Do các lỗi nhận thức, chúng ta thường đưa ra những quyết định không hợp lý và đầy bất ngờ trong các vấn đề kinh doanh và tài chính.

Tất cả chúng ta đều có những thành kiến. Đó là cách để bộ não có thể giảm bớt năng lượng tiêu hao khi phải tiếp nhận và xử lý hàng terabyte thông tin mỗi ngày. Chúng ta kết nối vấn đề mà mình đang gặp phải với những trải nghiệm tương đồng mà mình đã từng trải qua, để tiết kiệm năng lượng cũng như đưa ra quyết định hành động nhanh nhất có thể. Đây là một cơ chế tuyệt vời đã giúp tổ tiên của chúng ta có thể sinh tồn trong thời kỳ săn bắt – hái lượm, nhưng nó không phù hợp để giải quyết các vấn đề của khách hàng, đưa ra chiến lược sản phẩm cũng như đưa ra những quyết định phức tạp trong kinh doanh.

Có hai loại thành kiến ​​chính mà con người phạm phải khiến họ đi chệch hướng trong việc ra quyết định theo lý trí trong kinh doanh: nhận thức và cảm tính. Lỗi nhận thức là kết quả của khi ra quyết dựa trên thông tin không đầy đủ hoặc không có khả năng phân tích thông tin sẵn có. Những lỗi nhận thức này thường đến từ sự kiên trì cúa một cá nhân với niềm tin của mình hoặc do lỗi trong quá trình xử lý.

Sự kiên trì về niềm tin có thể được mô tả cụ thể hơn là nỗ lực của một cá nhân nhằm tránh sự bất hòa về mặt nhận thức hay xung đột tinh thần phát sinh giữa thông tin mâu thuẫn với niềm tin hiện có của họ. Còn lỗi xử lý xảy ra khi một cá nhân không quản lý và tổ chức thông tin đúng cách, thường là do không đủ khả năng hoặc không có đủ nỗ lực cần thiết để tính toán và phân tích dữ liệu.

Một sỗ lỗi nhận thức trong kinh doanh

Một số lỗi nhận thức phổ biến có thể kể đến như:

1. Thiên kiến bảo thủ (Conservatism bias): Khi chúng ta thường có xư hướng ủng hộ những bằng chứng trước đây hơn bằng thông tin và dữ liệu mới xuất hiện cũng như chúng ta sẽ ủng hộ thông tin càng dễ hiểu hơn là một thông tin có tính phức tạp. Thật khó để họ sửa đổi một quan niệm, niềm tin mà trước đây ta vẫn luôn tin tưởng.

Lỗi nhận thức này có thể khiến người ra quyết định phản ứng chậm hay bỏ qua những thông tin mới có giá trị quan trọng. Trong môi trường kinh doanh, nơi mà mọi thứ luôn biến đổi liên tục, các thông tin mới cần được xem xét và nhìn nhận cẩn thận để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

2. Bỏ qua tỷ lệ cơ sở (Base rate neglect) là xu hướng ngược lại, khi mà mọi người không có sự nhìn nhận đúng mực với các giá trị cơ sở hay các thông tin gốc.

3. Thiên kiến xác nhận (Confirmation bias): Khi chúng ta có xu hướng tìm kiếm những thông tin để khẳng định niềm tin hiện có trong khi đánh giá thấp hoặc loại bỏ các thông tin mâu thuẫn với niềm tin này. Đây là một lỗi nhận thức ​​khó vượt qua, nhưng trong công việc kinh doanh, ta luôn cần tìm kiếm và cân nhắc cả những thông tin và ý kiến ​​trái ngược có thể đưa ra quyết định chính xác.

4. Bỏ qua kích thước mẫu (Sample Size Neglect) là một định kiến nhận thức xảy ra khi người sử dụng thông tin thống kê đưa ra kết luận sai do không xem xét kích thước mẫu của dữ liệu được quan sát.

Để đưa ra một suy luận có ý nghĩa từ một tập dữ liệu thống kê, mẫu số của dữ liệu thống kê phải đủ lớn để có kết luận có ý nghĩa.

5. Thiên lệch nhận thức muộn (Hindsight bias) là một hiện tượng tâm lí khi người ta đánh giá quá cao khả năng dự đoán của mình về một sự kiện. Thiên lệch nhận thức muộn có thể khiến một người tin rằng một sự kiện có thể dễ dự đoán hơn so với thực tế, và có thể dẫn đến sự đơn giản hóa về nguyên nhân và kết quả.

Thiên lệch nhận thức muộn thường hay xuất hiện trong đầu tư, vì áp lực về thời gian mua chứng khoán để tối đa hóa lợi nhuận thường có thể khiến các nhà đầu tư cảm thấy hối tiếc vì không nhận ra xu hướng trước đó.

6. Neo và Điều chỉnh (Anchoring and Adjustment) là một hiện tượng trong đó một cá nhân dựa trên những ý tưởng và phản hồi ban đầu của họ về một điểm thông tin và thực hiện các thay đổi được thúc đẩy bởi điểm xuất phát điểm đó,  ngay cả khi kết quả đã bắt đầu sai lệch một cách không hợp lý.

Việc đưa ra xem xét kĩ lưỡng thông tin mới để xác định tác động của nó đối với dự báo hoặc ý kiến ban đầu có thể giúp giảm thiểu tác động của việc neo và điều chỉnh, nhưng những dấu nét riêng của người ra quyết định cũng quan trọng như xem xét có ý thức.

7. Kế toán nhận thức (Mental accounting) là khi mọi người dành một số tiền để chia thành các quỹ cho các mục tiêu nhất định và giữ chúng riêng biệt.

Ví dụ như một số người chia số tiền mình kiếm được thành một khoản để tiết kiệm và một khoản để trả nợ, dù trên thực tế là việc chia tiền thành hai khoản là tiết kiệm và trả nợ chỉ khiến kéo dài thời gian trả nợ, dẫn đến số tiền lãi phải trả tăng lên

8. Thiên kiến sẵn có (Availability bias) làm sai lệch khả năng nhận biết các xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lai bởi các sự kiện đáng nhớ xảy ra gần đây. Ví dụ, các vụ cá mập tấn công là cực kỳ hiếm. Tuy nhiên, nếu gần đây xuất hiện một vụ cá mập tấn công, mọi người sẽ đánh giá quá cao xác suất một vụ khác sẽ xảy ra và sẽ tránh xa mặt nước một cách phi lý. Tương tự với việc trúng vé số độc đắc, cháy nhà hay đầu tư mạo hiểm…

9. Thiên kiến đóng khung tâm lý (Framing bias) là một xu hướng của nhận thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin nhưng tùy thuộc vào cách thông tin được trình bày. Ví dụ như một bệnh nhân có thể sẽ sợ hãi khi bác sĩ thông báo rằng có 20% khả năng họ sẽ chết vì một căn bệnh nào đó, nhưng họ sẽ cảm thấy lạc quan hơn nếu thay vào đó được thông báo rằng có 80% khả năng họ sẽ sống sót.

Điểm mấu chốt

Những sai sót về nhận thức trong cách mọi người xử lý và phân tích thông tin có thể khiến họ đưa ra những quyết định phi lý trí và có thể tác động tiêu cực đến các quyết định kinh doanh hoặc đầu tư. Vậy nên, việc nhận thức và hành động để giảm thiểu các sai sót về nhận thức thông qua những phương pháp làm việc hợp lý có thể giúp chúng ta đưa ra những phán đoán và quyết định đúng đắn hơn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.