Ngành kinh doanh nhà hàng và các quán ăn hiện nay vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, buộc doanh nghiệp cần có những quyết định điều chỉnh kinh doanh phù hợp hơn.
Trong bài viết này MBA Andrews sẽ gợi ý 5 phương án cắt giảm chi phí cho nhà hàng mà vẫn đảm bảo vận hành tốt trong thời kỳ hậu Covid 19.
1. Giảm chi phí mặt bằng.
Đối với nhà hàng, mặt bằng luôn tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn, thường dao động trong khoảng từ 15-25% doanh thu. Vị trí càng đắc địa và có khả năng thu hút nguồn khách hàng trực tiếp càng nhiều thì mức chi phí sẽ càng cao.
Ví dụ, cùng một diện tích nhà hàng nhưng khi ta thuê vị trí mặt tiền ở những con phố trung tâm thì mức giá có thể gấp 2, gấp 3 đôi khi là nhiều hơn so với bạn thuê trong ngõ. Vậy nên, để giảm thiểu chi phí này, chủ nhà hàng có thể bắt đầu cân nhắc đến việc lựa chọn những vị trí có giá thành thấp hơn song vẫn đảm bảo được lượng khách hàng ổn định.
Bên cạnh đó, việc tạm thời phải đóng cửa nhà hàng không có nghĩa là phải dừng lại hoàn toàn mô hình kinh doanh của mình, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi mà các hoạt động bán hàng trực tuyến đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều nhà hàng trong thời kỳ dịch bệnh này đã chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Việc chất lượng sản phẩm vẫn hoàn hoàn được đảm bảo mà lại còn được phục vụ tại nhà khiến nhiều khách hàng yêu thích.
Chính vì vậy, nếu chưa thể tìm kiếm được một mặt bằng thực sự tốt để phát triển công việc kinh doanh trực tiếp trong thời kỳ hậu Covid19, các nhà hàng có thể cân nhắc việc tiếp tục phát triển theo hướng kinh doanh trực tuyến để có thể tiếp cận người dùng hiệu quả hơn và tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
2. Chuẩn hóa quy trình vận hành.
Nhiều nhà hàng rơi vào tình trạng thất thoát doanh thu vì quy trình vận hành còn rườm rà, quản lý lỏng lẻo và tốn nhân lực. Chẳng hạn như việc phân bổ nguồn lực không phù hợp khiến nhiều nhà hàng hoạt động chưa hiệu quả mà vẫn tốn kém trong việc chi trả tiền lương mỗi tháng.
Trên thực tế, quản lý nhà hàng không phải là một công việc đơn giản, công việc này bao gồm rất nhiều nhiệm vụ. Từ quản lý nhân viên, quản lý thực đơn, quản lý việc đặt bàn, quản lý kho bếp, nguyên liệu cho đến quản lý, giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng…
Với một khối lượng công việc lớn và phức tạp, việc chuẩn hóa và cải thiện các quy trình nên luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu với hoạt động kinh doanh nhà. Để chuẩn hóa quy trình vận hành, các nhà quản lý nên bắt đầu bằng việc phân công rõ nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của từng nhân sự trong bộ máy kinh doanh. Tiếp theo đó, việc ứng dụng quản lý phân cấp sẽ là cách thức tốt mà các nhà quản lý có thể làm để tối ưu doanh thu cho nhà hàng.
3. Điều chỉnh thực đơn phù hợp.
Con số lý tưởng cho chi phí thực phẩm nên nằm trong khoảng từ 15% đến 30% ngân sách của nhà hàng. Ta có thể thấy con số này dao động trong một khoảng khá lớn. Và nếu nghiêm túc về việc cắt giảm ngân sách, ta hoàn toàn có thể tính toán chi tiết để tối ưu hóa thực đơn.
Đầu tiên, nhà quản lý nên đánh giá tổng quát tất cả món ăn trên thực đơn và phân loại chúng dựa vào các tiêu chí chẳng hạn như những món ăn được khách hàng yêu thích hay những món ăn đem lại lợi nhuận cao…
Từ các số liệu cụ thể, ta có thể đưa ra quyết định ví dụ như: loại bỏ những món ăn ít được thực khách chú ý và tập trung vào những món có tỉ lệ được yêu thích cao hay những món đem lại lợi nhuận tốt. Việc tạo nên những thực đơn giới hạn các món ăn ưa chuộng, dễ chế biến cũng sẽ giúp nhà hàng tối ưu chi phí hơn một thực đơn với những món ăn cầu kỳ phức tạp trong khi tần suất gọi món lại không cao.
4. Sử dụng các kênh truyền thông giá rẻ hoặc miễn phí.
Thông thường, các nhà hàng luôn phải dành một khoản chi phí cho hoạt động quảng cáo với mục đích mở rộng độ phủ sóng của thương hiệu và gia tăng lượng khách hàng.
Tuy nhiên, trong thời điểm cần cắt giảm các vấn đề chi tiêu, nhà quản lý cũng cần xem xét lại chiến lược truyền thông, tạm ngưng những hoạt động quảng cáo đắt đỏ và tìm kiếm các chiến lược tiếp thị mới.
Chẳng hạn như ta có thể đăng các bài viết về nhà hàng trên các hội nhóm yêu thích ẩm thực trên mạng xã hội hay thuê các Food Reviewer với mức chi phí thấp để quảng bá hình ảnh nhà hàng.
5. Chăm sóc tốt khách hàng cũ
“20% khách hàng cũ có thể tạo ra 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp.” Khách hàng thân thiết là người đã và đang yêu thích nhà hàng. Bên cạnh việc tiếp tục quay lại với nhà hàng thì họ cũng sẽ giới thiệu nhà hàng đến bạn bè và người thân của mình.
Điều này có nghĩa là nhưng người quản lý nhà hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ và quan tâm đến nguồn khách hàng cũ nhiều hơn, nếu muốn gia tăng doanh số mà không cần phải thường xuyên đốt tiền cho quảng cáo.
Một số chiến lược hiệu quả có thể sử dụng ví dụ như: Mở thẻ khách hàng thân thiết, tặng quà trong ngày sinh nhật, giảm giá khi khách hàng cũ đi ăn tại nhà hàng với 4 người trở lên…
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.