Cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc luôn là một thách thức, nhưng đây là điều cần thiết. Dưới đây là một số cách cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là gì, và tại sao nó lại quan trọng?
- Sư gia tăng trách nhiệm trong công việc
- Làm việc nhiều giờ hơn
- Sự gia tăng trách nhiệm trong đời sống cá nhân
- Có con
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc có sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống sẽ đem đến nhiều tác động tích cực, bao gồm: giảm thiểu căng thẳng, giảm nguy cơ kiệt sức và khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà cả người sử dụng lao động.
Những người sử dụng lao động có thể cung cấp một môi trường làm việc hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên sẽ có thể tiết kiệm chi phí hơn, ít gặp trường hợp nhân viên bỏ việc và xây dựng được một lực lượng lao động trung thành và hiệu quả hơn”. Trong thời đại công nghệ ngày nay, nhiều người sử dụng lao động thường đưa ra các lựa chọn làm việc từ xa hoặc xây dựng lịch làm việc linh hoạt để có thể giúp nhân viên có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn.
Khi tạo ra một lịch trình hàng ngày, hãy nghĩ về cách tốt nhất để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Các nhà nghiên cứu nói rằng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống không có nghĩa là phân chia đều thời gian trong ngày của bạn giữa công việc và cuộc sống cá nhân; nó có nghĩa là sự linh hoạt để bạn vừa có thể hoàn thành tốt công việc trong khi vẫn có đủ thời gian và năng lượng để tận hưởng đời sống cá nhân của mình. Chẳng hạn như một số ngày bạn lựa chọn làm việc nhiều giờ hơn để có thời gian tận hưởng các hoạt động khác vào cuối tuần.
Và dưới đây là 8 cách được các chuyên gia khuyên dùng để tạo ra sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống.
8 cách giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống
1. Chấp nhận rằng không có sự cân bằng “hoàn hảo” giữa công việc và cuộc sống.
Khi bạn nghe đến “cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, bạn có thể tưởng tượng đến một ngày với 8 giờ đồng hồ làm việc cực kỳ hiệu quả và nửa ngày còn lại là khoảng thời gian vui vẻ bên bạn bè và gia đình. Mặc dù điều này nghe có vẻ lý tưởng nhưng trên thực tế thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện được.
Đừng cố gắng tạo ra một lịch trình hoàn hảo; thay vào đó hướng tới một lịch trình linh hoạt theo thực tế. Một số ngày, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào công việc, trong khi những ngày khác, bạn có thể dành nhiều năng lượng của mình hơn để theo đuổi sở thích cá nhân hoặc dành thời gian cho những người thân yêu. Sự cân bằng được tính theo hàng tháng hay hàng năm, không phải là theo mỗi ngày.
Điều quan trọng là phải duy trì sự linh hoạt và liên tục đánh giá về các mục tiêu và mức độ ưu tiên. “Đôi khi, những đứa con có thể rất cần bạn; và những lúc khác, bạn có thể cần phải đi công tác dài ngày… Vậy nên việc cho phép bản thân linh hoạt chuyển hướng và luôn cân nhắc về nhu cầu của mình khi đưa ra quyết định chính là chìa khóa để tìm kiếm sự cân bằng.”
2. Tìm một công việc mà bạn yêu thích.
Mặc dù yếu tố công việc nhiều khi vẫn được coi là một chuẩn mực để xã hội phân cấp và đánh giá, nhưng bạn không nên để bản thân bị kìm hãm bởi điều này. Nếu bạn ghét những gì mình đang làm, bạn sẽ không hạnh phúc, đây là một điều hiển nhiên. (tất nhiên, bạn không cần phải yêu thích mọi khía cạnh của công việc, nhưng công việc cần phải đủ thú vị để bạn không chán nản khi bước ra khỏi giường vào mỗi sáng).
Nếu có thể, hãy tìm một công việc mà bạn đam mê đến mức mà bạn có thể làm việc này miễn phí. “Nếu công việc đang khiến bạn kiệt quệ, và bạn cảm thấy khó khăn để làm những hoạt động mình yêu thích ngoài công việc, thì rõ ràng là đang có điều gì đó không ổn”. “Bạn có thể đang làm việc trong một môi trường độc hại, cho những người độc hại, hoặc làm một công việc mà bạn thực sự không yêu thích. Nếu đúng như vậy, đã đến lúc bạn cần phải tìm đến một vùng đất mới.”
3. Ưu tiên cho sức khỏe của bạn.
Sức khỏe tổng thể về cả thể chất và tinh thần nên luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn. Nếu bạn đang phải vật lộn với những lo lắng hoặc trầm cảm và nghĩ rằng việc đi tư vấn tâm lý định kỳ sẽ có lợi cho bạn, hãy sắp xếp các buổi tư vấn đó vào lịch trình của bạn, ngay cả khi bạn sẽ phải nghỉ làm sớm hoặc tạm thời nghỉ lớp học ngoại ngữ vào buổi tối. Nếu bạn đang phải chiến đấu với một căn bệnh mãn tính, đừng ngại nghỉ ngời vào những ngày khó khăn. Làm việc quá sức khiến sẽ không khiến bạn tiến bộ hơn và nó có thể sẽ khiến bạn phải nghỉ nhiều ngày hơn trong tương lai.
Việc đặt ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu sẽ khiến bạn làm việc hiệu quả hơn và có thể lan tỏa năng lượng tích cực tới cuộc sống xung quanh. Bạn sẽ tập trung vào công việc hơn, và khi bạn ở công ty, bạn sẽ trở nên hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn.”
Ưu tiên cho sức khỏe không nhất thiết là phải làm các hoạt động cấp tiến hoặc cực đoan. Nó có thể chỉ đơn giản là 10 phút thiền mỗi ngày hoặc 30 phút tập thể dục hàng ngày.
4. Đừng ngần ngại ngắt kết nối.
Thỉnh thoảng hãy tạm ngắt kết nối với thế giới bên ngoài để tâm trí chúng ta có thể phục hồi sau những căng thẳng và cho phép bản thân đứng ngoài mọi thứ để nhìn toàn thể sự việc một cách tổng quan hoặc phát triển những ý tưởng mới lạ. Việc ngắt kết nối không nhất thiết là bạn phải biến mất một vài ngày tại một khu vực biệt lập yên tĩnh nào đó, nó chỉ đơn giản là việc bạn dành 30 phút nghỉ ngơi của mình để đọc báo thay vì kiểm tra email công việc.
5. Đi nghỉ dài ngày.
Theo nghiên cứu của State of American Vacation 2018 do Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ thực hiện, 52% nhân viên cho biết họ vẫn còn những ngày nghỉ phép không sử dụng vào cuối năm. Những người này thường lo lắng rằng việc nghỉ phép sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc và họ sẽ gặp phải giải quyết các công việc tồn đọng khi trở lại. Nỗi sợ hãi này cản trở họ dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng tinh thần và thể chất.
Tất nhiên là không có gì cao quý hơn lao động; nhưng nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn còn có thể làm việc với hiệu suất tốt hơn. Vậy nên, hãy cố gắng lập kế hoạch công việc phù hợp và sắp xếp thời gian để tận hưởng thời gian kỳ nghỉ dài ngày của mình mà không phải lo lắng về việc tạo ra gánh nặng cho đồng nghiệp hay phải đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ khi trở về.”
6. Dành thời gian cho bản thân và những người thân yêu.
Mặc dù công việc của bạn là quan trọng, nhưng nó không nên là toàn bộ cuộc sống của bạn. Bạn là một con người trước khi là một người lao động, và bạn nên có sự ưu tiên với các hoạt động hoặc sở thích khiến bạn hạnh phúc.
Hãy lên kế hoạch cho các hoạt động này một các chủ động. Bởi nếu bạn không lên kế hoạch chắc chắn về khoảng thời gian dành cho cá nhân, bạn sẽ không bao giờ có thời gian để làm những việc khác ngoài công việc và những trách nhiệm nặng nề của cuộc sống. Hãy nhớ, bất kể lịch trình của bạn có bận rộn đến đâu, bạn luôn có quyền kiểm soát thời gian và cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, đừng chỉ vì công việc bận rộn mà bạn bỏ bê các mối quan hệ cá nhân. Hãy nhận ra rằng không ai ở công ty của bạn yêu quý bạn hoặc đánh giá cao bạn như cách những người thân yêu của bạn vẫn luôn làm. Ngoài ra, hãy nhớ rằng mọi người đều có thể thay thế được tại nơi làm việc; và cho dù bạn nghĩ công việc của mình quan trọng như thế nào, công ty cũng sẽ không vì bạn mà dừng lại một nhịp vào ngày mai nếu như bạn ra đi.”
7. Đặt ranh giới và lịch làm việc.
Hãy đặt ranh giới cho bản thân và công việc, đừng để mình bị kiệt sức. Khi bạn rời văn phòng, hãy tránh suy nghĩ về các dự án sắp tới hoặc trả lời email của công ty. Bạn nên cân nhắc có một máy tính hoặc điện thoại riêng để làm việc và bạn có thể tắt nó khi hết giờ. Nếu không thể, hãy sử dụng các trình duyệt, email hoặc bộ lọc riêng cho nền tảng công việc và cá nhân của bạn.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị nên đặt lịch làm việc cụ thể, nhất là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Cho dù bạn làm việc tại văn phòng hay ở nhà, điều quan trọng là phải xác định khi nào bạn sẽ làm việc và khi nào bạn sẽ ngừng làm việc. Nếu không làm như vậy, bạn có thể thấy mình phải trả lời các email liên quan đến công việc vào đêm muộn, vào cuối tuần hay thậm chí ngay trong kỳ nghỉ với gia đình.
Nếu được, bạn nên thông báo cho các thành viên trong nhóm và người quản lý cấp cao của bạn về các khoảng thời gian họ sẽ không thể liên lạc với bạn được vì bạn đang tham gia vào các hoạt động cá nhân. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng họ hiểu và tôn trọng các giới hạn cũng như kỳ vọng tại nơi làm việc của bạn.
8. Đặt mục tiêu và ưu tiên (và theo sát chúng).
Hãy thực hiện các chiến lược quản lý thời gian, phân tích danh sách những việc cần làm của bạn và cắt bỏ các nhiệm vụ có ít hoặc không có giá trị.
Chú ý đến thời điểm mà bạn làm việc hiệu quả nhất và sắp xếp khoảng thời gian đó các hoạt động quan trọng nhất liên quan đến công việc. Tránh kiểm tra email và điện thoại của bạn quá thường xuyên, vì điều đó gây ra lãng phí thời gian cũng như ảnh hưởng đến sự tập trung và năng suất làm việc của bạn. Bên cạnh đó, hãy luôn thử cơ cấu lại một ngày của bạn có thể tối ưu và tăng năng suất trong công việc; từ đó có nhiều thời gian rảnh hơn để thư giãn và tham gia các hoạt động cá nhân.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.