Tuyên bố phá sản, WEFIT thất bại đau đớn

Vào đầu năm 2019, Quỹ đầu tư CyberAgent Capital và một số quỹ đầu tư khác công bố rót 1 triệu USD vào WeFit. Nhưng đến ngày hôm nay, Wefit phá sản trở về con số 0 trong cay đắng.

Tham vọng xây dựng hệ sinh thái hướng đến sức khỏe cộng đồng

Nguyễn Khôi – CEO Wefit từng là du học sinh ngành Kỹ sư máy tính tại Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, anh từ chối các lời mời làm việc của những “ông lớn” như Microsoft và Nokia để trở về Việt Nam khởi nghiệp.

Năm 2013, sau thời gian tìm hiểu thị trường trong nước thông qua việc làm tập sự tại quỹ đầu tư mạo hiểm IDG, mô hình startup, nhận thấy nhiều bài toán cần giải quyết ở Việt Nam nên Nguyễn Khôi vạch hướng đi trong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe cộng đồng. Sau những tích lũy kinh nghiệm tại TOPICA Nguyễn Khôi đã đứng ra đi con đường của riêng mình, sáng lập Wefit.
Wefit là ứng dụng kết nối các phòng tập với khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng ra đời tháng 6/2016.

Người dùng có thể đi tập tại bất cứ phòng tập nào trong hệ thống với hơn 20 bộ môn như: Gym, Yoga, Boxing, Zumba… và chỉ thanh toán một lần duy nhất cho tất cả các phòng tập trong hệ thống Wefit. Ứng dụng tập trung vào hai thị trường chủ lực là Hà Nội và TP HCM.

“Hiện Wefit có hơn 6.000 khách hàng thường xuyên tăng gấp 10 lần và 600 đối tác gấp 4 lần so với thời điểm trước khi tham gia khóa đào tạo của VIISA”, CEO 27 tuổi chia sẻ với VnExpress. Ngoài ra, mức tăng trưởng hàng tháng của ứng dụng của luôn đạt khoảng 40%, và dự án đã gọi thêm một vòng vốn.

Đây là con số ấn tượng khi mô hình Wefit hoạt động được 2 năm tại thị trường Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho ngành fitness.

Những biến động khiến Wefit không thể “sống sót”

Thương trường là chiến trường, không tránh khỏi những khó khăn đặc biệt đối với start up. Đầu tiên là khó khăn về dòng tiền cuối năm, lấy thu này bù chi kia và vừa phải đầu tư thêm, cộng thêm mùa đông là mùa thấp điểm của fitness nên có nợ nhưng không phải là tất cả các đối tác, một số đối tác này sẽ trả chậm hơn đối tác khác.

Thứ hai, Wefit đã “vung tay quá trán” với số tiền được đầu tư. Thời gian đầu, các gói của WeFit ưu đãi rất “bạo”. Năm 2018, có thời điểm ứng dụng thu chỉ 2,6 triệu cho một gói tập không giới hạn trong 3 tháng tại TP HCM. Mỗi tháng, khách hàng còn được tặng 3-4 buổi spa miễn phí. Người đăng ký trong thời gian ưu đãi còn được tặng túi thể thao đựng đồ tập. Các chương trình ưu đãi tương tự được ứng dụng thường xuyên chạy liên tục trong năm.

Thứ ba, dịch COVID-19 gây tác động nặng nề khiến các đối tác của Wefit ngừng hoạt động 100% trong thời gian trước và trong cách ly. Từ đó không đem lại nguồn thu và số vốn dần cạn kiệt.
Thứ tư, một bộ phận người dùng của WeFit còn tận dụng những kẽ hở trong chính sách quản lý khiến startup này lỗ nặng. Đầu năm 2020, tân CEO Nguyễn Hải Đăng của WeFit thừa nhận chính sách không giới hạn phát sinh các booking (đặt lịch tập) ảo, nhiều người dùng chung một tài khoản.

Có những tài khoản tập đến hơn 100 lần mỗi tháng, đỉnh điểm là 202 lần một tháng. Chúng ta thấy được sự quản lý yếu kém của công ty khi không kiểm soát được số lượng buổi tập của tài khoản dẫn đến phải bù lỗ nặng.

Bài học “xương máu” cho các start up

Danh vọng là đòn bẩy nhưng cũng có thể là cạm bẫy

Giáo sư Christensen đã viết: “Rằng khi những người trẻ (bạn của giáo sư ở đại học Harvard) thành đạt quá sớm, thì người đó sẽ chịu một áp lực rất nặng để vượt lên chính đỉnh cao của mình”. Câu này quả không sai đối với những nhà sáng lập ra Wefit – những người trẻ đầy tài năng, hoài bão.

Áp lực tiếp tục thành công thành công hơn nữa sẽ khiến các bạn trẻ thiếu bản lĩnh để đầu tư vào sự vững vàng. Cụ thể là WeFit chưa khắc phục lỗ hổng của fitness thì đã mở rộng sang beauty để rồi vướng cùng một lỗi, gọi là chết hai lần bởi cùng một cái thòng lọng.

Môi trường khuyến khích khởi nghiệp thành công phải là môi trường êm ái cho sự thất bại
Trong đối thoại doanh nghiệp thủ tướng có nói rằng không sợ thất bại, dám đứng lên sau thất bại. Nhưng làm thế nào để xây dựng một cộng đồng êm ái cho sự thất bại? Đơn cử là khi thất bại không bị lôi ra để dè bỉu, dám đối diện với thất bại để học hỏi, và có hành lang pháp lý cho việc thất bại ( đóng cửa doanh nghiệp, tuyên bố phá sản).
Một môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho những thất bại, cũng chính là môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho thành công.

Kiến thức quản trị kinh doanh cực kì quan trọng

Khi bước chân vào kinh doanh, mỗi người đều cần trang bị cho mình kiến thức quản trị đủ mạnh để có thể dẫn dắt, phát triển doanh nghiệp. Thị trường biến đổi, doanh nghiệp không thích nghi được sẽ dẫn đến thất bại.Giống như Wefit, những lỗ hổng trong quản trị không được kịp thời xem xét và sửa chữa khiến một start up đầy triển vọng đã phải gác lại giấc mơ của mình.

MBA Andrews – nơi tạo ra những con người của tương lai, tầm nhìn được mở rộng và thay đổi. Không chỉ thế, những học viên đã trải qua chương trình đào tạo MBA đều có một tư duy nhanh nhạy, khả năng nắm bắt và hiểu vấn đề đều nằm ở tầm tư duy quy mô chiến lược.
Trang bị kiến thức không bao giờ là đủ, hãy hoàn thiện con người mình từng ngày để đáp ứng được sự biến đổi của thị trường, để cuộc sống ngày một phát triển, tốt đẹp hơn.

 

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.