Trước khi trở nên thành công, hầu hết các nhà quản trị nổi tiếng đều rất nhiều lần phải nhận ra rằng họ đã lựa chọn sai, dành thời gian cho các dự án sai và có thể là làm việc với sai người…
Nhưng bạn không thiết phải tự mình trải qua những sai lầm như họ. Mà thay vào đó, hãy học hỏi từ những sai lầm của họ để từ đó phát triển bản thân và sự nghiệp kinh doanh. Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công, hãy ngừng thực hiện năm điều sau:
1. Ngừng lên lịch họp nhóm thường xuyên.
Hãy chỉ họp khi thực sự cần. Trên thực tế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, tình trạng “ngập” trong các cuộc họp dài đằng đẵng dường như đã là một thói quen. Đáng buồn thay, các cuộc họp kéo dài lại không mang lại hiệu quả tích cực. Chúng chỉ làm nảy sinh hàng loạt vấn đề tiêu cực như lãng phí thời gian, nguồn lực, hủy hoại tinh thần và cảm hứng làm việc của nhân viên.
Hãy nghĩ về điều này: Khi bạn tổ chức một cuộc họp 10 người kéo dài 60 phút, bạn không chỉ lãng phí một giờ trong ngày của tất cả mọi người, mà bạn còn đang mất mười giờ làm việc cho cả nhóm của mình. Theo thống kê của Doodle, Những cuộc họp vô nghĩa đã khiến các doanh nghiệp Anh tiêu tốn đến 58 tỷ đô, còn ở Hoa Kỳ con số này lên tới 399 tỷ đô vào năm 2019.
Lời khuyên: Thay vì nói về những thứ cần hoàn thành, hãy dành thời gian để thực sự hoàn thành nó.
2. Ngừng tham gia vào mọi dự án.
Khi doanh nghiệp vẫn còn đang hoạt động với quy mô nhỏ, bạn có thể tham gia vào mọi dự án và quyết định mọi thứ. Nhưng khi nó phát triển hơn, nhà quản trị cần học cách buông tay. Nếu bạn không muốn bỏ công việc qua một bên hoặc ủy thác nhiệm vụ, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn không hoàn toàn tin tưởng vào những người mà mình đang thuê.
Là một nhà quản trị, bạn cần phải có khả năng ủy quyền. Khi bạn bắt đầu tin tưởng vào nhóm của mình và cho phép họ tự do thử nghiệm các ý tưởng và chiến lược mới, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để bắt đầu nhận thấy kết quả tích cực.
Lời khuyên: Hãy thuê những người biết nhiều hơn bạn. Trả lương cao cho họ, khiến họ hài lòng và họ sẽ giúp bạn trở thành chủ doanh nghiệp thành công hơn.
3. Ngừng nhìn quá xa.
Trong kinh doanh, mọi thứ luôn có thể thay đổi nhanh chóng. Công việc của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo là đặt công ty của mình vào vị trí có thể nhanh chóng thích nghi và xoay chiếu nếu cần thiết. Vậy nên, bạn không thể dành quá nhiều thời gian để nhìn về một tương lai xa xôi.
Điều này không có nghĩa rằng bạn không nên đặt mục tiêu dài hạn cho bản thân và đội ngũ của mình – bạn chắc chắn phải làm vậy. Chỉ là dừng dành toàn bộ thời gian để suy nghĩ về những thứ trong tương lai.
Thay vào đó, hãy tập trung vào hiện tại. Đặt những mục tiêu mà bạn và đội ngũ của mình có thể đạt được vào cuối tuần, tháng và quý. Tìm kiếm những thắng lợi và ghi nhận các cột mốc thành công trong suốt chặng đường – đó là một phần quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn và gây dựng lòng trung thành của đội ngũ.
Lời khuyên: Viết ra ba mục tiêu bạn muốn đạt được vào cuối tuần. Xem lại chúng vào cuối tuần và xem mình đã làm được những gì.
4. Ngừng đưa ra những giả định về khách hàng.
Thật dễ dàng để đưa ra các giả định về khách hàng, nhưng điều đó không hữu ích chút nào khi phát triển doanh nghiệp của bạn.
Một cuộc khảo sát gần đây của Bain & Company đối với 362 công ty cho thấy 80% công ty tin rằng họ mang lại “trải nghiệm vượt trội” cho khách hàng. Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát ở phía khách hàng, chỉ 8% các công ty được đánh giá thực sự mang lại trải nghiệm vượt trội.
Dù có giỏi đến đâu, bạn vẫn sẽ không thể đủ khả năng để đưa ra các giả định về cảm giác của khách hàng, những gì họ muốn, những gì họ cần trợ giúp hoặc những gì sẽ khiến họ quay lại… Để làm được điều này, doanh nghiệp cần dành thời gian thu thập các dữ liệu định lượng và định tính, để từ đó hiểu khách hàng của mình hơn.
Hãy thực hiện các cuộc khảo sát khách hàng, học hỏi từ các số liệu phân tích và trở thành một người lắng nghe tốt hơn. Khi ngừng đưa ra các giả định và bắt đầu tư duy từ những dữ liệu thực tế, bạn sẽ trở thành một nhà quản trị thành công hơn.
Lời khuyên: Hãy nói chuyện trực tiếp với một trong những khách hàng của mình mỗi quý. Đi kèm với các câu hỏi nhưng cũng sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ từ họ.
5. Ngừng sa đà vào sự cạnh tranh.
Đừng sa đà vào sự cạnh tranh. Hãy luôn chú ý đến các đối thủ và học hỏi từ họ, nhưng đừng lãng phí thời gian lo lắng về họ. Nếu bạn có một sản phẩm/dịch vụ tốt, một thương hiệu tốt, một đội ngũ nhân sự chất lượng và các quy trình trơn tru; thành công là điều rõ.
Rất nhiều nhà quản trị bị cuốn vào cuộc chiến cạnh tranh. Họ lãng phí thời gian và tiền bạc để tung ra các chiến dịch bôi nhọ và nhiều chiến thuật “bẩn” nhằm tổn thương đối thủ cạnh tranh của mình. Đừng rơi vào cái bẫy đó. Thay vì dành toàn bộ thời gian và năng lượng của bạn để lo lắng về sự cạnh tranh, hãy tập trung vào việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng, phát triển sản phẩm/dịch vụ tốt hơn và gắn kết một đội ngũ mạnh mẽ.
Lời khuyên: Nếu một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn hoạt động đặc biệt tốt, hãy phân tích và cố gắng học hỏi từ họ. Lấy những gì bạn học được và xem xét liệu có thể áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình hay không. Đừng cố gắng sao chép y nguyên, hãy học hỏi và làm điều gì đó tốt hơn.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.