Các nhà lãnh đạo giỏi đều hiểu rằng sự giao tiếp có ảnh hưởng quan trọng với sự thành công của họ và cả tổ chức/doanh nghiệp.

Mỗi người trong số họ đều có một tôn chỉ, bí quyết giao tiếp riêng và họ thực hiện chúng nhất quán mọi lúc mọi nơi. Dưới đây là 5 bí quyết giao tiếp của những CEO hàng đầu:

1. Ngắn gọn, súc tích

Các CEO thành công đều thống nhất rằng yếu tố đầu tiên cần phải có trong giao tiếp là rõ ràng và súc tích. Bởi nếu không đơn giản hóa các thông điệp truyền tải thì sẽ dễ xuất hiện sự nhầm lẫn và chệch hướng.

Vào ngày làm việc đầu tiên của mình, John Flannery – CEO của GE đã gửi email cho tất cả nhân viên của mình về điều mà ông muốn công ty tập trung vào: “Khách hàng, đội ngũ và phương án thực thi”.Thay vì đưa ra hàng đống những danh mục dài dòng, John Flannery đưa ra các mục tiêu ngắn gọn, rõ ràng. Đó là hướng nhân viên của mình tập trung hoàn toàn các mục tiêu chính, điểm trọng tâm là khách hàng.

Giá cổ phiếu GE đã tăng mạnh nhất trong hơn 1,5 năm kể từ khi Flannery phát đi thông điệp rằng mỗi một công ty trực thuộc GE phải trải qua sự săm soi, dò xét kỹ lưỡng, cam kết rõ ràng với nhà đầu tư rằng sẽ “hành động với tốc độ nhanh, khẩn thiết và không e dè”.

Với phong cách truyền tải thông điệp súc tích, rõ ràng, John Flannery được ví như người hùng “giải thoát” GE – tập đoàn công nghiệp đa quốc gia có giá trị lớn thứ 4 trên thế giới khỏi nhiều “cú” trượt giá cổ phiếu đồng thời tạo đà tăng trưởng cho GE đạt 5% và biên lợi nhuận cơ bản đạt hơn 100 điểm vào năm 2016

MBA Andrews – Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh Hoa Kỳ uy tín tại Việt Nam

2. Lắng nghe và xây dựng sự gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp

“Nếu muốn tổ chức/doanh nghiệp của mình trở thành số 1, tất cả thành viên đều phải đồng lòng.”

Theo Khảo sát về mức độ hài lòng với công việc năm 2016 của SHRM( Hiệp hội nghề Nhân sự), 48% nhân viên coi sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhân viên và lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng trong việc quyết định xem họ có muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không.

Với cựu CEO Larry Page của Google, tiếng nói của nhân viên là nền tảng quan trọng thứ ba, giúp định hình văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên được đóng góp suy nghĩ hay nguyện vọng của mình, còn ban lãnh đạo tin vào những đóng góp trung thực từ cấp dưới và cùng thảo luận với họ về định hướng vận hành, phát triển doanh nghiệp.

Đây có thể là cơn ác mộng ở nhiều nơi, nhưng tại Google, nó lại phát huy hiệu quả đến không ngờ. Nhiều chiến lược quản trị nhân sự của ông lớn công nghệ đều xuất phát từ chính những người làm công ăn lương tại đây.

Vào năm 2009, các nhân viên của Google than phiền với ban lãnh đạo về việc ngày càng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra do mức độ tăng trưởng quá nhanh của công ty. Nhận thức được sự đúng đắn trong ý kiến của số đông cấp dưới, CFO của Google khi đó đã cho tiến hành một chương trình dành riêng cho nhân viên với tên gọi “Bureaucracy Busters” (Phát hiện bất cập). Ý tưởng này cho phép chính các nhân viên nói lên những bức xúc của mình đồng thời giúp công ty khắc phục chúng.

Việc cho phép nhân viên cùng hợp tác và đóng góp ý tưởng tạo cho họ cảm giác rõ ràng rằng công ty cũng có một phần công sức gây dựng của chính mình. Thêm vào đó, điều này giúp nhân viên thêm tin tưởng và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề, mục tiêu phát triển của công ty; từ đó khuyến khích nhân viên đưa ra thêm nhiều giải pháp kịp thời và các ý tưởng sáng tạo.

3. Tiếp cận và xây dựng sự gắn kết giữa “sếp” và nhân viên

Chức danh CEO đồng nghĩa với sự quyền lực và đi kèm với nó có thể là một bầu không khí ngột ngạt mỗi khi họ xuất hiện. Bầu không khí này có thể là rào cản ngăn nhân viên tiếp cận lãnh đạo để trao đổi về các vấn đề quan trọng đối với hoạt động đang diễn ra của công ty.

Với việc tạo ra một hình ảnh thân thiện, các CEO có thể khuyến khích cấp dưới của mình chia sẻ ý kiến đóng góp, các mối quan tâm và những thông tin phản hồi quan trọng đối với thành công của công ty.

Kenneth Lin, CEO của Credit Karma là một nhà lãnh đạo hết lòng tin tưởng vào sức mạnh của sự gắn kết với nhân viên. Ông luôn mở cửa với đội ngũ cấp dưới và được biết đến là một CEO thân thiện, thường xuyên thăm hỏi các nhân viên ở bất kể bộ phận hay vị trí. Nhờ đó, Kenneth Lin thành công trong việc xây dựng các mối quan hệ với cấp dưới, có được lòng tin và sự tôn trọng của họ cùng với sức ảnh hưởng thật sự.

Một CEO chỉ có ảnh hưởng dựa trên chức vụ của mình có thể khiến cấp dưới dè chừng, hành động một cách đối phó, chống đối…Ngược lại, một nhà lãnh đạo thực sự có sức ảnh hưởng sẽ khiến cấp dưới luôn sẵn sàng hành động, trung thành và đảm bảo bền vững lâu dài cho doanh nghiệp.

4. Minh bạch

Không gì ảnh hưởng đến lòng tin của nhân viên với sự điều hành của lãnh đạo nhiều hơn sự thiếu minh bạch. Khi cấp dưới cho rằng CEO của họ đang che giấu thông tin hoặc hành động không rõ ràng, họ bắt đầu đặt những câu hỏi về hành động của nhà lãnh đạo.

Các CEO thành công đều biết rằng việc để cho cấp dưới hiểu được động cơ trong những quyết định của mình có sức ảnh hưởng rât quan trọng tới lòng tin cũng như hiệu suất làm việc của các nhân viên cấp dưới.

Trong khảo sát SHRM ( Hiệp hội nghề Nhân sư), 94% nhân viên cho rằng sự tin tưởng của nhân viên với lãnh đạo là rất quan trọng cho sự tồn tại của doanh nghiệp; nhưng chỉ có 62% thực sự tin tưởng vào những nhà lãnh đạo trong tổ chức/doanh nghiệp của họ. Thực tế thì, không phải điều gì cũng đều cần công khai, nhưng kết quả và ý nghĩa thì phải được lan tỏa một cách minh bạch. Thật không may, quá nhiều nhà lãnh đạo không chia sẻ đủ với cấp dưới của họ và khiến nhân viên luôn đặt câu hỏi về những quyết định của nhà lãnh đạo.

Ray Dalio – CEO của Bridgewater Associates được biết đến với một bí quyết độc đáo: Ông luôn ghi âm lại nội dung các cuộc họp và sẵn sàng cung cấp chúng cho các nhân viên cấp dưới. Dalio tin rằng sự minh bạch là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của công ty. Ông cũng nhận ra rằng việc phát lại các ghi âm của cuộc họp cũng giúp ông biết được những điểm yếu trong giao tiếp mà mình cần cải thiện.

5. Không ngừng học hỏi và truyền cảm hứng

Các CEO không phải sinh ra đã tài giỏi – nhờ sự dũng cảm học hỏi từ các sai lầm, tiếp thu những lời khuyên và trau dồi tri thức mỗi ngày, họ trở nên tài giỏi. Các câu chuyện của họ là những bài học quý báu có thể truyền cảm hứng mãnh liệt cho đội ngũ nhân viên cấp dưới của mình.

Theo nghiên cứu, 68% nhân viên có động lực phát triển mạnh mẽ khi được nghe câu chuyện thành công về người lãnh đạo của họ. Và 73% có muốn tìm hiểu những khó khăn, trở ngại mà lãnh đạo của họ đã vượt qua.

Gary Ridge, CEO của WD-40, luôn thúc đẩy văn hóa học tập của tổ chức bằng cách thừa nhận những mặt hạn chế của riêng mình để tiếp tục phát triển kỹ năng. Ông công khai chia sẻ những thành công và thất bại của mình, khuyến khích nhân viên tập trung cải thiện và liên tục phát triển bản thân.

Ridge cho rằng các nhà lãnh đạo cần phải tập trung vào việc học tập, phát triển cá nhân và chia sẻ kiến thức. Khi các nhà lãnh đạo thừa nhận họ không hoàn hảo và sẵn sàng cải thiện, các nhân viên sẽ làm theo, đó là phương thức hiệu quả nhất để thúc đẩy doanh nghiệp luôn tiến về phía trước.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.