Những thay đổi của xã hội, văn hóa, kinh tế cùng công nghệ luôn có ảnh hưởng sâu rộng tới chiến lược quản lý thương hiệu.

Năm 2019 là năm chuẩn bị trước khi bắt đầu một thập kỷ mới. Nhiều nguyên tắc xây dựng thương hiệu trong thập niên vừa qua cũng đang dần bị thay thế bởi những nguyên tắc mới phù hợp hơn với thực tế. Dưới đây là những xu hướng quản lý thương hiệu mới.

1. Tương tác với người tiêu dùng

Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất chính là vai trò quan trọng của người tiêu dùng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Các công ty không thể nào tiếp tục cho rằng người tiêu dùng sẽ thụ động tiếp nhận các hoạt động marketing và giả định rằng mình đang nắm giữ và điều khiển các nguyên tắc.

Ngày nay, người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thương hiệu và tác động trực tiếp đến thông điệp, vị trí và phương thức tiếp thị của các doanh nghiệp. Với sự phát triển của thời đại công nghệ, người tiêu dùng đang trở nên cởi mở hơn và thường xuyên cung cấp các phản hồi, đánh giá thông qua những nền tảng trực tuyến và các trang mạng xã hội. Điều này cũng tạo nên một số thách thức trong việc thu hút người tiêu dùng và quản lý thương hiệu.

“Thương hiệu sáng tạo và đồng hành với khách hàng không đơn thuần tạo ra các chiến dịch quảng cáo để kích thích người tiêu dùng mua hàng mà họ đang “hợp tác với khách hàng trong truyền thông”. Họ không cho rằng mình giỏi nhất mà “Chúng tôi luôn học hỏi và quá trình học hỏi được dựa trên nhu cầu của khách hàng”.”

2. Chiến lược thương hiệu mới

Các công ty hiện nay đang cố gắng đơn giản hóa và củng cố nền tảng thương hiệu của họ bằng cách sử dụng ít thương hiệu hơn để làm cho những thương hiệu hiện có mạnh nhất có thể.

Trong quá trình thực hiện điều này, các công ty hướng tới việc tìm tòi những cách mới mẻ để tiếp cận đánh vào cảm xúc của người tiêu dùng. Song song với đó, họ cũng phát triển và thực hiện các loại hoạt động tiếp thị khác nhau để xây dựng và duy trì giá trị thương hiệu của công ty.

Phần quan trọng nhất của quá trình xây dựng thương hiệu là khi bắt đầu thiết lập một nền tảng vững chắc về nhận thức thương hiệu với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần phải biết thương hiệu đó là gì, phải nhận thức tên và hình ảnh của nó, phải biết nó sẽ giải quyết nhu cầu gì và phải biết tại sao nó lại có giá trị và đáng để bỏ tiền mua.

3. Tác động của công nghệ

Công nghệ và Internet luôn là một trong những chủ đề chính của mọi vấn đề của đời sống xã hội ở thời đại ngày nay. Và quản lý thương hiệu cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng 4.0 này.

Người tiêu dùng giờ đây có khả năng tiếp cận nhiều thông tin hơn về các thương hiệu thông qua những website, các đánh giá trên blog và mạng xã hội trực tuyến… Bất kể các công ty đã có sự chuẩn bị đầy đủ hay chưa, sự phát triển của công nghệ đã làm tăng đáng kể mức độ minh bạch và tính sẵn có của các thông tin.

Ngày nay, thành công thương hiệu được quyết định bởi các công ty có thể tận dụng công nghệ một cách thông minh để có thể tìm hiểu những gì đang xảy ra với người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp nói chung; và gây dựng, quảng bá thương hiệu.

Tuy nhiên, nếu cứ giả định rằng công nghệ số là câu trả lời duy nhất để quảng bá thương hiệu thì đó là cách tư duy chưa đủ sâu về hành vi tiêu dùng. Phần nhiều chúng ta hiện diện trên các kênh trực tuyến nhưng vẫn sống trong một thế giới thực và việc chia sẻ những câu chuyện không chỉ giới hạn trong phạm vi mạng xã hội. Vậy nên để thành công hơn, các thương hiệu vẫn cần chú trọng tới sáng tạo và có chiến lược về tổng thể.

4. Yếu tố không thay đổi

Một số yếu tố quan trọng trong quản lý thương hiệu không thay đổi mà chúng chỉ chuyển đổi để thích ứng với các xu hướng.

Ví dụ như việc sử dụng hình ảnh những nhân vật nổi tiếng “cỡ bự” đang trở nên nhàm chán và thiếu tính mới mẻ. Luôn tồn tại những thị trường ngách với những nhóm khách hàng thực sự ủng hộ thương hiệu. Thay vì sử dụng dụng những nhân vật nổi tiếng lớn với chi phí thực sự tốn kém, nếu một thương hiệu có thể tìm thấy những đối tượng chưa quá nổi tiếng nhưng có sức ảnh hưởng tới đối tượng khách hàng của mình trên các kênh truyền thông và chuyển đổi họ thành người phát ngôn thì đây sẽ là tiếng nói độc đáo và thú vị so với một ai đó có lẽ chưa bao giờ thực sự sử dụng thương hiệu.

5. Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ

98% trong số khoảng 500.000 doanh nghiệp trong nước hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ..Số lượng doanh nghiệp nhỏ vẫn đang phát triển và cách tiếp cận thương hiệu của họ cũng gần giống như với các công ty lớn.

Họ vẫn sẽ sử dụng các chiến lược marketing truyền thống như phân khúc và định vị thị trường rồi sau đó tăng trưởng và hòa nhập. Nhưng điều quan trọng nhất là Internet và công nghê đã san bằng sân chơi tiếp thị và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ. Để thành công, các doanh nghiệp nhỏ cần nắm bắt cơ hội này và phải phải tập trung vào xấy dựng một thương hiệu mạnh và phô bày những giá trị quan trọng của công ty mình.

Quản lý thương hiệu thành công là khi mọi người trong công ty hiểu rõ về những gì mà thương hiệu đại diện và hành động gì của họ có thể xây dựng hoặc làm tổn hại thương hiệu. Điều này có nghĩa là các công ty phải theo dõi những gì nhân viên của họ truyền tải trên các nền tảng truyền thông xã hội liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và công ty. Tất cả nhân viên nên được khuyến khích báo cáo những ý kiến quan sát, đánh giá của họ về thương hiệu và công ty cho các nhà quản lý hoặc các phòng Marketing. Và điều quan trọng cuối cùng là các công ty cần đồng bộ hóa các hoạt động quản lý thương hiệu từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.