Đại dịch COVID-19 đang tàn phá nền kinh tế thế giới và gây ra sự ảm đạm đáng kinh ngạc về triển vọng tăng trưởng năm 2020. Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh và marketing để tìm ra được giải pháp thích nghi với tình hình căng thẳng này. Là một nhà quản lý, bạn có thể làm gì để đưa thương hiệu mình “vượt sóng” ra khỏi giai đoạn khó khăn này?
1. Doanh nghiệp loay hoay giải quyết bài toán tồn tại và thích ứng trong thời kỳ khủng hoảng
Theo báo cáo của Infocus, có đến 55% doanh nghiệp được khảo sát nói rằng dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh trong năm 2020. 84% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng dịch bệnh sẽ làm giảm 13,5% doanh thu của năm 2020; trong đó có đến 50% doanh nghiệp dự báo mức giảm doanh thu sẽ từ 16% trở lên.
Ảnh hưởng của virus Corona đến tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp. (Nguồn: Impact of Coronavirus on Vietnam Consumer & Business – Infocus)
Các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chắc chắn là ngành du lịch, hàng không, bán lẻ và ngành dịch vụ nói chung.
- Việc hạn chế di chuyển đã tác động mạnh đến mọi kế hoạch du lịch, vui chơi ngay trong mùa cao điểm du xuân và vui chơi hè của người dân
- Những ngành dịch vụ như vui chơi, giải trí, làm đẹp cũng chịu tác động tiêu cực trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng nổ.
- Ngành bán lẻ sẽ nhìn thấy sự dịch chuyển rõ rệt từ thương mại truyền thống đến mua sắm trực tuyến, khi người dân hạn chế tối đa đến những nơi công cộng và dành nhiều thời gian tại nhà hơn. Đây có thể vừa là cơ hội vừa là một thách thức cho nhiều doanh nghiệp nếu không có cách thích ứng kịp thời trong mùa dịch.
Tuy nhiên cũng có những ngành đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong mùa dịch, có thể kể đến như:
- Ngành dược phẩm với các sản phẩm điều trị triệu chứng cảm cúm và sản phẩm bổ trợ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Mặt hàng tiêu dùng nhanh FMCG, trong đó “hot” nhất là các thực phẩm đóng gói như mì tôm, thức ăn đông lạnh; hoặc các sản phẩm vệ sinh cá nhân và gia đình.
- Các ứng dụng trực tuyến như thương mại điện tử, game online, nền tảng video và live stream…
- Bảo hiểm
- Dịch vụ giao hàng tận nơi
Các ngành hàng tăng trưởng mạnh trong mùa dịch. (Nguồn: Báo cáo Ảnh hưởng của COVID-19 lên hành vi tiêu dùng – Nielsen)
2. Các doanh nghiệp đã điều chỉnh chiến lược Marketing như thế nào?
- Điều chỉnh ngân sách và dịch chuyển các kênh marketing
Trước tình hình kinh doanh không mấy khả quan, không ít doanh nghiệp đã phải cắt giảm ngân sách để duy trì hoạt động trong mùa dịch không biết khi nào mới kết thúc. Các hoạt động marketing mùa dịch theo đó mà cũng có sự điều chỉnh đáng kể.
Tương ứng với việc người dân ở nhà nhiều hơn, các loại hình marketing offline sẽ dần được chuyển dịch sang online hoặc quảng cáo trên TV. Bảng hiệu (OOH), sự kiện, roadshow… là các hoạt động sẽ phải cắt giảm.
Với các kênh digital, tuy được chú trọng hơn nhưng hầu hết vẫn có thể thấy được xu hướng giảm dần của các hoạt động marketing online, tương ứng với đó là sự cắt giảm về ngân sách quảng cáo, đặc biệt ở các ngành du lịch, bán lẻ, dịch vụ giải trí… Các ngành có nguồn nguyên liệu hoặc sản xuất ở nước ngoài cũng dè chừng hơn trong việc chi tiền quảng cáo với lo ngại hết hàng trong khi sản xuất đang đình trệ.
Lượng truy cập tự nhiên giảm ở hầu hết các ngành hàng trong mùa COVID-19 (Nguồn: neilpatel.com)
Dự báo chi tiêu cho quảng cáo toàn cầu trong năm 2020 của EMarketer cho thấy sự sụt giảm so với dự báo được đưa ra vào cuối năm ngoái. (Nguồn: emarketer.com)
- Sự phản ứng của các “ông lớn” trước tình hình dịch bệnh
Trong mùa dịch, fake news là một tình trạng đáng báo động đòi hỏi sự kiểm soát của các ông lớn như Facebook và Google. Hiện nay, cả hai đều đã cấm những quảng cáo hay thậm chí là nội dung sai lệch liên quan đến COVID-19 như quảng cáo về khẩu trang, nước rửa tay hay thiết bị y tế; những thông tin về triệu chứng, vaccine hay bất kỳ biện pháp nào được cho là sẽ chữa lành dịch bệnh.
Các quảng cáo về virus Corona sẽ bị cấm hoàn toàn trong nỗ lực hạn chế những nguồn tin kém chất lượng. (Nguồn: searchengineland.com)
Các kênh thông tin chính thống về virus Corona cũng được Facebook, Youtube và các mạng xã hội khác “ưu ái” cho một vị trí nổi bật trên giao diện của người dùng.
Video cập nhật tình hình dịch bệnh từ các kênh tin tức chính thống trên trang chủ Youtube
3. Chiến dịch Marketing hiệu quả ngay trong mùa dịch
- Thay đổi trong thông điệp truyền thông
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc lựa chọn cách truyền tải thông điệp của doanh nghiệp sao cho phù hợp là một trong những điều cần xác định đầu tiên. Lời khuyên dành cho bạn là hãy rõ ràng và thẳng thắn. Một trong những mục tiêu chính của hoạt động marketing mùa dịch là để tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng; hoặc xa hơn là thể hiện sự ủng hộ của doanh nghiệp với tình hình hiện tại.
- Thay đổi hướng tiếp cận khách hàng
Thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đã kéo theo sự khác biệt trong những “điểm chạm” mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng. Ví dụ điển hình nhất là từ những sở thích hằng ngày, khách hàng đã chuyển mối quan tâm sang cập nhật các thông tin về dịch bệnh.
Tìm kiếm liên quan đến dịch bệnh có xu hướng tăng lên kể từ đợt bùng phát thứ hai vào đầu tháng 3
Các từ khóa về sức khỏe cũng nhận được sự quan tâm đáng kể trong tình hình dịch bệnh. (Nguồn: Google Trends)
Để thích ứng với sự thay đổi này, doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn, theo dõi hành trình của khách hàng và tìm hiểu mối quan tâm hiện tại của họ qua các công cụ social listening, từ đó tìm phương pháp để mang câu chuyện thương hiệu “chạm” đến khách hàng với thông điệp phù hợp nhất. Và cũng từ cơ sở thấu hiểu khách hàng, các marketer có thể xem xét lại chiến lược của mình như chuyển trọng tâm vào các kênh online hiệu quả, thay đổi nội dung để phù hợp với hoàn cảnh, điều chỉnh lại các chiến dịch quảng cáo hiện tại theo hướng tối ưu chi phí hơn…
- Chuyển hướng vào các kênh marketing mới
Khi tất cả người dân đều ở trong nhà, mọi loại hình giải trí đều chuyển lên Internet: điện thoại trở thành phương tiện giải trí chính; các ứng dụng chơi game, video, xem phim online và đa dạng các mạng xã hội là nơi mọi người truy cập hằng ngày.
Quảng cáo trên mạng xã hội có xu hướng tăng đều trong giai đoạn dịch từ tháng 2 – tháng 3. (Nguồn: singular.net)
Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang phức tạp hơn theo từng ngày và chắc chắn chiến lược marketing mùa dịch phải luôn ứng biến với nhiều thay đổi sắp tới. Điều quan trọng nhất giờ đây là giữ gìn sức khỏe cho cả bản thân và doanh nghiệp trước cơn sóng hiện tại.
Là chương trình đào tạo uy tín, MBA Andrews luôn tự hào là bệ phóng vững chắc giúp các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý chinh phục thành công. Chương trình học chuẩn Mỹ, phương pháp giảng dạy case study phù hợp với thực tiễn, tư vấn các chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đứng vững và chuyển mình mạnh mẽ giữa những biến động khó lường của thời cuộc.
MBA Andrews – đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19!
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.