Đã gần hai năm đi qua với nhiều biến động của kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh gây nên khiến nhiều người gặp sóng gió trong việc duy trì tài chính của mình. Các doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Dấu hiệu của lạm phát ngày càng hiện hữu sau các gói cứu trợ lần lượt được chính phủ các nước “bung” ra để “cứu dân” – “cứu doanh nghiệp” Một cơn khủng hoảng kinh tế đang nhăm nhe nền nhấn chìm kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến từng doanh nghiệp và từng cá nhân.

Trước thách thức vô cùng lớn đó, doanh nghiệp cần có hướng đi mới để bảo toàn vốn, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong tình thế mới. Nhưng bảo toàn và phát triển vốn đó bằng cách nào trong tình hình khó khăn hậu đại dịch hiện nay lại là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.

Hãy cùng Andrews The Power MBA điểm qua những biến động lớn thời gian qua.

Cơn sốt đầu tư từ đại dịch đến nay và kết quả?

Trong 9 tháng năm 2021, có 90,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp dừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể. Trong số đó có tới 50,1% doanh nghiệp đã và đang làm thủ tục rút lui vĩnh viễn khỏi thị trường. Lần đầu tiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn tạm ngừng sản xuất, chờ làm thủ tục và đã làm thủ tục giải thể lớn hơn số doanh nghiệp mới thành lập.

Làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ tư gây khốn khó cho cộng đồng doanh nghiệp trên nhiều góc độ. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2021 có đến 95% doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. 80% doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu vào do dịch. 54,2% doanh nghiệp tăng chi phí do giá nguyên vật liệu tăng. 49,5% doanh nghiệp tăng chi phí về logistic. đặc biệt có đến 33,4% doanh nghiệp thiếu lao động và 40,8% doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu sản xuất.

“Bùng nổ” đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư đổ xô lên sàn. “Ồ ạt” tài khoản chứng khoán mở mới. Bất động sản trong cơn sốt “lên đồng”… Dồn dập thông tin cập nhật tình hình và xu hướng đầu tư trong những tháng đầu tiên của năm 2021 cho thấy, khác với thông thường đầu năm các nhà đầu tư thường có có xu hướng nghe ngóng, nắm bắt tình hình nhiều hơn là chốt cơ hội đầu tư.

Khi chứng khoán, vàng và bất động sản cùng “nhảy múa”. Thị trường chứng khoán luôn là hàng thử biểu của nền kinh tế. Từ đầu năm 2021 đến nay, chỉ số VN-Index đã có những phiên kỷ lục chạm ngưỡng 1420 điểm. Sau đó là những phiên giảm nhẹ.

Thanh khoản hàng ngày đang cho thấy ở mức cao nhất lịch sử với hơn 1 tỷ cổ phiếu giao dịch mỗi phiên và giá trị giao dịch cũng lên đến 900 triệu USD/phiên.

Cơn sốt đất diễn ra trên nhiều vùng miền liên quan trực tiếp đến việc thu hút dòng tiền dịch chuyển từ chốt lời chứng khoán, từ các kênh đầu tư khác như tiền ảo, vàng, từ dòng tiền nhàn rỗi trong nhân dân và từ các khoản vay tín dụng khác tham gia vào thị trường bất động sản.

Sau chứng khoán và bất động sản, thị trường vàng cũng có một năm biến động mạnh trên cả thị trường thế giới và trong nước. Giá vàng tăng kỷ lục mọi thời đại vượt 58 triệu đồng/ lượng.

Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) công bố một số chỉ số mang tính trụ cột của nền kinh tế như sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ,…đã bị giảm mạnh và truyền thông tại Việt Nam nhắc tới “kịch bản kinh tế tăng trưởng âm trong quý III, thậm chí đà giảm kéo dài tới quý cuối năm”. GDP quý III/2021 giảm 6,17% và đây là mức giảm sâu, chưa từng có.
Khi mùa đông đang đến gần, khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng. Lượng khí đốt dự trữ khu vực Châu u đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 1 thập kỷ qua và giá nhiên liệu đã tăng lên 600% kể từ đầu năm. Có thể chạm mốc 100 USD/ thùng (BoA dự đoán). Tại Mỹ, giá khí đốt cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua.

Hơn một nửa số nhà máy điện của Ấn Độ chỉ còn đủ lượng than cho 3 ngày. Giá dầu Brent tuần này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 80 USD/thùng trong vòng 3 năm qua, khi khối OPEC+ vẫn không có kế hoạch đẩy nhanh việc tăng sản lượng.

Tại Đức, chi phí sản xuất tại các nhà máy đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ dẫn đến giá điện và nhiên liệu tăng có thể khiến lạm phát tiêu dùng tăng thêm 0,25 điểm phần trăm vào năm sau.
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào thời điểm trong nửa cuối tháng 10, Mỹ có thể sẽ vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ – khoản hiện đang ở mức 28 nghìn tỷ đô la.

Nhưng bên cạnh gam màu tối của nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn có những vệt sáng khả quan: dòng vốn đầu tư nước ngoài của thế giới suy giảm trên 30%, nhưng vốn FDI đổ vào nước ta vẫn tăng. Nhà nước tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để cứu giúp doanh nghiệp. Dự báo kinh tế quý IV/2021 sẽ tăng từ 2-3% so với cùng kỳ năm trước, khi đó GDP cả năm tăng từ 1,6 – 2,1%.

Đầu tư ở đâu để an toàn và hiệu quả?

Lựa chọn được đơn vị uy tín giúp bạn có thể yên tâm đầu tư không phải điều dễ dàng. Ở chuỗi hành động: Andrews Kết Nối Sức Mạnh – Đầu Tư Thịnh Vượng sắp diễn ra tới đây, mà cụ thể là buổi webinar đầu tiên ngày 23/10/2021 với chủ đề chuyên sâu “ Tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa rủi ro trong đầu tư hậu covid-19”, Andrews – The Power MBA sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những băn khoăn trong việc đầu tư tài chính hiện nay.

Nhanh tay giữ cho mình một vị trí tại:

https://forms.gle/1WatveEhzMa1GeS8A

Buổi hội thảo sẽ kết nối trực tiếp với những chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Họ chia sẻ xu hướng đầu tư đang phát triển mạnh hiên nay trong thế giới đầu tư rộng lớn cùng những hình thức đầu tư phù hợp trong thời kỳ hậu COVID. và đặc biệt là những bài học thực tế trong quá trình xây dựng thành công của họ.

Sự kiện có sự góp mặt của các diễn giả:

1. Moderator: Ông Lê Quốc Thái – Nguyên Giám đốc Thương mại, L’Oreal Việt Nam, chuyên gia về Marketing và nhân sự.

2. Speaker: Tiến Sĩ Nguyễn Tấn Bình – Viện Trưởng Viện NCKH lãnh đạo và Quản trị doanh nghiệp TP.HCM, chuyên gia về đầu tư tài chính.

3. Speaker: Bà Đào Thiên Hương – EY Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc, EY-Parthenon Tư vấn Chiến lược, chuyên gia về lĩnh vực bất động sản, khách sạn và xây dựng.

4. Speaker: Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn – Nguyên Phó TGĐ Đầu tư, LienVietPostbank, chuyên gia về mảng đầu tư tài chính.

5. Speaker: Ông Phạm Công Tuấn Hạ – Luật sư, cố vấn chiến lược, thành viên HĐQT CT Sài Gòn Tiến Đoàn, chuyên gia về mảng đầu tư nông nghiệp.

6. Speaker: Ông Trần Bá Thanh – Giám đốc, Quản lý dự án, CapitaLand Development, chuyên gia về mảng bất động sản.

Buổi hội thảo hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thông tin mới mẻ, hữu ích dành cho các học viên, các nhà đầu tư tài chính còn non trẻ chưa định hình được hướng đi cho mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm ra giải pháp tạo nên “kỳ tích” bạn nhé!

Thông Tin Chi Tiết Sự Kiện:

Thời gian: 09:00 – 12:00 AM thứ Bảy, ngày 23/10/2021

Hình thức hội thảo: Online trên nền tảng Zoom

Đối tượng tham gia: Học viên, cựu học viên MBA Andrews, khách mời.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.