Thuyết trình là hoạt động thường nhật tại môi trường công sở. Tự tin hoàn thành bài thuyết trình cũng như làm chủ được không gian diễn thuyết không phải là điều dễ, đó là kết quả của cả một quá trình tập luyện và chuẩn bị chu đáo. Cùng MBA Andrews khám phá những bí quyết để có bài thuyết trình ấn tượng trước đám đông nhé!
1. Có phần mở đầu ấn tượng

Carol Roth – diễn giả, tác giả cuốn sách bán chạy The Entrepreneur Equation của The New York Times cho biết, diễn thuyết trước đám đông là một cách giúp doanh nhân (hoặc nhà khởi nghiệp) nâng cao vị thế bản thân, tạo tiếng vang cho công ty và được mọi người công nhận là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Để có 1 bài thuyết trình thành công, phần mở đầu đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình. Bạn có thể bắt đầu bằng một câu chuyện gây sốc hoặc hài hước hay giai thoại hấp dẫn và những trích dẫn truyền cảm hứng. Dù bạn bắt đầu như thế nào, hãy chắc chắn là nó thuận lợi cho bài thuyết trình của bạn và không chỉ có giá trị giải trí.

2. Tự tin trong suốt bài thuyết trình

Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí khi bạn chưa bắt đầu bài thuyết trình. Nếu bạn trông tự tin và tin vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực sự tự tin thì tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin bạn hơn.

3. Xây dựng nội dung bài thuyết trình cuốn hút

Bài thuyết trình sẽ thực sự hấp dẫn nếu người nói biết xây dựng nội dung phù hợp, chứa đựng các thông tin cập nhật thu hút người nghe. Muốn làm được điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi: người nghe là ai, họ có sở thích gì, họ quan tâm điều gì, họ muốn nghe điều gì từ bạn… Từ đó, bạn sẽ biết được với ai thì cần đưa ra số liệu thống kê, những chi tiết thuyết phục, lập luận logic; với ai thì nên có những hình ảnh sinh động, dí dỏm hoặc với ai thì nên có một đoạn video “chế” để kéo sự tập trung hay sự thích thú và hưng phấn.

Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn hãy nghĩ đến điều khán giả cần biết hoặc muốn biết, chứ không phải điều bạn có thể trình bày. Bạn nên tự đặt cho mình câu hỏi: :”Điều cốt lõi để mọi người nhớ đến trong bài thuyết trình này là những gì?”. Đối với thông điệp “chìa khóa” này, bạn hãy trình bày nó thật đơn giản và súc tích nhất có thể.

Luôn ghi nhớ công thức 10-20-30 khi chuẩn bị tài liệu thuyết trình. Bạn có thể áp dụng quy luật 10- 20-30 của doanh nhân nổi tiếng Guy Kawasaki:

  • Bài thuyết trình không chứa quá 10 slide
  • Dài không quá 20 phút
  • Phông chữ không dưới cỡ 30

4. Tận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao Mr.Bean hay vua hề Sác lô (Charlie Chaplin) có thể khiến cả thế giới cười “không nhặt được răng” dù không nói một lời nào? Đó là vì ngôn ngữ cơ thể có khả năng truyền đạt đến 93% thông tin trong khi khả năng đó của ngôn ngữ chỉ là 7%. Do đó, để trở thành một người thuyết trình cuốn hút, nội dung hay không là chưa đủ mà bạn còn cần thêm ngôn ngữ cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể là một “phương tiện” tối ưu giúp truyền tải hiệu quả các thông điệp của bạn đến người nghe. Khi thuyết trình, hãy thể hiện mình là một người cởi mở và tự tin. Bạn nên di chuyển chậm rãi quanh sân khấu và gia tăng sự tương tác với người nghe bằng cách đặt câu hỏi, trả lời qua lại, nhấn mạnh những nội dung quan trọng.

Bạn không nên khoanh tay trước ngực, vòng tay sau lưng hoặc cho tay vào túi… vì tất cả hành động này đều vô tình “tố giác” bạn là một người bảo thủ, rụt rè và thiếu tự tin vào phần thuyết trình của mình.

Ngoài các cử chỉ phi ngôn từ chính trên thì bạn cũng cần biết rằng trang phục, đầu tóc, mùi hương… cũng cho thấy sự tự tin, chuyên nghiệp và góp phần quan trọng tạo nên sự thành công cho bài thuyết trình của bạn.

5. Lường trước được những câu hỏi và sự cố có thể xảy ra

Trong vài chục phút thuyết trình ngắn ngủi đó, có thể bạn sẽ gặp phải những sự cố không mong muốn như mất điện, máy chiếu không hoạt động hay một câu hỏi từ phía khán giả, tuy rất dễ nhưng không chuẩn bị trước nên không có phần trả lời thỏa đáng… Dự đoán được những tình huống này, bạn hãy viết ra những điều hoặc câu hỏi có thể xuất hiện và chuẩn bị sẵn câu trả lời. “Bùa hộ mệnh” này sẽ giúp bạn an tâm và tự tin hơn, đồng thời thể hiện bạn là người có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, góp phần giúp buổi thuyết trình suôn sẻ hơn.

6. Kết thúc ấn tượng

Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.

Áp dụng những cách trên đây sẽ giúp bạn có được một phần trình bày ấn tượng và truyền đạt được tốt hơn đến người nghe. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình, do đó hãy cố gắng dành thời gian luyện tập để có thể đạt được mức độ như bạn mong muốn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.