Là một chương trình đào tạo dành cho các nhà quản trị và những người muốn trở thành nhà quản trị, MBA luôn yêu cầu người học cần có một số năm kinh nghiệm làm việc nhất để tiếp thu kiến thức của chương trình một cách tốt nhất.
 
Vậy những trải nghiệm làm việc nào mà bạn nên có để học chương trình MBA hiệu quả? Hãy cùng MBA Andrews điểm qua trong bài viết.

1. Tham gia vào quá trình đưa một sản phẩm ra thị trường.

Không quan trọng bạn làm điều đó tại một start-up hay trong một công ty đã có lịch sử lâu đời, đơn giản là không có kinh nghiệm nào có quý giá hơn kinh nghiệm biến một ý tưởng trở thành một thứ mà có người thực sự mua nó.

Ví dụ, khi bạn là nhà khởi nghiệp với một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời trong đầu, bạn sẽ phải trải qua việc bán ý tưởng cho các nhà đầu tư, xây dựng đội ngũ, tạo sản phẩm thử nghiệm, tinh chỉnh sản phẩm, tạo tài liệu cho việc tiếp thị, thiết lập sản xuất, xây dựng kênh phân phối, đào tạo nhân viên bán hàng, thiết lập hỗ trợ khách hàng và lại bắt đầu một vòng quay mới.

Trong suốt quá trình này, bạn sẽ phải tiếp xúc với cách tư duy của những nhà quản lý, kế toán, kỹ sư, nhà tiếp thị, nhân viên bán hàng và khách hàng. Quan trọng hơn, bạn học được cách sắp xếp tất cả những điều trên để chúng cùng hướng tới một mục tiêu chung. Có được những trải nghiệm thực tế này, các kiến thức mà bạn học được từ chương trình MBA được sẽ “thấm thía” hơn rất nhiều.

2. Trải qua một đợt cắt giảm nhân sự lớn.

Để trở thành một nhà lãnh đạo đúng nghĩa, bạn cần hiểu về bản chất con người. Và không có cơ hội nào ( theo một cách an toàn) tốt hơn để nghiên cứu về bản chất con người là ở trong một công ty sắp cắt giảm nhân sự quy mô lớn.

Ngay từ thời điểm ban lãnh đạo cấp cao nhất phủ nhận việc cắt giảm nhân sự sắp xảy ra (dấu hiệu chắc chắn là nó sắp xảy ra), việc cắt giảm quy mô lớn đã khiến nội bộ công ty rơi vào bất ổn.

Thời gian lúc này không phải là thước đo cho tình đồng nghiệp. Bởi vậy, một trong những điều đầu tiên bạn học được là, mặc dù đã từng cùng nhau làm việc ăn ý trong quá khứ, người đồng nghiệp bên cạnh bạn mấy năm trời có lẽ không phải là người mà bạn có thể tin được; hầu hết trong số họ sẽ lựa chọn đạp bạn đi nếu điều đó có thể giữ được vị trí của họ hoặc thăng tiến lên vị trí tốt hơn.

Khi những người đồng nghiệp bị cắt giảm khác nhanh chóng tìm được công việc mới, bạn sẽ hiểu rằng việc xây dựng những mạng lưới quan hệ bên ngoài công ty quan trọng như thế nào. Và Khi bạn chứng kiến những người quản lý của mình nói dối một cách thản nhiên (“phòng của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng”), bạn học được cách hoài nghi mọi việc theo một hướng đúng đắn.

Quan trọng nhất, bạn sẽ học được liệu mình có đủ cứng rắn để tiếp nhận áp lực, đủ tự tin để định vị lại bản thân và liệu bạn có thể giữ bình tĩnh để ra quyết định phù hợp trong thời điểm quan trọng hay không. Không một lớp học nào có thể dạy bạn điều này.

3. Tham gia vào chiến dịch bán một đơn hàng B2B lớn

Một số đơn hàng B2B chỉ đơn giản là vấn đề về tính năng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng, ví dụ như việc bán một chiếc ô tô hay bất động sản (mặc chúng cũng có nhiều thách thức theo cách riêng). Tuy nhiên, có những tình huống công việc bán hàng B2B không hề đơn giản như vậy.

Việc bán các dự án dài hạn, những dịch vụ “quan trọng” hay những đơn hàng thiết bị kỹ thuật lớn có thể mất hàng tuần, hàng tháng và thậm chí hàng năm. Giống như việc đưa một sản phẩm ra thị trường, các chiến dịch bán hàng dài hạn này cho bạn thấy được nhiều yếu tố của các hoạt động kinh doanh.

Với một tập đoàn kinh doanh, mỗi một quyết định chi một số tiền lớn cho bất cứ thứ gì đều cần đến sự đồng thuận của nhiều người. Sẽ có những người thuộc bên ủng hộ, bên phản đối hay các bên liên quan. Và mỗi bên lại nhìn nhận vấn đề của họ cùng giải pháp của bạn từ một góc độ khác nhau.

Song song với việc thương thảo, giải quyết các vấn đề khác nhau của khách hàng; bán một đơn hàng B2B lớn cũng đòi hỏi bạn phải biết cách giải quyết các vấn đề trong công ty, từ việc tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ cho công cuộc bán hàng của bạn thuận hơn đến việc chăm sóc khách hàng khi họ đã mua hàng.

4. Làm việc trong bộ phận hỗ trợ khách hàng

Hiếm có công việc nào khiến bạn “trầy trật” như hỗ trợ khách hàng và những người từng làm việc ở bộ phận này sẽ có được những kinh nghiệm, kiến thức quý báu mà chỉ có thể có được khi trải nghiệm thực chiến tại đây.

Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ phận hỗ trợ khách hàng là “đứa con ghẻ” của Marketing, bởi vậy nó đôi khi không nhận được sự tôn trọng từ phần còn lại của công ty. Nếu bên sản xuất làm ra những sản phẩm tào lao, bên marketing hứa hẹn quá nhiều hoặc các nhân viên bán hàng bán sai sản phẩm… thì chính bộ phận hỗ trợ khách hàng sẽ phải xử lý.

Những nhân viên hỗ trợ khách hàng luôn được kỳ vọng là người có thể biến các khách hàng giận dữ, thất vọng và thô tục thành những người vui vẻ, hài lòng và trung thành. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ thu thập, khảo sát khách hàng để đem về những thông tin quý giá cho phòng Marketing và phòng bán hàng. Là những người đi đầu chiến tuyến, những người hỗ trợ khách hàng được rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng nên một bản lĩnh cứng rắn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.