Doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường thì phải hiểu rõ ý nghĩa của quản trị thương hiệu. 

Bài viết sau đây, MBA Andrews sẽ chia sẻ về tầm quan trọng của quản trị thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp. 

Thương hiệu đóng vai trò nòng cốt trong sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, một quy trình quản trị thương hiệu hoàn hảo là đích đến mà các tổ chức đã và đang lựa chọn. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải hiểu được quản trị thương hiệu là gì? Những mô hình và nguyên tắc cần thiết nào cần phải nắm vững? 

Khái niệm quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu chính là xây dựng một bức tường để khách hàng đặt niềm tin cho doanh nghiệp. Thông qua quản trị thương hiệu, doanh nghiệp sẽ khẳng định được mình trên thị trường, lôi kéo khách hàng tiềm năng trở thành người tiêu dùng thân thiết. 

Ý nghĩa quản trị thương hiệu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận lớn phải đi đôi với những kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, trong đó quản trị thương hiệu đang là giải pháp xu hướng, được nhiều công ty dẫn đầu hướng tới. Đúng như một công thức sống còn, tổ chức biết quản trị thương hiệu vững chắc, mới mở được cánh cổng thành công. 

Phương pháp giúp doanh nghiệp sở hữu mô hình quản trị thương hiệu thành công

1. Đảm bảo tên thương hiệu truyền đạt đúng thông điệp

Bước đầu của quá trình quản trị thương hiệu chính là truyền đạt thông điệp đúng đắn đến với khách hàng. Điều này, sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất và nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, không chỉ thoát khỏi cái bóng của đối thủ cạnh tranh, mà còn rộng mở hơn mô hình kinh doanh, khẳng định giải pháp quản trị thương hiệu với mọi đối tượng. 

2. Xây dựng mối quan hệ với các bên có thẩm quyền, uy tín

Trong quản trị thương hiệu, hình thành các mối quan hệ với bên có thẩm quyền là một nhiệm vụ quan trọng của Marketer. Trong những trường hợp khẩn cấp, dựa vào mối quan hệ đó, bạn có thể nhờ các chuyên gia thẩm định và đưa ra kết luận kiểm chứng sản phẩm, qua đó, thương hiệu sẽ dễ dàng có được thiện cảm từ khách hàng.

3. Tạo tài khoản chính chủ trên các mạng xã hội cho thương hiệu

Khi có tài khoản chính chủ trên các trang mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ đơn giản hóa được quy trình quản trị thương hiệu, đẩy mạnh các thông tin đến với khách hàng. 

4. Phải mang đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ nổi bật

Chăm sóc khách hàng bằng các sản phẩm,dịch vụ xuất sắc, nổi bật là cách quản trị thương hiệu thông minh. Nếu các chiến thuật quản lý chỉ có thể tăng nấc thang thương hiệu trong một thời gian ngắn, thì chất lượng sẽ “thăng hạng” lâu dài cho thương hiệu trên thị trường cạnh tranh. 

 TOP 8 nguyên tắc quản trị thương hiệu thành công

1. Thương hiệu chính là hình ảnh phản chiếu

Doanh nghiệp là một hình thức mở rộng “quy mô” thương hiệu từ chính những nhà quản trị. Vậy nên, hoàn toàn có thể khẳng định, thương hiệu chính là “bức tranh sắc màu” phản chiếu những bản chất của doanh nghiệp. 

2. Tham khảo ý kiến nhiều chiều

Tham khảo đề xuất từ nhiều phía sẽ đem lại kết quả hoàn hảo nhất và ý kiến từ các nhân viên chính là điều đặc biệt, ý nghĩa. Họ là các trợ thủ đắc lực, nói lên các nhận xét, phản hồi, và cảm nhận đáng tin cậy về quản trị thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên, để họ cảm thấy được tôn trọng và gắn bó lâu dài.

3. Kết nối đến cảm xúc

Thương hiệu khẳng định được giá trị, không phải nhờ vào chiến dịch quảng cáo rầm rộ, hay những website lớn, mà nằm ở chính ý tưởng kinh doanh sáng tạo, quản trị thương hiệu chính xác, giúp sản phẩm,dịch vụ có khả năng đủ lớn để chạm tới cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng.

4. Thương hiệu không chỉ đơn giản là một câu chuyện

Điều gì có thể làm nên sức ảnh hưởng mang tầm thời đại của những thương hiệu lớn như Apple? Tại sao thương hiệu “quả táo khuyết” lại làm được điều không ai tưởng? Câu trả lời chính là cách quản trị thương hiệu của họ. 

Các doanh nghiệp nên thành lập những hành lang sẻ chia, kết nối cộng đồng những người yêu thích thương hiệu của mình. Qua đó để họ truyền đạt về thương hiệu của bạn một cách tự nhiên nhất, như những gì Apple đã xây dựng. 

5. Linh hoạt nhưng phù hợp với giá trị cốt lõi

Trong kinh doanh, chẳng tổ chức nào có thể lường trước được các rủi ro, bởi thế quản trị thương hiệu tốt phải luôn biết đổi mới, vận động chuyển mình khi cần thiết. Đây không phải một cuộc đua mà là một quy trình.

6. Căn chỉnh các chiến thuật để phù hợp với chiến lược tổng quát

Lập kế hoạch phù hợp, các mục tiêu đặt ra phải là nền tảng phương tiện truyền đạt quản trị thương hiệu chính xác. Quảng bá trên TV cần một khoản đầu tư lớn nhưng hiệu quả mang lại mang tính chất nhanh chóng, trái lại, quảng cáo trên truyền thông xã hội tiết kiệm rất nhiều chi phí, tuy nhiên, khách hàng lại có độ ngấm nhất định về thương hiệu của bạn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần gắn kết chặt chẽ, căn chỉnh chiến thuật linh hoạt với chiến lược tổng quát ban đầu đã đề ra. 

7. Coi đối thủ như “bạn”

Ngay cả khi quản trị thương hiệu thành công, thì cũng đừng bao giờ chủ quan với những doanh nghiệp chuẩn bị nhảy vào thị trường cạnh tranh, mang theo các sản phẩm rẻ, và thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên nhìn vào đối thủ và coi đó như một thử thách về chiến lược giá và định hướng kinh doanh mà bạn cần phải vượt qua. 

8. Kết nối khách hàng

Khách hàng là một cộng đồng, có vai trò then chốt để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đặc biệt là lĩnh vực quản trị thương hiệu. Muốn chinh phục được người tiêu dùng, cần gắn kết họ với quá trình quản trị, đưa họ tham gia trực tiếp vào xây dựng chiến lược kinh doanh, đề xuất về bao bì, thiết kế sản phẩm, mức giá mà người dùng mong muốn.

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, quản trị thương hiệu được coi là mục tiêu trọng tâm của các doanh nghiệp. Chiến lược càng tốt, doanh nghiệp càng phát triển lâu dài và luôn bền vững trên thị trường.

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 5 NĂM MBA ANDREWS TẠI VIỆT NAM – CÁC SUẤT HỌC BỔNG LÊN TỚI 50%

Chi tiết xem tại đây