Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, rất nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và bức bối khi không có đủ thời gian trong ngày để hoàn thành mọi việc cần làm. Tuy nhiên, “Tiny tweaks can lead to big changes.” Chỉ với một vài điều chỉnh nhỏ trong thói quen hàng ngày, bạn có thể thay đổi điều này.
Hãy cùng MBA Andrews đến với 10 thay đổi nhỏ dưới đây dưới đây.
1. Loại bỏ những việc không quá cần thiết.
Tỷ phú công nghệ Mark Zuckerberg vốn nổi tiếng với phong cách thời trang tối giản – áo thun, quần jeans tối màu. Năm 2016, Mark từng chia sẻ trên Facebook hình ảnh tủ quần áo chỉ toàn T-shirt và áo hoodies màu xám.
Lý do cho điều này là bởi Zuckerberg muốn giảm thời gian và tinh lực phải dành ra cho những quyết định nhỏ, để nhường chỗ cho những quyết định quan trọng hơn. Khi được hỏi về tủ quần áo đơn điệu của mình trong một cuộc phỏng vấn, Zuckerberg giải thích: “Tôi thực sự muốn dọn dẹp cuộc sống của mình để tôi chỉ phải đưa ra ít quyết định nhất có thể.”
2. Chia việc ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Thay vì ăn ba bữa ăn lớn trong ngày như bình thường, hãy thử chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Theo Harvard Business Review, việc lượng đường trong máu tăng giảm đột biến và ăn quá no sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới năng suất làm việc.
Hãy chuẩn bị đồ ăn cho cả ngày vào buổi sáng và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ làm ổn định lượng đường trong máu, giúp cơ thể luôn giữ mức năng lượng ổn định và tiết kiệm thời gian dành cho việc ăn uống
3. Đừng để những tin nhắn đến kiểm soát bạn.
Cưỡng lại việc bị cuốn vào các tin nhắn đến trong giờ làm việc không phải là một điều dễ dàng với nhiều người. Thói quen này không chỉ lãng phí hàng giờ đồng hồ làm vệc của bạn mỗi ngày mà còn làm gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất làm việc do sự xao nhãng mà nó đem tới.
Thay vì trở thành nô lệ cho hộp thư đến của bạn, hãy quản lý nó bằng cách tắt các tiếng chuông thông báo trong giờ làm việc và chỉ kiếm tra hòm thư đến vào một khoảng thời gian định kỳ trong ngày. Theo một nghiên cứu từ Mỹ, khi những người thử nghiệm giới hạn số lần kiểm tra hộp thư đến là ba lần mỗi ngày, họ cảm thấy mình có thể hoàn thành nhiều công việc hơn với chất lượng tốt hơn.
4. Ngừng làm việc đa nhiệm (Multitask)
Làm nhiều việc một lúc (Multitasking) có lẽ là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng nó có thể khiến chúng ta làm việc kém hiệu quả hơn, dễ căng thẳng hơn và làm gia tăng tỷ lệ sai sót.
Nếu bạn nghĩ mình là ngoại lệ thì cũng theo nghiên cứu, chỉ 2% dân số có khả năng làm việc đa nhiệm hiệu quả. Đối với 98% còn lại, tất cả những gì làm việc đa nhiệm gây ra là khiến chúng ta làm việc kém năng suất hơn khoảng 40% và mắc nhiều lỗi hơn khoảng 50% so với những người không làm việc đa nhiệm.
5. Tập thể dục hàng ngày.
Tập thể dục là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bản thân và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng cường năng suất làm việc cũng như sự linh hoạt của đầu óc. Theo khoa học, thói quen tập thể dục hàng ngày sẽ giúp tăng cường các tế bào “ty thể” trong cơ thể, những tế bào này có nhiệm vụ tăng cường và chuyển đổi năng lượng.
Do đó, thói quen này sẽ giúp gia tăng mức năng lượng và giúp bạn làm việc hiệu quả hơn xuyên suốt một ngày dài. Bạn không nhất thiết phải tập các bài tập thể dục với cường độ mạnh. Trong một nghiên cứu của Đại học Georgia, các nhà nghiên cứu đã so sánh ba nhóm người: những người không tập thể dục, những người tập thể dục hàng ngày ở cường độ thấp và những người tập thể dục ở cường độ trung bình. Sau một thời gian thử nghiệm, những người tập thể dục cường độ thấp và trung bình có mức năng lượng ngày càng tăng và bỏ xa người không tập thể dục.
6. Xây dựng các thói quen tốt.
Hãy xây dựng những thói quen. Từ việc thức dậy vào cùng một thời điểm, đến việc tập luyện, ăh uống hàng ngày. Những thói quen quan trọng này giúp bạn không phải lãng phí sức lực của mình cho việc tạo ra một lịch trình mới mỗi ngày.
Mặc dù ban đầu có thể rất khó khăn và gò bó. Nhưng khi đã vượt qua được vài tuần đầu tiên, bạn sẽ thấy một ngày của mình năng suất hơn và có thêm nhiều thời gian, tinh lực cho các nhiệm vụ khác.
7. Lựa chọn những việc quan trọng cần phải làm.
Đừng tự khiến bản thân choáng ngợp bằng cách đưa quá nhiều nhiệm vụ vào to-do list của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những đầu việc quan trọng và khó khăn nhất trước và giải quyết nó. Điều này không chỉ giúp bạn tập trung vào các nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành mà còn nâng cao hiệu quả làm việc
Trước khi đi ngủ, hãy viết ra 6 điều quan trọng nhất bạn cần hoàn thành vào ngày hôm sau, liệt kê chúng theo thứ tự quan trọng. Sau đó, hãy bắt đầu ngày hôm sau với nhiệm vụ đầu tiên và không chuyển hướng cho đến khi nó được hoàn thành. Bất kỳ nhiệm vụ nào bạn đã không hoàn thành vào cuối ngày, hãy tiếp tục thêm chúng vào danh sách việc cần làm của hôm tới.
8.Thêm một chút “màu xanh”.
Thêm một cây xương rồng nhỏ hoặc một lọ hoa trên bàn làm việc sẽ không chỉ giúp cho nơi làm việc của bạn trông đẹp hơn mà còn có ảnh hưởng tích cực tới năng suất và hiệu quả làm việc.
Một nghiên cứu cho thấy những người làm việc tại một bàn làm việc có cây xanh sẽ có năng suất làm việc trung bình cao hơn 15% so với những người làm việc ở những chiếc bàn trống. Không chỉ vậy, khoa học còn chỉ ra rằng cây cối sẽ giúp thúc đẩy không khí trong nhà trong lành hơn, điều này gây ảnh hưởng tích cực tới việc cải thiện chức năng nhận thức của não bộ.
9. Dọn dẹp không gian xung quanh.
Một mẹo nhanh khác để tăng năng suất làm việc. Đó là dọn dẹp. Khi tâm trí bạn đang quá căng thẳng với các nhiệm vụ, việc dọn dẹp lại không gian làm việc có thể giúp não bộ phân tán sự chú ý, giảm tải áp lực từ công việc. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng môi trường làm việc lộn xộn sẽ dễ làm chúng ta mất tập trung hơn. Và từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
10. Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
Bạn đã bao giờ nằm trên giường trong tình trạng tắt hết đèn và dành vài phút cuối ngày để lướt internet bằng điện thoại thông minh? Và bây giờ, hãy giơ tay lên nếu vài phút đó đã biến thành nửa giờ, bốn mươi lăm phút hoặc thậm chí hai tiếng đồng hồ. Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể nghỉ ngơi thêm được bao nhiêu thời gian vào đêm đó và sẽ tỉnh táo thế nào vào ngày mai, nếu bạn chỉ đơn giản là đi ngủ khi vừa tắt đèn.
Và đây không chỉ là bài toán về thời lượng ngủ – nó còn là về chất lượng của giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhìn vào màn hình thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ có giấc ngủ kém chất lượng hơn – ngay cả khi họ ngủ nhiều như những người không nhìn vào thiết bị điện trước khi đi ngủ. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn với một giấc ngủ có chất lượng tốt hơn để có thể hoạt động với năng suất cao nhất vào ngày hôm sau.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.