Các nhà tiếp thị có câu: “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, thì bất kỳ con đường nào cũng sẽ đưa bạn đến đó.” Nếu không có kế hoạch và một chiến lược hợp lý, làm thế nào bạn có thể biết bạn đang đi đâu hoặc bạn cần làm gì để đạt được điều đó? Dưới đây là năm bước để phát triển kế hoạch tiếp thị của bạn.

Bước 1: Ghi lại các Mục tiêu và Ngân sách mà bạn có

Trước khi bắt tay vào các chiến lược và thực thi, đội ngũ tiếp thị nên yêu cầu nhóm lãnh đạo xác định mục tiêu kinh doanh của họ trong 1-3 năm tới. Những mục tiêu có thể là tập trung hướng tới bên ngoài, tập trung vào bên trong hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai.

Khi phát triển các mục tiêu, hãy viết chúng ở định dạng SMART để đảm bảo tính rõ ràng. SMART là viết tắt của các cụm từ Cụ thể (Specific), Có thể đo lường (Measurable), Có thể đạt được (Attainable), Thực tế (Realistic) và Giới hạn thời gian (Time-bound). Chẳng hạn như:

  • Tăng doanh thu lên 30 phần trăm trong 12 tháng tới
  • Tăng gấp đôi doanh thu thông qua các nhà phân phối trong hai năm tới
  • Tăng khả năng sinh lời từ 25 lên 30% vào cuối năm

Trong khi bạn đặt mục tiêu kinh doanh, hãy nhớ đặt ra ngân sách tiếp thị. Một nguyên tắc chung để thiết lập ngân sách tiếp thị là từ 6 đến 12% tổng doanh thu. Tuy nhiên số tiền bỏ ra có thể cao hơn trong giai đoạn đầu khi bạn mới thiết lập nền tảng tiếp thị của mình.

Bước 2: Tiến hành Phân tích SWOT

Ở mục tiêu cuối cùng, bạn muốn hoạt động tiếp thị có thể cung cấp luồng khách hàng tiềm năng chất lượng cao và nhất quán nhằm giúp doanh nghiệp có được các cơ hội bán hàng mới và thúc đẩy tăng trưởng. Bạn muốn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thấy hài lòng và bị thu hút khi nghe lắng nghe các thông điệp của bạn. Bạn muốn số tiền mình bỏ ra cho hoạt động tiếp thị sẽ ở mức tối thiểu nhất.

Cách để đạt được tất cả những điều này là sử dụng những phương pháp tiếp thị thông minh dựa trên chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp khi có được cái nhìn tổng quan với phân tích SWOT. Hãy ghi lại Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Mối đe dọa (Threats) về vị trí cạnh tranh, thị trường mục tiêu, đối tượng mục tiêu, định vị / thông điệp hiện tại, sự trưởng thành của dịch vụ, đối tác kênh, v.v.

Bước 3: Xác định chi tiết đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn

Bạn có thể biết các thông tin cơ bản về những khách hàng tiềm năng có giá trị nhất và quy trình bán hàng mà công ty của bạn sử dụng để chuyển đổi họ từ khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng. Tuy nhiên, khi công ty của bạn phát triển, bạn sẽ không biết tình huống riêng của từng khách hàng tiềm năng và một thông điệp sẽ không thể nào phù hợp với tất cả. Bạn sẽ cần tùy chỉnh phương pháp tiếp thị của mình bằng cách hiểu thêm về tính cách người mua.

Tính cách người mua là những mô tả hư cấu về khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên dữ liệu nhân khẩu học, hành vi trực tuyến và suy đoán có hệ thống của bạn về quá khứ cá nhân, động cơ và mối quan tâm. Ví dụ: bạn có thể xác định một trong những nhân vật của mình là Phó Giám đốc Kỹ thuật Vince, một giám đốc điều hành kinh doanh, người này quan tâm nhất đến chi phí và hỗ trợ lâu dài. Nhân vật thứ hai có thể là Kỹ sư Elliot, một giám đốc kỹ thuật, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và muốn tìm hiểu sâu về khả năng kỹ thuật của sản phẩm hoặc cách bạn cung cấp dịch vụ. Elliot ảnh hưởng rất nhiều đến Vince, nhưng Vince đưa ra quyết định cuối cùng. Vince và Elliot có những mối quan tâm rất khác nhau.

Bước đầu tiên trong việc tạo ra tính cách người mua là suy nghĩ xem họ có thể là ai. Khi bạn đã có một danh sách đầy đủ của mình. Từ đây, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách các nhân vật bằng cách xem xét tác động của họ đến quyết định mua hàng cuối cùng, mối quan hệ của họ với công ty của bạn và quy mô của nhóm nhân vật đối tượng. Khi bạn đã hoàn tất quá trình tư duy, hãy tạo bắt đầu với các nhân vật thực sự của mình.

Bước 4: Phát triển các mục tiêu tiếp thị của bạn

Bạn đã có mục tiêu kinh doanh, hiểu biết về thị trường, nhận thức về đối tượng khách hàng mục tiêu, giờ đây bạn đã sẵn sàng tạo ra các mục tiêu tiếp thị của mình. Việc thiết lập mục tiêu là rất quan trọng khi điều chỉnh tổ chức tiếp thị, thu hẹp trọng tâm và thiết lập chiến lược tiếp thị tổng thể.

Việc ghi lại các mục tiêu rõ ràng đảm bảo đội nhóm của bạn luôn được định hướng để thực hiện các nỗ lực nhằm đạt được các ưu tiên tiếp thị hàng đầu. Như Bước 1, Viết ra các mục tiêu của bạn theo định dạng SMART nhằm giúp đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể.

Ví dụ: Mục tiêu tiếp thị SMART của bạn có thể là “tăng 15% số lượng khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn được chuyển đến bộ phận bán hàng vào quý 4 năm 2021”. Hãy nhớ, phát triển ít nhất ba và không quá năm mục tiêu tiếp thị.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động của bạn

Bây giờ bạn đã có mục tiêu tiếp thị và ngân sách, bạn đã sẵn sàng phát triển kế hoạch hành động của mình. Cách hiệu quả nhất để tiếp cận việc biến chiến lược tiếp thị thành kế hoạch thực thi là sử dụng cấu trúc chiến dịch. Bạn có thể coi các chiến dịch như một nhóm các hoạt động tập trung vào một chủ đề hoặc mục tiêu chung.

Với thời gian và ngân sách hạn chế, cách tiếp cận chiến dịch mang lại cho bạn bức tranh toàn cảnh trước khi bạn đi sâu vào vấn đề khó khăn về việc bạn sẽ sản xuất video mới nào, bạn sẽ chạy quảng cáo thông điệp nào, v.v.

Các chiến dịch có thể bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, từ việc ra mắt một sản phẩm lớn đến xây dựng nội dung để tăng lưu lượng truy cập web và khách hàng tiềm năng. Dưới đây là hai ví dụ về các chiến dịch tiếp thị và các mục tiêu cùng KPI của chúng:

Chiến dịch — Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi

Mô tả — Thông qua nội dung và hợp tác tiếp thị với các đối tác, thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng và chuyển đổi thành khách mua hàng
KPI 1 — Tăng khách hàng tiềm năng lên 35% mỗi tháng, trong vòng 3 tháng
KPI 2 — Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng từ 6% lên 8%

Chiến dịch — Tiếp thị cùng đối tác

Mô tả — Phát triển và triển khai chương trình đồng tiếp thị,

KPI 1 — Xuất bản ít nhất một phần nội dung đồng thương hiệu tạo ra khách hàng tiềm năng mỗi quý
KPI 2 — Tạo ra 100 khách hàng tiềm năng mới thông qua các hoạt động đồng tiếp thị

Chiến lược tiếp thị là một thứ cần rất nhiều thời gian để phát triển và luôn cần thay đổi linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc vạch ra một định hướng chiến lược rõ ràng sẽ đảm bảo rằng bạn có thể xây dựng được một kế hoạch tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp của bạn thông qua các chiến dịch tiếp thị có giới hạn về thời gian cũng như ngân sách.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.