Chiến lược sản phẩm hình thành cơ sở để thực hiện lộ trình sản phẩm và phát hành sản phẩm tiếp theo. Nó là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp tập trung và phát triển vào thị trường mục tiêu hiệu quả nhất.
Chiến lược sản phẩm là gì?
Khái niệm
Chiến lược sản phẩm (Product strategy) là các quyết định về sản phẩm của dự án do cấp quản lí cao nhất đưa ra. Chiến lược sản phẩm quyết định sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của dự án và có tác động đến các quyết định khác trong hoạt động kinh doanh.
Những đặc điểm chủ yếu trong sản phẩm
5 đặc điểm chủ yếu của sản phẩm: chức năng chủ yếu, chức năng bổ sung, thời gian tồn tại và chất lượng, các điều kiện sử dụng, duy trì và bảo dưỡng sản phẩm. Việc sản xuất sản phẩm nào, tính chất, đặc điểm, các thông số kĩ thuật cũng như các thông tin cơ bản về sản phẩm cần phải nêu ra trong dự án đầu tư để xem xét.
Hướng tìm hiểu sản phẩm
Cần tiến hành tìm hiểu sản phẩm hiện đã có trên thị trường theo hai hướng: tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Tùy thuộc vào sản phẩm mà dự án sẽ sản xuất để ra quyết định chiến lược về sản phẩm thích hợp. Sản phẩm có thể được sản xuất theo tiêu chuẩn hóa đối với các sản phẩm có tính chất công nghiệp hay sản phẩm hóa học. Ngược lại, đối với các sản phẩm thực phẩm thì rất khó tiêu chuẩn hóa do thói quen, thị hiếu tiêu dùng khác nhau.
Đối với chiến lược thích ứng hóa sản phẩm cần phải xét đến ý thích và sở thích của người tiêu dùng, khả năng và chi phí cải tiến sản phẩm, các qui định và thể chế của nước nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm sản xuất để bán ra thị trường nước ngoài, khả năng thích nghi của sản phẩm với môi trường công nghệ, tự nhiên.
Tiềm năng phát triển của sản phẩm
Khi xem xét chiến lược sản phẩm đòi hỏi dự án phải tìm hiểu tiềm năng phát triển của sản phẩm trên các thị trường khác nhau. Để giải quyết được vấn đề này cần căn cứ vào các nhân tố sau:
– Thị trường: cầu thị trường, khả năng cạnh tranh…
– Sản phẩm: quan hệ giữa chi phí và khối lượng, khả năng thay đổi sản phẩm
– Mục tiêu và khả năng của dự án
– Việc xác định chiến lược về sản phẩm cần phải tiến hành xem xét xem việc bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài có xu hướng như thế nào?
Các yếu tố vật chất như kích cỡ, màu sắc, bao bì và các dịch vụ hỗ trợ của sản phẩm sẽ ra sao? Việc lựa chọn chiến lược sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ sản phẩm – thị trường – doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm còn đề cập đến chiến lược nhãn hiệu sản phẩm. Cần xác định sẽ thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm mà dự án sản xuất như thế nào? Nhãn hiệu đó đã có trên thị trường hay chưa?
Chiến lược sản phẩm cũng bao gồm cả các dịch vụ gắn liền với sản phẩm như điều kiện sử dụng sản phẩm, khả năng, yêu cầu tổ chức bảo dưỡng sản phẩm, đặc biệt quan trọng nhất là các điều kiện sử dụng sản phẩm.
Các điều kiện này phụ thuộc vào nhân tố như: trình độ, học thức của người sử dụng, tính kĩ thuật của sản phẩm, tài liệu hướng dẫn sử dụng
Các yếu tố của một chiến lược sản phẩm
Khi xác định chiến lược sản phẩm, cần trả lời các câu hỏi sau đây:
Đang bán cho ai?
Xác định khách hàng mục tiêu hoặc thị trường của doanh nghiệp. Xác định doanh nghiệp đang bán cho đối tượng khách hàng nào và phân tích chi tiết thị trường cung cấp sản phẩm.
Đang bán cái gì ?
Mô tả cách khách hàng tiềm năng sẽ cảm nhận sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm cạnh tranh. Luôn thay đổi, khắc phục những hạn chế, phát triển các điểm mạnh để làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường.
Giá trị cung cấp cho khách hàng ?
Xác định những vấn đề sản phẩm của doanh nghiệp để giải quyết cho khách hàng. Khi có tình huống xảy ra, doanh nghiệp phải đảm bảo có thể xử lý linh hoạt, mang lại lợi ích, sự hài lòng cho người sử dụng.
Định giá sản phẩm của doanh nghiệp ?
Nêu cách bạn sẽ định giá sản phẩm. Bao gồm giá trị cảm nhận của nó và một mô hình định giá.
Cách phân phối sản phẩm ra thị trường?
Mô tả cách doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của mình và cách thị trường mục tiêu sẽ chú ý, mua sản phẩm đó.
Xây dựng chiến lược sản phẩm
Để xây dựng chiến lược sản phẩm, hãy bắt đầu với việc xác định các vấn đề thị trường doanh nghiệp muốn giải quyết. Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian khi tìm hiểu thêm về thị trường của mình hoặc nếu có, quyết định tham gia vào các thị trường khác nhau. Lắng nghe thị trường đang hướng đến và phát triển chiến lược sản phẩm là một quá trình tuần hoàn.
Ví dụ:
Dưới đây là một ví dụ ngắn gọn về một chiến lược sản phẩm. Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thay đổi, và có thể sẽ dài hơn, nhưng nên tuân theo chủ đề của 5 câu hỏi trên.
Một doanh nghiệp xây dựng phần cứng nhà bếp chất lượng cho nhà bếp của khách hàng..
Khách hàng của họ là những gia đình có con nhỏ ở Mỹ, những người muốn có phần cứng trong bếp có thể chịu được sự hao mòn tự nhiên do trẻ nhỏ gây ra. Họ quan tâm đến các vật liệu an toàn cho trẻ em và thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp này bán sản phẩm thông qua một kênh bán lẻ.
Các sản phẩm của họ được định giá trên mỗi đơn vị sản phẩm, và được coi là mặt hàng vô cùng nổi bật.
Kết
Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp định hướng được quy trình phát triển của sản phẩm. Từ bước nghiên cứu thị trường đến tính chất của sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không. Những rủi ro có thể gặp phải sẽ được lên kế hoạch xử lý chi tiết để giảm tải và khắc phục.
Và quan trọng, đây chính là công đoạn phác thảo tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp đối với các sản phẩm và dịch vụ của mình bằng cách chỉ rõ sản phẩm sẽ được phân phối ở đâu, bằng cách nào và tại sao lại thành công.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.