Trong năm 2006, Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu. Đến năm 2018, Việt Nam đã có bước nhảy vọt ấn tượng, xếp vị trí thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu.
Vai trò của xuất khẩu
Cùng với nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho quốc gia tham gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về điều kiện không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài đến hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ hai quốc gia hay nhiều quốc gia.
Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường như Mĩ, Nhật Bản hay là nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết. Bài học thành công của các con rồng Châu á cũng như một số nước ASEAN đều cho thấy, xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước này.
Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân và là bản lề để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thúc đẩy xuất khẩu là đi đôi với việc tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng tiềm lực kinh tế, quân sự.
Bởi thế, hoạt động xuất khẩu nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài với Việt Nam và các quốc gia ASEAN.
Hoạt động xuất khẩu các nước ASEAN qua từng thời kỳ
1960-1985:
Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu của các nước ASEAN chưa thực sự phát triển. Chỉ có 5 quốc gia trong bảng xếp hạng: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand và Philippines. giá trị xuất khẩu của các quốc gia này trong thời gian đầu đồng thời tăng đều và không có sự chênh lệch quá nhiều.
Đến năm 1975, bảng xêp hạng giá trị xuất khẩu của các nước ASEAN ghi nhận thêm sự xuất hiện của Lào và Brunei. Giai đoạn 1976-1980 cũng đánh dấu sự vượt lên của hai quốc gia: Indonesia, Singapore. Trong 5 năm này, giá trị xuất khẩu của Singapore tăng gấp 3,4 lần và đứng vị trí số 1 trong bảng xếp hạng. Theo sát sau đó là Indonesia với sự tăng trưởng gấp 2,9 lần.
Từ năm 1980-1985, trong khi giá trị xuất khẩu của Indonesia sụt giảm và có khả năng bị Malaysia đuổi kịp thì giá trị xuất khẩu của Singapore vẫn gia tăng mạnh mẽ. Trong năm 1985, giá trị xuất khẩu của Singapore đạt gần 28 tỷ USD, bỏ cách vị trí thứ hai (Indonesia) hơn 11 tỷ USD.
1985-2000:
Giai đoạn này đánh dấu sự đột phá về giá trị xuất khẩu của Thailand. Chỉ trong vòng 6 năm (1985-1990), giá trị xuất khẩu của quốc gia này đã tăng gấp 3,6 lần, vượt qua Indonesia và trở thành quốc gia có giá trị xuất khẩu đứng thứ 3, sau Malaysia và Singapore.
Trong năm 1986, Việt Nam cũng lần đầu xuất hiện trên bản đồ giá trị xuất khẩu của các nước ASEAN. Tuy nhiên, do tình hình chiến tranh và lệnh cấm vận thương mại từ Hoa Kỳ, phải đến năm 1994 (sau khi lệnh cấm vận được gơ bỏ) giá trị xuất khẩu của Việt Nam mới có những bước phát triển đáng kể. Từ năm 1986 – 2000, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng lên gấp gần 8 lần (2 tỷ USD tới gần 18 tỷ USD).
Sau khi vượt qua Indonesia để đứng ở vị trí thứ 2 ngay trong năm 1986, giá trị xuất khẩu của Malaysia gia tăng ổn định qua từng năm. Tính đến năm 2000, giá trị xuất khẩu Malaysia đã tăng gấp 6,4 lần (năm 1985 đạ 16 tỷ USD và đến năm 2000 đạt 103,62 tỷ USD).
Singapore vẫn giữ vị trí số một về giá trị xuất khẩu trong khu vực ASEAN và ngày càng bỏ xa các vị trí còn lại. Trong năm 2000, khoảng cách giá trị xuất khẩu của Singapore với quốc gia xếp vị trí thứ hai (Malaysia) là gần 67 tỷ USD.
2000-2019:
Trong giai đoạn này, giá trị xuất khẩu của các nước ASEAN đều có sự tăng tiến. Tuy nhiên, một số quốc gia lại có sự gia tăng bứt phá hơn hẳn.
Đầu tiên phải kể đến Thailand khi quốc gia này trong năm 2010 đã vượt mặt Malaysia để trở thành nước có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai trong các nước ASEAN. Trong suốt 20 năm này, giá trị xuất khẩu của Thailand đã tăng gấp 4 lần.
Mặc dù đã bỏ rất xa các nước còn lại trong ASEAN, giá trị xuất khẩu của Singapore trong 20 năm này vẫn gia tăng một cách nhanh chóng. Từ 176,85 tỷ USD vào năm 2000, giá trị xuất khẩu của Singapore tăng đến 642,29 tỷ USD trong năm 2019, hơn Thailand (vị trí thứ hai) 305 tỷ USD.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau năm 2000
Bắt đầu từ những năm 2000, giá trị xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có sự gia tăng nhanh. Cho đến năm 2010, Việt Nam đã vượt qua Philippines và trở thành quốc gia xếp hạng 5 trong bảng xếp hạng giá trị xuất khẩu.
2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, sự gia tăng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra với mức tăng trong 8 năm gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD năm 2018. Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu năm 2011 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD).
Nhờ đó, Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất khẩu. Năm 2016, Việt Nam bất ngờ vượt qua Malaysia và đứng vị trí thứ ba về giá trị xuất khẩu trong khu vực ASEAN.
Đáng chú ý, xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (chỉ tiêu Quốc hội giao tăng 7-8%; chỉ tiêu Chính phủ giao tăng 8-10%). Tính theo giá trị tuyệt đối, xuất khẩu năm 2018 tăng thêm 28,36 tỷ USD so với năm 2017. Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam có xuất siêu và cũng là năm thặng dư cán cân thương mại đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Mức thặng dư kỷ lục đạt được năm 2018 là gần 6,8 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD). Với việc duy trì xuất siêu trong năm 2018, Việt Nam đã đạt xuất siêu trong 6 năm kể từ 2012 – 2018 và chỉ duy nhất năm 2015 có cán cân thương mại thâm hụt. Kết quả này đã góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.