Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” “Economic Prosperity Network” để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, bằng cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand.
Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới vào năm 2010 và chiếm tới 28% sản lượng toàn cầu trong năm 2018, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc. Từ trước đến nay, các chuỗi cung ứng như nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử… của Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc.
Đại dịch COVID-19 đã làm bật lên sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đối với biệt dược gốc, chiếm phần lớn các đơn thuốc ở Mỹ. Nó cũng cho thấy sự thống trị của Trung Quốc đối với các mặt hàng như camera đo thân nhiệt để kiểm tra tình trạng sốt của công nhân, và tầm quan trọng của nó trong việc cung ứng thực phẩm. Mỹ cho rằng COVID-19 là sự kiện khiến nước này phải đẩy nhanh tốc độ rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Nhóm 4 quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại 4 bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm “Bộ tứ kim cương” đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ India Times gọi là “Bộ tứ mở rộng” (QUAD Plus).
Các quan chức ngoại giao từ các quốc gia đã tập trung thảo luận về vấn đề nóng nhất: COVID-19, cũng như bàn thảo phương thức chống lại sự lây lan của đại dịch. Trên trang chủ của tổ chức Heritage (chuyên đăng tải các cuộc đối thoại ngoại giao của Mỹ), nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh về COVID-19, nhưng các phóng viên thạo tin của Reuters (Anh) và Đài Truyền hình CGTV (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, “giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu” mới chính là vấn đề mấu chốt của cuộc đối thoại Bộ tứ mở rộng.
Để khẳng định cho nguồn tin này, Reuters dẫn lời phát biểu của ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, trên sóng truyền hình CNN về việc mở rộng thành viên đối thoại: “Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn để thúc đẩy phát triển chung kinh tế toàn cầu”.
Động thái của Mỹ và nhóm Bộ tứ mở rộng khiến truyền thông thế giới dậy sóng. Reuters hàm ý, Mỹ đang hướng đến việc xây dựng nhóm quốc gia “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, còn Đài Truyền hình CGTV của Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt.
Reuters nhận định, chưa rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, tuy nhiên, theo ông Pompeo đề cập, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản, thì đây sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bản tin kinh tế ngày 4/5 của Reuters cũng nhấn mạnh, Mỹ đang thúc đẩy các sáng kiến rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Reuters dẫn lời một nhà phân tích giấu tên, Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là phương án đa phương đầy bất ngờ của Mỹ.
Trước động thái của Mỹ, CGTV đăng tải bài góc nhìn của Chuyên gia phân tích chính trị Andrew Korobko (Nga) vào ngày 4/5: “COVID-19 chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện cuộc dịch chuyển, và là cơ sở để Mỹ thúc đẩy kế hoạch xây dựng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng. Kế hoạch “Mỹ và những người bạn” như ông Pompeo phát biểu là tín hiệu cho cuộc chuyển dịch bắt đầu.
Bài toán chuỗi cung ứng nhìn đơn giản nhưng thực sự rất phức tạp và khó khăn vì nó liên quan tới sự di chuyển một số lượng khổng lồ các nguyên vật liệu, linh kiện giữa các nhà máy trên toàn thế giới trong khoảng thời gian hạn chế. Chúng ta có thể hình dung Toyota sản xuất 1 triệu xe một năm và mỗi xe có khoảng 30.000 linh kiện chi tiết khác nhau. Chuỗi cung ứng Toyota cần sản xuất, vận chuyển và lắp đặt nhịp nhàng từng phút trên dây chuyển sản xuất cho 30.000 triệu linh kiện và chi tiết hàng năm không sai sót, nhầm lẫn trên mạng lưới hàng chục ngàn doanh nghiệp tổ chức trải rộng toàn cầu. Những quốc gia lớn – khách hàng quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu – đã tỏ rõ xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng, như Nhật quyết định đầu tư 2 tỉ USD giúp cho doanh nghiệp Nhật di chuyển nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc
Mới đây Nikkei đăng tin độc quyền về việc Apple sẽ sản xuất khoảng 3 đến 4 triệu tai nghe không dây (Airpods) tại Việt Nam ngay trong quý 1/2020. Phải chăng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng đã bắt đầu được kích hoạt?
Từ bản chất chuỗi cung ứng dẫn tới tái cấu trúc, không phải đơn giản di chuyển nhà máy từ A sang B mà đó là toàn bộ hoạt động của một hệ thống toàn cầu, mà các tiêu chí quan trọng nhất là hành lang pháp lý, sự ổn định về chính trị – kinh tế xã hội, và hơn hết là khả năng đáp ứng của nguồn lực lao động. Hơn lúc nào hết thị trường lao động Việt Nam cần các nhà quản lý lượng cao với tri thức sâu về quản trị doanh nghiệp, chuyên môn, ngoại ngữ và có mạng lưới networking.
Cơ hội đang rộng mở với Việt Nam, bạn có bắt kịp xu thế của thời đại? MBA Andrews hân hạnh mang đến cho bạn cơ hội học bổng 100% học Thạc sỹ quản trị kinh doanh chuẩn Mỹ từ Đại học Andrews Hoa Kỳ. Đăng ký ngay hôm nay để nhận thông tin về học bổng tuyển sinh, bằng cách bấm vào đây.
Tổng hợp từ Economic Times, CafeF, Lao Động,
Hình ảnh: Economictimes