Storytelling ngày nay được coi là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp.

Cái tên thì dễ quên mà câu chuyện hay lại luôn được ghi nhớ. Vậy làm sao để tạo dựng một câu chuyện kinh doanh đi vào lòng khách hàng? Hãy cùng MBA Andrews đến với :” 5 yếu tố quan trong của Business Storytelling”.

1. Thiết lập yếu tố cốt lõi

Một câu chuyện kinh doanh luôn cần phải hấp dẫn, rõ ràng nếu muốn thu hút sự chú ý của khách hàng. Trước hết, hãy trả lời những câu hỏi sau:

Ai đang kể chuyện?

Ai là người nghe?

Tại sao câu chuyện được kể?

Câu chuyện diễn ra khi nào và ở đâu?

Những người trong câu chuyện là ai?

Những người đang cố gắng để đạt được là gì?

Những thách thức phải đối mặt là gì?

Câu trả lời sẽ giúp bạn tạo ra một câu chuyện hấp dẫn với đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. Đặt bối cảnh câu chuyện sao cho khán giả hiểu chính xác những gì bạn đang nói về. Và quan trọng nhất là đưa ra lý do tại sao bạn kể câu chuyện. Điều này sẽ giúp cho khán giả có thể theo chân bạn đến cuối câu chuyện.

2. Trung thực

Trung thực là chìa khóa để có được niềm tin của người tiêu dùng. Đừng cố gắng đánh lừa khán giả của bạn bằng một câu chuyện quá đỉnh. Họ sẽ biết khi bạn cố gắng thu hút họ thật nhanh và họ không hề đánh giá cao điều đó.

Câu chuyện kinh doanh của bạn không cần nhất thiết phải quá “hoàn mỹ”. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp của bạn không có lịch sử khó khăn hay đứng trên bờ vực phá sản… đừng cố gắng tạo ra nó. Một câu chuyện trung thực có nhiều khả năng kết nối tới khách hàng hơn là một câu chuyện mà không thật.

Tính minh bạch tôn vinh sự độc đáo của doanh nghiệp và thừa nhận khác biệt trong thương hiệu của doanh nghiệp. Tạo sự đồng cảm với khách hàng bằng những câu chuyện “mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng” thông qua việc thể hiện những thách thức và thất bại của riêng doanh nghiệp. Điều này tạo ra một kết nối cảm xúc và chia sẻ những giá trị hữu ích tới khách hàng.

Ngoài ra, để tiếp cận tới khách hàng, bạn có thể sử dụng phương pháp kể chuyện “cuốn sách mở. Hãy giải thích cách mọi thứ được triển khai và thực hiện trong doanh nghiệp của bạn. Những chi tiết đặc trưng sẽ phần nào đó thể hiện văn hóa doanh nghiệp và làm cho câu chuyên kinh doanh trở nên sống động, thú vị.

3. Kết quả rõ ràng

Một câu chuyện kinh doanh tuyệt vời luôn đọng lại cho khán một điều gì đó. Những gì đã được truyền tải trong câu chuyện, và khán giả nên rút ra được gì khi nghe nó?

Câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp nên có một kết quả rõ ràng. Cung cấp một thông điệp đầy hy vọng, kích thích tư duy với những điểm kêu gọi hành động để kết nối khán giả với thương hiệu của doanh nghiệp.

Ví dụ như: Vào đầu năm 2013, tôi và đồng sự quyết định triển khai một chương trình MBA chuẩn Mỹ tại Việt Nam với mục đích tạo ra môi trường học tập chất lượng cho giới quản trị kinh doanh Việt Nam. Sau 2 năm trời nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung chương trình học; các thủ tục pháp lý và phân tích, chọn lọc những đối tác tiềm năng; năm 2015 chúng tôi triển khai chương trình MBA Andrews tại Việt Nam với sự kết hợp 3 bên của Đại học Andrews – Hoa Kỳ, Đại học kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia TP.HCM. Trải qua gần 5 năm, MBA Andrews đã và đang đào tạo nhiều khóa thạc sĩ quản trị kinh doanh và đạt được những thành công nhất định. Phần lớn các học viên/cựu học viên của chương trình hiện đang đảm nhiệm những vị trí như: chuyên viên cấp cao, nhà tư vấn, quản lý, CEO… của nhiều doanh nghiệp ở cả trong nước và quốc tế.

Câu chuyện kinh doanh nên mở đầu với việc ý tưởng thành lập doanh nghiệp đến từ đầu và nó bắt đầu với những ai. Kết quả cuối làm nổi bật niềm tin vào các dịch vụ và giá trị của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng kết quả thực tế trong kinh doanh để truyền tải thông điệp tới đối tượng khách hàng của doanh nghiệp..

4. Nhất quán

Một câu chuyện thương hiệu không nhất quán sẽ khiến khách hàng bối rối và đánh giá thấp doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông. Sử dụng cùng màu sắc, logo và slogan cho các nội dung marketing số hay các ấn bản in ấn. Sự lặp lại của những hình ảnh và nội dung liên quan đến doanh nghiệp có thể giúp thương hiệu được nhân thức sâu trong tâm trí khách hàng.

Ở đây, Nike là ví dụ tuyệt vời cho cách kể chuyện nhất quán, chạm tới cảm xúc của người dùng. Câu chuyện của Nike được tạo ra nhằm thách thức người dùng với câu thần chú thương hiệu “ Just Do It”. Tính đồng nhất trong câu chuyện của Nike thể hiện rõ ở cách mà họ không ngừng xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình để thu hút khách hàng trên toàn thế giới.

5. Để khách hàng là một phần của câu chuyện

Ai cũng muốn đọc những câu chuyện mà mình là một phần của câu chuyện đang đọc. Hãy để cho khách hàng của bạn tưởng tượng chính họ là nhân vật chính của câu chuyện mà bạn kể, không phải là thương hiệu, công ty hay sản phẩm của bạn bởi khách hàng sẽ không thể liên hệ với những gì mà họ chưa hiểu biết.

Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để có cùng những cảm nhận và lo lắng giống họ. Cách tiếp cận này sẽ hoàn hảo cho một chiến dịch tiếp thị mà nhân vật chính nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, trả lời những câu hỏi mà có thể mọi người đều thắc mắc.

Ví dụ đến từ chiến dịch “Cô gái điểm 10 quan tâm” của Dove. Thương hiệu này đã đứng dưới góc nhìn của khán giả để đưa ra một loạt những câu chuyện về nỗi lo lắng của phái đẹp, những lời khuyên chăm sóc bản thân… rất gần gũi và hữu ích. Đây là cách marketing bằng cách kể chuyện khá hay, vừa lồng ghép được hình ảnh thương hiệu vừa đưa ra những thông tin hữu ích cho khách hàng.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.