Để tạo dựng chỗ đứng và khẳng định thương hiệu, doanh nghiệp cần phải tìm ra chiến lược quản trị cụ thể, hiệu quả và đáp ứng được sự biến đổi của thị trường.
Và một Framework phù hợp chính là nền tảng đầu tiên để đạt được mục tiêu này. Sau đây, MBA Andrews sẽ chia sẻ với các bạn một số Framework mang tính ứng dụng cao.
Phân tích SWOT
SWOT hiện nay trở thành một công cụ vô cùng hiệu quả trong kinh doanh. Mô hình Xây dựng bản phân tích SWOT có thể giúp bạn gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất, tự nhận biết những yếu điểm cần khắc phục, nắm lấy cơ hội từ bên ngoài và chuẩn bị cho những thách thức đang ở phía trước.
Ma trận SWOT đánh giá chủ quan các dữ liệu dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận, có thể sử dụng trong mọi quá trình quyết định. Đó là tiền để để xây dựng nền móng vững chãi mà doanh nghiệp cần để phát triển chiến lược trong tương lai.phân tích SWOT được Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970.
Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Dự án này sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ ( Fortune 500) nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này.
Tại sao nên sử dụng Swot?
Strengths & Weaknesses đại diện cho những yếu tố trong nội bộ của doanh nghiệp. Các yếu tố này liên quan tới vận hành công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…
Opportunities & Threats là các yếu tố bên ngoài, liên quan tới thị trường và mang tính vĩ mô. Để phát triển, doanh nghiệp chắc chắn phải nắm bắt những cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng luôn phải đề phòng những thách thức, khó khăn có thể đến bất kì lúc nào.
Phân tích 4P
4P trong marketing lần đầu tiên được giới thiệu dưới thuật ngữ Marketing mix (tiếp thị hỗn hợp) trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964.
Ở thời điểm đó, thuật ngữ Marketing mix này bao gồm nhiều yếu tố như: sản phẩm, kế hoạch, phân phối, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, tính cá nhân hóa).
Sau đó, chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã nhóm các yếu tố này lại thành 4 phần cơ bản góp phần rất lớn vào việc xây dựng & phát triển các chiến lược marketing mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là 4P marketing.
Dựa trên 4 yếu tố: Product (sản phẩm) – Price (giá cả) -– Place (địa điểm lưu thông) – Promotion (khuyến mãi) để phân tích chiến lược marketing của sản phẩm, từ đó đưa ra các vấn đề nổi bật .
Ví dụ chiến lược 4P marketing tại Trung Nguyên Legend:
Dưới đây là một ví dụ về chiến lược 4P Marketing của thương hiệu cafe hàng đầu Việt Nam: Trung Nguyên Legend.
P(1) = Sản phẩm cafe được sản xuất với tôn chỉ “Dù có phải xới tung trái đất này lên cũng phải làm để tạo ra những tuyệt phẩm cà phê năng lượng ngon nhất thế giới”. Từng hạt cà phê được chọn lọc cẩn thận để tạo nên những sản phâm chất lượng nhất. Sự tâm huyết này đã thành công làm nên uy tín vững vàng của Trung Nguyên trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
P(2) = Giá cả: Để đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng nên giá của thương hiệu này cũng được chia theo nhu cầu và khả năng tài chính. Vì vậy sản phẩm phù hợp với số lượng lớn người tiêu dùng. Ví dụ dòng cà phê chồn Weasel 250gr có giá 17.000.000 đồng, đây thuộc dòng cao cấp của Trung Nguyên Legend. Bên cạnh đó loại G7 hòa tan đen của thương hiệu này chỉ có giá 20.000 đồng/hộp.
P(3) = Phân phối trực tiếp thông qua hệ thống cửa hàng của thương hiệu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các địa điểm cửa hàng được chọn dựa trên nhiều tiêu chí như mặt đường, các trung tâm đông đúc, các khu thương mại, thiết kế của quán đơn giản và tinh tế.
P(4) = Truyền thông của Trung Nguyên Legend luôn hướng về cộng đồng. Từ những thông điệp ý nghĩa trên từng sản phẩm cà phê đến những hoạt động xã hội tích cực. Sự lan tỏa của chiến lược vô cùng mạnh mẽ giúp thương hiệu ngày càng khẳng định vị thế và phát triển ra thị trường quốc tế.
Mô hình Marketing mix là mô hình căn bản và được nhiều doanh nghiệp lớn ứng dụng. Hãy sử dụng nó khi doanh nghiệp hoạch định một kế hoạch mới, đánh giá mỗi đợt tung sản phẩm, để tối ưu hóa các tác động đến khách hàng mục tiêu, kết quả kinh doanh.
Mô hình AARRR
Đây là mô hình đo đạc một số chỉ số dựa trên hành vi của người dùng, từ đó đưa ra phương pháp hay chiến lược giúp cải thiện sự tăng trưởng của sản phẩm hay doanh nghiệp. AARRR là viết tắt của 5 từ: Acquisition (thu hút), Activation (Hoạt động), Retention (Duy trì), Revenue (Doanh thu) và Referral (giới thiệu)
Acquisition (thu hút)
Đầu tiên, Acquisition (thu hút) thể hiện số lượng người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Việc quảng bá sản phẩm có thể thực hiện trên nhiều kênh như facebook, instagram, tivi …
Khi nắm được số lượng và tỉ lệ người dùng biết đến sản phẩm, doanh nghiệp nhận ra hạn chế đang tồn đọng và từ đó thay đổi chiến lược để sản phẩm tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Activation (hoạt động)
Ở giai đoạn thu hút, người dùng mới chỉ biết đặc điểm chung nhất của sản phẩm. Chuyển qua giai đoạn hoạt động, khách hàng được trải nghiệm, sử dụng sản phẩm.
Doanh nghiệp tổ chức một sự kiện để giới thiệu sản phẩm tới 1000 người. Và sau sự kiện có 100 người thực sự mua và dùng sản phẩm. Con số 1000 là con số thu hút còn con số 100 là con số hoạt động.
Con số hoạt động càng cao và chiếm tỉ lệ lớn so với thu hút, chứng tỏ quá trình giới thiệu sản phẩm đã đạt thành công lớn, tạo được ấn tượng với người sử dụng.
Retention (Duy trì)
Đây là chỉ số thể hiện số lượng người dùng quay lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp sau khi đã dùng thử. Bên cạnh việc giới thiệu đến khách hàng mới, sản phẩm muốn tồn tại hay phát triển lâu dài thì doanh nghiệp phải luôn chú trọng duy trì lượng người dùng thân thiết.
Trong trường hợp sản phẩm có tỉ lệ quay lại thấp, hãy đánh giá, rà soát và cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Referral (giới thiệu)
Khi người dùng sử dụng sản phẩm và thấy tốt, họ sẽ giới thiệu cho những người khác. Vậy nên chất lượng sản phẩm càng cao thì tỉ lệ khách hàng sẽ càng lớn.
Revenue (Doanh thu)
Mục tiêu hàng đầu của kinh doanh luôn là doanh thu. Doanh thu đến từ những người dùng trả tiền để dùng sản phẩm của bạn.
Với một số sản phẩm phần mềm triển khai theo cách cung cấp gói dùng thử cho người dùng; chỉ có 1 lượng người dùng nhất định trả tiền để dùng phần mềm với những tính năng hay nội dung ưu việt hơn.
Trong mô hình AARRR, bạn cần quan tâm tới tỉ lệ người dùng trả phí so với người dùng miễn phí, và tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong một giai đoạn. Nếu tỉ lệ người dùng trả phí so với người dùng miễn phí là thấp, doanh nghiệp cần xem lại khách hàng trả phí được dùng có xứng đáng so với giá trị bỏ ra hay không?
MECE
MECE là tên viết tắt của cụm từ: Mutually Exclusive Collectively Exhaustive – Không trùng lặp, không bỏ sót; đây là nguyên tắc thường được các công ty tư vấn sử dụng.
MECE là hệ thống giải quyết vấn đề giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phức tạp, để tập trung vào các dữ liệu căn bản, hướng tới thành công.
Mutually Exclusive (ME) – có nghĩa là không trùng lặp.
Những khả năng đã đề cập ở một nhánh nào đó rồi thì sẽ không được lặp lại ở những nhánh khác. Cần tư duy theo nguyên tắc tổng hợp để đảm bảo tính không trùng lặp. Mỗi nhánh là một loại vấn đề khác nhau.
Collectively exhaustive (CE) – có nghĩa là không bỏ sót.
Doanh nghiệp cần kiểm tra, xem xét và liệt kê mọi khả năng có thể có. Cần tư duy theo kiểu phân tích để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào.
Phân khúc MECE và việc Lập kế hoạch.
MECE có thể được áp dụng vào bất kỳ công việc kinh doanh hay vấn đề cá nhân nào. Nguyên tắc này mang lại lợi ích thực tế giúp bạn tư duy logic về một vấn đề gặp phải. Phân tích càng sâu thì vấn đề càng được nhìn nhận đầy đủ khía cạnh và sớm đưa ra được cách giải quyết hiệu quả nhất.
Mô hình STP
Mô hình STP marketing là gì ?
Mô hình STP marketing là một khái niệm nổi tiếng trong marketing. Bởi nó là trung tâm và là chìa khóa để thành công của các chiến lược marketing.
S : Segmentation
T : Targeting
P : Positioning
Nguyên tắc chính của mô hình tiếp thị STP – đó là lấy khách hàng làm trung tâm, thay vì lấy sản phẩm làm trung tâm.
Segmentation – Phân khúc thị trường
Một doanh nghiệp không thể ôm tất cả các phân khúc trên thị trường như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian, công sức mà chắc chắn đã đem lại lợi nhuận. Chính vì thế cần tìm được phân khúc tốt nhất, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
Targeting – Nhắm mục tiêu người dùng
Xác định mục tiêu người dùng chính là bước thứ 2 trong mô hình STP sau khi các bạn phân khúc thị trường thành công.
Nếu cứ quảng cáo một cách bừa bãi, xem tất cả mọi người là khách hàng thì đây không phải là bước đi đúng đắn. Nhưng sử dụng quảng cáo sau khi tạo phân khúc khách hàng tiềm năng xong thì đây là một sự khác biệt.
Đó là lý do các doanh nghiệp thường xác định đối tượng quảng cáo rồi triển khai chiến lược re-marketing để chiến dịch đạt hiệu quả cao nhất
Positioning – Định vị
Đây là yếu tố cuối cùng và cũng là phần quan trọng nhất trong việc xác định chiến lược tiếp thị, định vị sai là thua cả cuộc chiến. Định vị cũng chính là yếu tố tạo ra giá trị của sản phẩm.
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng thương hiệu hoặc sản phẩm gây được ấn tượng, thu hút để tạo ra lí do cho khách hàng chọn lựa.
Để xây dựng một quy trình quản trị thành công, bên cạnh các mô hình framework thì tầm nhìn chiến lược cùng kiến thức, kinh nghiệm của nhà lãnh đạo cũng là những yếu tố chủ chốt. Hãy tham gia MBA Andrews để được học tập những kiến thức quản trị kinh doanh mới nhất từ một chương trình học chuẩn Mỹ và kết nối cùng mạng lưới cựu học viên thanh đạt của MBA Andrews để cùng nhau đưa doanh nghiệp Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.