Khủng hoảng kinh tế do Covid-19 tạo nên thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với các cuộc khủng hoảng năm 2008 từ Mỹ bởi bong bóng bất động sản, hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 xuất phát từ Thái Lan và lan rộng ra Châu Á, rồi đến toàn cầu. Bởi cuộc “khủng hoảng năm 2020” tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khoảng 38% lực lượng lao động toàn cầu làm việc trong các lĩnh vực hiện đang chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng, đi kèm với những nguy cơ cao phải sa thải lao động, giảm lương và giờ làm. Trong số đó có các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và các hoạt động kinh doanh, vận tải và giải trí.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực này hiện đang sử dụng hơn 22,1 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của Việt Nam. Chúng ta không nói rằng tất cả những lao động này sẽ bị mất việc, chúng ta chỉ đang nói rằng họ đang làm việc trong những lĩnh vực có rủi ro cao, đang phải đối diện với những thách thức vô cùng lớn để duy trì sự sống còn của doanh nghiệp và duy trì lực lượng lao động.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, khối lượng thương mại toàn cầu năm 2020 dự kiến sẽ giảm từ 13% đến 32%. Số liệu báo cáo về thương mại quý I của Việt Nam không quá tệ, xuất khẩu tăng 0,5%, nhập khẩu giảm 2% và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,55 tỷ đô la Mỹ. Nhưng đến cuối tháng 4 này chúng ta sẽ thấy rõ hơn tác động toàn diện của đại dịch COVID-19 đối với thương mại và đầu tư. Đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình trong quý II sẽ tệ hơn nhiều, chẳng hạn như, không còn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, cùng với đó nhu cầu hàng hóa Việt Nam trên thị trường xuất khẩu giảm mạnh do hầu hết các nước đối tác thương mại đều đang áp dụng các biện pháp phong tỏa.
(Thương mại toàn cầu có thể giảm 1/3, theo dự báo mới. Hình: Tổ chức thương mại thế giới.)
Về ngắn hạn Cầu giảm rõ rệt, tuy nhiên nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, thì Cung chắc chắc cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn cần có những chiến lược giúp phục hồi lại sau đại dịch.
Dưới đây là một vài chiến lược và cái nhìn chuyên sâu chủ yếu để giúp doanh nghiệp của bạn phục hồi sau đại dịch virus corona:
1. Đánh giá virus corona ảnh hưởng đến khách hàng của bạn như thế nào?
Tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn làm, khách hàng của bạn có thể có một số nỗi đau cụ thể liên quan đến virus corona. Hãy suy nghĩ một cách chiến lược: đại dịch đang ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào, điều gì đang khiến họ thức xuyên đêm và làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh việc bán hàng và thiết kế marketing làm sao có thể đánh bật được cách giải quyết những thách thức và lo lắng của khách hàng. Ví dụ, khách hàng của bạn có:
– Lo lắng về sự gián đoạn chuỗi cung ứng không?
– Lo lắng về cách quản lý nhân viên trong một hoàn cảnh mà mọi người phải làm việc tại nhà không?
– Lo lắng về hạn chế đi lại không?
– Khó chịu với sự mơ hồ của thị trường nói chung và nhu cầu bị đình trệ không?
– Tự hỏi làm thế nào để quản lý dòng tiền của họ?
– Đối mặt với sự thiếu hụt hàng có sẵn hoặc nguồn cung cấp do người tiêu dùng hoảng loạn mua hàng (panic shopping) và dự trữ?
Tất cả những thách thức kinh doanh này có thể ngày càng trầm trọng thêm bởi một cuộc khủng hoảng như coronavirus. Công việc của bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp, là tìm ra cách định vị lại các sản phẩm và dịch vụ của mình, để nó trở nên có ích và giải quyết được các nỗi đau cụ thể mà khách hàng hiện đang phải đối mặt.
Ví dụ: Nếu mặt hàng của bạn là phần mềm hội nghị truyền hình (video-conferencing), đây là cơ hội lý tưởng để bạn đưa ra những hỗ trợ và tư vấn bổ sung, để giúp khách hàng tìm ra cách điều chỉnh quy trình làm việc từ xa của họ. Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực logistics, bây giờ là thời điểm tốt để tiếp cận với khách hàng, đưa ra các giải pháp khả thi để điều hướng các vấn đề mới nhất ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
2. Nắm bắt các kênh bán hàng mới
Ngay cả khi nhiều quốc gia rơi vào tình trạng phong tỏa, mọi người vẫn sẽ muốn và cần mua đồ. Do đó, hãy tạo cơ hội phục vụ thị trường thông qua các kênh bán hàng thay thế.
Ví dụ: nếu virus corona đang cắt giảm lượng khách hàng đến doanh nghiệp bán lẻ, hãy tìm cách mở rộng các dịch vụ thương mại điện tử. Các nhà hàng ở Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm lượng khách hàng tại cửa hàng, vì vậy họ đã chuyển qua bán bữa ăn mang đi.
Bạn có thể tăng cường online-marketing và bán hàng online không? Bạn có thể tạo thêm nhiều tương tác trên mạng xã hội và LinkedIn thay vì bán hàng trực tiếp không? Nhiều công ty B2B có lợi thế rất lớn, đặc biệt nếu họ bán phần mềm; hoặc các dịch vụ và giải pháp kỹ thuật số khác. Kinh doanh vẫn đang diễn ra, nhưng nhu cầu online nhiều hơn.
3. Thực hiện các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp.
Đặc biệt khi bạn bán hàng dạng B2B, coronavirus có thể là cơ hội để bạn thực hiện một số khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp của mình. Đặc biệt nếu các mục tiêu ngắn hạn của công ty đang bị đình trệ, đây là lúc bạn đánh giá lại cách vận hành, nền tảng và quy trình của công ty và thực hiện một số kế hoạch chiến lược dài hạn.
Nếu bạn có một vài triển vọng lớn trong kế hoạch, bây giờ là dịp tốt để bạn tập trung nhiều năng lượng hơn vào việc quản lý khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng những cơ hội dài hạn đó. Tiếp tục theo dõi khách hàng tiềm năng, trấn an họ nếu cần và cho họ biết rằng bạn đang lên kế hoạch cho các tình huống bất ngờ và bạn đã sẵn sàng giúp đỡ.
Tình huống chưa từng có này rõ ràng khiến người ta phải hủy vé máy bay, vé xem hòa nhạc và hội nghị kinh doanh nhưng những công ty B2B lớn có thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trừ khi khủng hoảng kéo dài quá lâu đến nỗi nó khiến các công ty phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư của họ. Tiếp tục nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng với tầm nhìn dài hạn trong tâm trí, ngay cả khi mọi thứ trong ngắn hạn có vẻ tồi tệ và tình hình có vẻ không chắc chắn.
4. Chuẩn bị cho các nhu cầu bị dồn nén
Một bài học khác từ các doanh nghiệp Trung Quốc là sự phục hồi kinh tế sau đại dịch virus corona có thể nhanh hơn chúng ta mong đợi. Nếu ngày hôm nay bạn cắt giảm quá nhiều, có thể bạn không thể tận dụng sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng.
Doanh nghiệp không phải đang cố tình giảm bớt mức độ nghiêm trọng về các khía cạnh sức khỏe cộng đồng trong cuộc khủng hoảng này; mọi người cần có biện pháp phòng ngừa để giữ gìn sức khỏe và giảm sự lây lan của virus. Nhưng doanh nghiệp cần tin rằng các công ty có thể làm điều gì đó vào hôm nay để ngày mai công ty của mình gặt hái được thành công lớn hơn. Sẽ luôn có những thách thức và khủng hoảng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể thích nghi và nắm lấy các cơ hội và phục hồi mạnh mẽ hơn, ngay cả từ một cuộc khủng hoảng lớn như virus corona. Muốn làm được điều đó, ngay từ ngày hôm nay, hãy quản trị tốt sự thay đổi.
5. Quản trị sự thay đổi
Làm thế nào để doanh nghiệp vận hành hiệu quả, linh hoạt thích ứng thay đổi môi trường kinh doanh ngay trong mùa dịch. Bạn sẽ nhận được chuỗi các lời khuyên hữu ích đến từ Phó giáo sư Liz Muhlenbeck – Chủ tịch ưu tiên về sức khỏe Đại học Andrews Hoa Kỳ, Cố vấn cấp cao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hoa Kỳ.
-Cách vận dụng mô hình thay đổi của Kurt Lewin và phương pháp quản trị thay đổi của nhóm Big 5.
-Các yếu tố tác động đến sự thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
-Cách doanh nghiệp thích ứng và đối phó với sự thay đổi một cách linh hoạt và hiệu quả.
-Cách tìm kiếm và vận dụng “khoảng trống ở giữa” phù hợp.
Chúc cho quý doanh nghiệp, khách hàng, đối tác cùng chung tay vượt qua khủng hoảng Covid-19!
Bài viết có tham khảo nguồn: ilo.org, cafebiz, toquoc.vn, brandsvietnam.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.