“Chúng ta sẽ rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực khi mà cảm thấy mất quyền kiểm soát với hành động của mình,” Jonah Berger, tác giả của cuốn The Catalyst: How to Change Who’s Mind, và là Giáo sư Marketing tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.
“Bản năng của loài người hướng tới sự tự do và tự chủ. Bất cứ khi nào cảm thấy như có ai đó đang cố gắng thuyết phục hoặc định hình lại hành vi, thái độ của mình, về cơ bản não bộ của chúng ta sẽ sinh ra sự phản kháng ”.
Lý thuyết này rất quan trọng với các nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm định hướng và quản lý cả một bộ máy doanh nghiệp/tổ chức với hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người. Vậy khi đứng đầu đôi một đội ngũ cấp dưới đông đảo cùng nhiều ý tưởng, quan điểm khác nhau; làm thế nào để nhà lãnh đạo có thể thực hiện những thay đổi cần thiết tại doanh nghiệp/tổ chức mà không khiến cho họ có phản ứng đối nghịch.
Hãy cùng MBA Andrews đến với 4 cách:
1. Cho mọi người sự lựa chọn.
Về cốt lõi, việc được lựa chọn trong một vấn đề sẽ làm cho con người ta cảm thấy mình đang có quyền chủ động và kiểm soát. Hãy đưa ra nhiều lựa chọn cho họ (những lựa chọn mà bạn muốn) và để họ tự thuyết phục bản thân mình.”
Ví dụ, khi nhà lãnh đạo giao cho đội ngũ cấp dưới một nhiệm vụ A, nhiều người lúc này sẽ nghĩ về tất cả những lý do mà họ không thích ở nhiệm vụ này. Nhưng nếu nhà lãnh đạo đưa cho họ hai lựa chọn là nhiệm vụ A và nhiệm vụ B, lúc này cách tư duy của họ sẽ hoàn toàn khác biệt. Thay vì nghĩ“ Chà, hãy để tôi xem xét về tất cả lý do tôi không thích nhiệm vụ A, ” những người đó sẽ nghĩ “ Chà, tôi thích cái nào hơn? A hay B? “Và bởi vì họ đang nghĩ xem mình thích cái nào hơn, có nhiều khả năng họ sẽ lựa chọn làm một trong hai với tâm thái thoải mái, bởi đó là lựa chọn của họ. “
2. Để mọi người tự tạo ra lựa chọn của riêng mình.
Làm thế nào để bạn khiến đội ngũ của mình tình nguyện làm việc thêm giờ? Nếu trực tiếp bảo họ làm điều đó, chắc chắn họ sẽ bực bội. Còn nếu bạn cho họ hai lựa chọn – làm việc nhiều hơn hoặc làm việc ít hơn – hiển nhiên là họ sẽ chọn làm việc ít hơn. Vậy bây giờ phải làm thế nào?
Câu trả lời là: Hãy đưa ra những vấn đề và để đội ngũ cấp dưới phát triển những giải pháp.
Một nhà sáng lập của một công ty khởi nghiệp cần nhóm của mình làm thêm giờ, nhưng anh ta không muốn đưa ra yêu cầu. Thay vào đó, nhà sáng lập này đã tổ chức cuộc họp và đưa ra câu hỏi “Chúng ta muốn trở thành công ty như thế nào? Một công ty tốt hay một công ty tuyệt vời?”
“Một công ty tuyệt vời,” mọi người nói.
“Vậy chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào?” anh ấy hỏi.
Mọi người bắt đầu đề xuất các giải pháp, một trong số các ý tưởng là “làm việc chăm chỉ hơn.” Sau đó trong cuộc họp, nhà sáng lập quay lại ý tưởng này và nói, “Đó là một gợi ý tuyệt vời. Hãy làm nó.”
Lúc này, sẽ rất khó để mọi người từ chối làm. Bởi vì họ đã cùng nhau tự nghĩ ra ý tưởng này và tự giao việc cho bản thân.
3. Chỉ ra những mâu thuẫn.
Bạn thấy ai đó đang làm sai và muốn thay đổi hành vi của họ? Thay vì trực tiếp nói cho họ rằng họ đang làm sai, hãy chỉ ra những mâu thuẫn giữa thái độ và hành động của họ – giữa những gì họ nói và những gì họ đang làm.”
Vài năm trước đây ở Thái Lan. Chính phủ đã quyết tâm thực hiện một chiến dịch giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá và thuê Ogilvy triển khai. Công ty này đã thực hiện một ý tưởng tuyệt vời: Họ đưa trẻ em ra đường với điếu thuốc và cho chúng đến gần những người hút thuốc để xin bật lửa. Đáp lại, những người hút thuốc sẽ bắt đầu giảng giải cho lũ trẻ. “Nếu cháu hút thuốc, cháu sẽ chết nhanh hơn,” – một người lớn nói với một đứa trẻ. “Cháu không muốn được sống và chơi đùa vui vẻ à?” – một người lớn khác hỏi.
Khi người lớn đã nói xong, đứa trẻ sẽ đưa cho họ một tấm thẻ rồi bỏ đi. Trên tấm thẻ ghi: “Bạn lo lắng cho tôi, nhưng tại sao lại không lo lắng cho chính mình?”
Các camera ẩn đã quay lại các cuộc trò chuyện, sau đó Ogilvy đã tập hợp các cảnh quay lại thành một đoạn phim quảng cáo. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đoạn phim quảng cáo này đã giúp gia tăng đến hơn 40% các cuộc gọi tới cơ quan trợ giúp cai thuốc lá.
4. Sử dụng áp lực từ xã hội.
Có những người nhân viên cấp dưới rất bướng bỉnh và cứng đầu, nhưng họ cũng không thích lạc lõng với đồng nghiệp xung quanh mình. Với những người này, hãy đưa ra yêu cầu thay đổi cho họ và nói “ đây là những gì mọi người đang làm ”- Phương pháp tiếp cận hiệu quả này có thể sẽ nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của họ.
Ví dụ: Khi những người ở cơ quan thu thuế ở Vương quốc Anh gửi thư cho những người không nộp thuế. Thay vì yêu cầu thanh toán, các bức thư khéo léo nói rằng hầu hết những người hàng xóm của họ đều đều đã đóng tiền thuế. Kết quả là hiển nhiên là tỷ lệ thanh toán đã tăng lên. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin khiến họ tự xem xét lại hành động của mình, họ sẽ tự đưa ra quyết định phù hợp.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.