng vừa được gửi tới. Tuy nhiên, việc liên tục chuyển đổi giữa công việc đang làm và trả lời email thực sự có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn.

Để gia tăng năng suất làm việc, hãy tắt thông báo email và chế định việc kiểm tra và phản hồi email trong một thời điểm nhất định cụ thể

Tắt thông báo trong Gmail: Nhấp vào biểu tượng bánh răng và chọn “Cài đặt” Trong tab “Chung”, kéo xuống phần “Thông báo trên Máy tính để bàn”. Từ đó, chọn “Tắt thông báo qua thư” và nhấp “Lưu Thay đổi” ở dưới cùng của trang.

Nếu bạn lo lắng về việc bỏ lỡ mất một email quan trọng, hãy chọn “Thông báo email quan trọng” và Gmail sẽ chỉ gửi bạn email mà nó cho là quan trọng với bạn dựa trên hoạt động trong quá khứ của bạn.

5) Xao nhãng bởi mạng xã hội

Các thông báo trên mạng xã hội còn khiến chúng ta dễ phân tâm hơn cả những email ở trên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thực sự có tâm lý bị thôi thúc kiểm tra về các thông báo trên mạng xã hội. Chúng ta tự nhủ rằng bản thân mình chỉ lướt News Feeds một chút thôi, rồi cuối cùng kết thúc bằng việc cứ liên tục “kéo chuột” một cách vô thức suốt hàng giờ đồng hồ.

Hãy loại bỏ tất cả các trang mạng xã hội ra khỏi tầm nhìn trong giờ làm việc. Bởi ngay cả khi bạn không cố ý kiểm tra, những thói quen không thể kiểm soát sẽ khiến bạn kiểm tra chúng ngay khi có thời gian chết.

6) Để điện thoại ở gần

Hãy giơ tay lên nếu bạn bị giật mình mỗi lúc nhận ra mình không mang theo điện thoại – cho dù bạn đang ngồi ở bàn làm việc, đang tham gia cuộc họp, uống cà phê…

Ở thời đại ngày nay, điện thoại thông minh là thứ dễ gây xao lãng nhất trên hành tinh. Và bất cứ khi nào bạn giữ điện thoại bên mình tại nơi làm việc, bạn đang tự đặt mình vào nguy cơ bị xão nhãng khỏi công việc bất cứ lúc nào

Một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm chỉ ra rằng: Khi mọi người đang thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao độ mà nhận được cuộc gọi hay tin nhắn trên điện thoại của mình, họ có xu hướng đưa ra nhiều câu trả lời sai và có những phỏng đoán vội vàng hơn hơn. Kể cả khi không nhấc máy hay trả lời tin nhắn thì xác suất họ phạm sai lầm cũng giống như vậy, tăng lên gấp 3 lần so với trạng thái tập trung.

Tại sao việc nhận được tin nhắn hay cuộc gọi lại làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc nhiều đến vậy? Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: Mặc dù thời điểm gián đoạn thực sự chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, nhưng mạch tập trung đã đứt lại cần một thời gian dài hơn rất nhiều để có thể trở lại.

Có rất nhiều cách khác nhau để kiềm chế cơn “nghiện” điện thoại của bạn. Tuy nhiên, cách đơn giản và hiệu quả nhất là để điện thoại ở chế độ im lặng và cất nó đi khi đang tập trung làm việc.

Xem tiếp Phần 2

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.