Kế hoạch kinh doanh được xem là nền tảng để bắt đầu công việc kinh doanh của bạn. Nó giúp cho quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện và kiểm soát đi đúng tiến độ đã đặt ra.
Tại sao nên đưa ra một bản kế hoạch chi tiết trước khi kinh doanh?
Bản kế hoạch kinh doanh thực chất là một bản thảo phác họa lại những nội dung, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó đưa ra các định hướng, mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết trong tương lai về các vấn đề như: chiến lược bán hàng, chiến lược marketing, nguồn lực nhân sự, nguồn lực tài chính, ngân sách, … Một bản kế hoạch đưa ra càng chi tiết, càng cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ càng cao.
Đối với các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và những người làm kinh doanh thì việc lên một kế hoạch kinh doanh là điều thật sự cần thiết. Việc đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp bạn kiểm tra ý tưởng kinh doanh đó có khả thi hay không, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho những việc làm không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, chi tiết thì khả năng thu hút các nhà đầu tư chi tiền cho doanh nghiệp của bạn sẽ cao hơn.
Các bước cần thiết để lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
1. Tìm hiểu thị trường
Để chuẩn bị đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn phải tìm hiểu kĩ thị trường, đặc biệt là thị trường ngành mà bạn, doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hoặc đang có ý định tham gia. Nó đồng nghĩa với việc bạn phải nghiên cứu rất nhiều về mọi vấn đề xoay quay đến lĩnh vực đó. Có thể là đọc tất cả các thông tin về ngành đó, xu hướng phát triển hoặc nói chuyện với những người trong ngành để hiểu thêm tư duy trong lĩnh vực đó, … miễn sao là bạn phải nắm rõ công việc trong ngành kinh doanh sắp tới của bạn.
Nếu bạn đang là một startup thì việc đầu tiên bạn nên xem xét là bạn sẽ kinh doanh sản phẩm gì? Rào cản gia nhập ngành này như thế nào, có lớn không?
Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Nó có thể là lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô, sự khác biệt từ sản phẩm, lợi thế về vốn, chi phí chuyển đổi hay chính sách của Chính phủ, … Nếu việc gia nhập ngành là dễ dàng thì có nghĩa là ngành đó có rào cản thấp, sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nếu doanh nghiệp của bạn không có lợi thế cạnh tranh thì sẽ rất khó để tồn tại.
Bước 2: Xác định mục tiêu của kế hoạch
Để quá trình kinh doanh được thuận lợi, bản kế hoạch kinh doanh của bạn phải đảm bảo yếu tố SMART.
- SPECIFIC: Thứ nhất, mục tiêu đề ra phải cụ thể rõ ràng
Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu thì bạn sẽ chẳng thể nào đến đâu được. Có thể sẽ mãi dậm chân tại chỗ hoặc tệ hại hơn là đi thụt lùi. Bạn không thể nói chung chung rằng tôi muốn phát triển. Bạn muốn phát triển về cái gì? Nó sẽ chẳng bao giờ đạt được nếu bạn không có một mục tiêu rõ ràng. Bởi vậy, mục tiêu bạn đưa ra cần được xác định thật rõ ràng, từ đó giúp bạn có những bước đi cụ thể hơn trong quá trình kinh doanh
- MEASURABLE: Thứ hai, mục tiêu đưa ra phải đo lường được. Chẳng hạn bạn muốn tăng doanh thu bán hàng của bạn. Thì bạn phải chỉ rõ doanh thu bạn muốn đạt được là bao nhiêu? Cụ thể tăng bao nhiêu phần trăm?
- ACHIEVABLE: Thứ ba, mục tiêu đưa ra phải có tính khả thi. Bạn có thể đặt ra tăng doanh thu, thị phần gấp đôi, gấp ba, … so với năm vừa rồi. Tuy nhiên, cái mục tiêu đó phải có tính khả thi. Nếu nó quá khó, đến mức mà chính bản thân bạn cảm thấy không thực hiện được thì rõ ràng mục tiêu đó đưa ra sẽ không khả thi. Còn nếu mức chỉ tiêu đưa ra lại nằm trong giới hạn bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện được mà không cần cố gắng thì mục tiêu đó cũng sẽ trở nên vô nghĩa.
- REALISTIC: Thứ tư, mục tiêu đưa ra phải thực tế, tức là phải phù hợp với tình hình thực tại. Tương tự như chỉ tiêu thứ ba,mục tiêu đưa ra phải phù hợp với khả năng của bạn có thể đạt được nếu không thì nó mãi mãi chỉ dừng lại ở mức độ mong muốn của bạn.
- TIME-BOUND: Cuối cùng, chỉ tiêu thứ năm là mục tiêu đưa ra phải có kỳ hạn. Bạn phải có một khoảng thời gian nhất định để đạt được mục tiêu đó. Nếu chỉ đặt ra mục tiêu rồi để đó trong vô định, không biết bao giờ mới đạt được thì nó cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở mức dự định mà không biết bao giờ mới đạt được.
Bước 3: Tìm hiểu insight khách hàng
Muốn kinh doanh thành công, muốn bán được nhiều hàng, muốn đạt được doanh số cao, muốn kiếm được nhiều lợi nhuận thì điều đầu tiên bạn phải hiểu khách hàng. Bạn phải biết chân dung khách hàng của bạn. Họ ở đâu? Họ có thu nhập là bao nhiêu? Họ là người như thế nào? Tính cách, đặc điểm hành vi tiêu dùng ra sao?
Chỉ khi bạn thật hiểu khách hàng của bạn thì bạn mới biết được nhu cầu từ sâu trong tiềm thức họ muốn gì để bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất, để khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn chứ k phải đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Kế hoạch marketing hợp lý
Bạn dự định bán hàng online hay offline. Nếu online bạn định bán định bán qua kênh nào?
Hiện nay, có rất nhiều kênh thông dụng để doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu và bán hàng như facebook, zalo, instagram, youtube, blog, website, … Việc bán hàng trên các kênh online vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng của bạn một cách nhanh chóng.
Việc hiểu rõ chân dung khách hàng của bạn đã là một thành công rất lớn. Chỉ cần bạn hiểu họ, hiểu hành vi của họ thì việc lựa chọn công cụ bán hàng nào hay làm thế nào để tiếp cận được đối tượng khách hàng của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết
Để có một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, bạn phải nghiên cứu rất rõ bạn định sử dụng cái gì, sử dụng phương tiện gì để marketing, truyền thông, đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng. Bạn phải đưa ra các giai đoạn cụ thể, các công việc, chiến thuật cụ thể cho từng giai đoạn. Lên dự đoán ngân sách cho từng giai đoạn để thực hiện.
Bước 5: Tổ chức bộ máy nhân sự hiệu quả
Bạn phải vẽ ra được sơ đồ nhân sự của công ty bạn. Mô tả chính xác nhiệm vụ của từng nhân viên.
Việc phân bổ rõ trách nhiệm của từng nhân sự sẽ giúp cho công việc được đi đúng định hướng, không để chồng chéo, lãng phí nguồn nhân lực.
Ngoài ra, cũng cần đặt ra các chỉ tiêu KPI, đánh giá năng lực, thái độ của từng nhân viên để có chính sách khen thưởng hay xử phạt thích hợp.
Bước 6: Tổng hợp, lập kế hoạch kinh doanh
Trước tiên bạn hãy phác thảo qua về bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn rồi đi sâu vào phân tích một cách chi tiết hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động kinh doanh của bạn . Nhìn nhận được sự ảnh hưởng đó, bạn đưa ra hướng đi cho doanh nghiệp bạn như thế nào cho hợp lý. Hãy nhớ, bản kế hoạch kinh doanh này của bạn là một lộ trình đưa doanh nghiệp bạn đến cái đích mà bạn vạch ra ở trên. Ngoài ra, nó cũng phải cho các nhà đầu tư biết những gì bạn đang làm, có ý định làm và lý do tại sao họ nên đầu tư cho bạn mà không phải là các doanh nghiệp khác.
Hi vọng những chia sẻ của MBA Andrews giúp bạn có thể lập được kế hoạch kinh doanh hiệu quả, hợp lý, tránh những sai lầm không đáng có.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.