Tác giả:Gregor Watson

Gregor Watson là nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Roofstock , một nền tảng trực tuyến trong lĩnh vực mua, bán và cho thuê bất động sản.

Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu phải đối phó với sự suy sụp của kinh tế do dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nhân trẻ cũng đang thực sự phải đối mặt với thách thức đầu tiên trong sự nghiệp kinh doanh của họ. Các công ty khởi nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ giờ đây chỉ còn có một sứ mệnh duy nhất: Tồn tại.

Các quyết định mà các nhà lãnh đạo đưa ra trong cuộc khủng hoảng có thể tạo ra sự bứt phá hoặc hủy diệt một công ty ở giai đoạn đầu. Để giúp các doanh nhân trẻ có thể tránh được các sai lầm nghiêm trọng khi phải đưa những quyết định khó khăn trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, tôi đã nêu ra 4 sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà lãnh đạo ít kinh nghiệm thường mắc phải trong thời kỳ khủng hoảng và những hành động mà họ nên thực hiện.

Sai lầm 1: Hành động với sự lạc quan mù quáng

Nhiều doanh nhân trẻ thường nổi tiếng với sự lạc quan và tự tin của họ; trên thực tế, hai thứ này là hai trong những điều kiện đầu tiên để có thể bắt tay vào khởi nghiệp. Tuy nhiên, sự lạc quan này có thể là con dao hai lưỡi và có thể nhanh chóng trở thành điểm yếu nguy hiểm trong tình huống khủng hoảng.

Việc lập tức chuyển đổi sang tư duy bi quan sẽ là điều không tự nhiên đối với nhiều doanh nhân, nhưng điều đó là cần thiết. Thực tế tài chính hiện nay đang rất khó khăn, đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp đang ở giai trong đoạn đầu và mới chỉ vừa mới bước chân vào thị trường. Theo dữ liệu của Startup Genome, 2/3 số công ty khởi nghiệp công nghệ được thống kế không có đủ vốn để tồn tại trong thời điểm hiện nay. Những nhà sáng lập có thể rất nhanh chóng sẽ phải đối mặt với việc doanh nghiệp của họ có khả năng cao sẽ gặp phải thất bại. Vậy nên, trong thời điểm này, họ cần phải trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ với các quyết định táo bạo hơn.

Như các số liệu cho thấy, tính thanh khoản là thách thức số 1 mà các công ty thuộc mọi quy mô cần phải đối mặt ngay bây giờ. Việc dự đoán và lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất là điều đầu tiên cần làm lúc này. Một khi tình huống xấu nhất xảy ra, các nhà lãnh đạo phải hành động nhanh chóng và quyết đoán để có thể giảm thiểu tối đa chi phí và quản lý dòng tiền cho phù hợp.

Sai lầm 2: Chống lại sự thay đổi và những cơ hội mới

Nhiều doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại sau khi COVID-19 kết thúc, và nhiều doanh nghiệp khác sẽ cần phải điều chỉnh đáng kể mô hình kinh doanh của họ để có thể tiếp tục tồn tại. Sẽ thật là một cảm giác bất an cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào khi nhìn vào công việc kinh doanh của họ và nhận ra rằng nó không còn bền vững nữa. Sai lầm tồi tệ nhất mà họ có thể mắc phải vào thời điểm đó là chống lại sự thay đổi và nhắm mắt làm ngơ trước những ý tưởng mới.

Tôi khuyến khích những nhà sáng lập nên nhớ rằng họ đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình bằng cách đi ngược lại quy luật, thách thức hiện trạng cũ kỹ và tiên phong cho sự đổi mới. Để thành công, các doanh nhân cần phải có khả năng thích ứng linh hoạt và sẵn sàng xoay chuyển khi mọi chuyện trở nên khó khăn. Tư duy sáng tạo và khả năng đột phá là tài sản lớn nhất của họ trong thời điểm bất ổn này.

Một bài báo gần đây của Thời báo New York đã chia sẻ về các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người đã thành công trong việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo và thay đổi công việc kinh doanh của họ để tồn tại và phát triển trong thời kỳ “bình thường mới” của thế giới. Ví dụ, một nhà sản xuất những ngôi nhà di động và không gian nội thất đã định vị lại sản phẩm của mình và tiếp thị nó như một không gian văn phòng tại nhà cho những người hiện đang làm việc từ xa. Một công ty khởi nghiệp về dịch vụ giặt là cho Airbnb cũng đã thay đổi hướng cung cấp dịch vụ của mình cho những khách hàng lớn tuổi không thể rời khỏi nhà của họ.

Các ví dụ này mang lại những bài học quý giá cho những nhà sáng lập đang cố gắng “think outside the box”. Hãy cân nhắc về việc nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu mới, điều chỉnh cách thức phân phối, cũng như điều chỉnh dịch vụ hoặc sản phẩm để giải quyết nhu cầu mới của cộng đồng hoặc xã hội…

Sai lầm 3: Giao tiếp không hiệu quả hoặc không minh bạch với đội nhóm của mình

Không ai thích đem tới những thông tin khó khăn, nhưng một nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng giao tiếp với các đối tác và đội ngũ của mình trong cả những thời điểm tốt và xấu. Mọi người tất nhiên sẽ sợ hãi và cảm thấy không được đảm bảo về vị trí công việc của họ khi nhận được những tin tức không tốt. Nhưng các nhà lãnh đạo vẫn phải trung thực với đội nhóm của mình về những thách thức mà công ty đang phải đối mặt, ngay cả khi họ không có tất cả câu trả lời. Vì đó là điều đúng đắn.

Cuối cùng, các doanh nhân vẫn sẽ phải làm những gì phù hợp với doanh nghiệp của họ, kể cả điều đó cũng có nghĩa là đưa ra những quyết định khó khăn hoặc có những cuộc trò chuyện khó khăn. Khi nhà lãnh đạo hoạt động với lòng nhân ái và minh bạch trong thời kỳ khủng hoảng, ngay cả khi phải đưa ra những quyết định khó khăn, họ vẫn sẽ tạo dựng được lòng trung thành và nhận được sự tin tưởng cao từ đội nhóm của mình.

Sai lầm 4: Tự tách mình khỏi những mối quan hệ trong cá nhân và công việc

Trong những thời điểm khó khăn, rất nhiều doanh nhân sẽ mắc sai lầm khi tự cô lập mình khỏi những mối quan hệ cá nhân và công việc. Kết nối với mọi người sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi ta đang ở trong thời gian thuận lợi và công việc kinh doanh đang trên đà bùng nổ. Việc kết nối và yêu cầu sự giúp đỡ hoặc lời khuyên trong thời điểm khó khăn của mình cũng có thể là một thách thức vô cùng lớn đối với nhiều doanh nhân. Nhưng có vẻ như chính trong thời điểm này, các doanh nhân lại cần tới những mối quan hệ của mình nhất.

Lời khuyên của tôi dành cho các doanh nhân là: Nếu bạn chưa có ban cố vấn, hãy xây dựng một ban cố vấn ngay hôm nay. Nếu bạn không có một người cố vấn, hãy tìm kiếm một người cố vấn. Tiếp cận với người đã thành công mà bạn ngưỡng mộ và hỏi xem họ có sẵn sàng cố vấn cho bạn không.

Lời khuyên này thậm chí còn quan trọng hơn đối với các doanh nhân trẻ, những người chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn và lắng nghe quan điểm từ một người đã trải qua những thời kỳ suy thoái kinh tế trước đây có thể tạo ra một sự khác biệt hoàn toàn.

Cứ tiến về phía trước 

Mặc dù con đường phía trước sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nhân vẫn có thể vươn lên mạnh mẽ hơn bằng cách hành động nhanh chóng với một chiến lược rõ ràng. Cơn khủng hoảng hiện nay có thể sẽ là thời điểm thách thức nhất trong sự nghiệp của nhiều nhà lãnh đạo, nhưng nó cũng sẽ tạo cơ hội cho các giải pháp mới và những công ty mới xuất hiện. Để được truyền cảm hứng hơn, hãy nhìn vào một bản danh sách dài các công ty khởi nghiệp đã được hình thành trong cơn khủng hoảng này và nhấc điện thoại lên để cùng giải quyết vấn đề của doanh nghiệp với một người cố vấn đáng tin cậy.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.