Hiếm khi nào ta thấy hai từ “hướng nội” và “lãnh đạo” xuất hiện trong cùng một câu. Nhận thức chung cho rằng người hướng ngoại thường có thể diễn thuyết xuất sắc trước công chúng và có thể là mắt xích quan trọng trong việc kết nối đội nhóm tới mục tiêu chung – hai điều thường được mong muốn ở các nhà lãnh đạo – và người hướng nội thường không có.

Tuy nhiên, nếu một lãnh đạo hướng nội phải học tập những phẩm chất của người hướng ngoại để hoàn thiện bản thân mình trong vai trò dẫn dắt, thì những nhà lãnh đạo hướng ngoại cũng cần phải học tập những đặc tính của người hướng nội để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

1. Họ được thúc đẩy bởi năng suất, không phải tham vọng.

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về người hướng nội là họ ít có động lực để trở nên thành công giống như những người hướng ngoại. Tuy nhiên, sự thật là họ chỉ đơn giản được thúc đẩy bởi các yếu tố khác và họ đo lường thành công của mình cũng bằng các yếu tố khác.

Thay vì được công nhận và thăng tiến chuyên môn cá nhân, một nhà lãnh đạo hướng nội cảm thấy hài lòng hơn khi có thể duy trì năng suất và chất lượng công việc của cả đội ngũ ở mức độ cao. Những nhà lãnh đạo hướng ngoại nên học tập điều này nhưng vẫn duy trì những động lực thúc đẩy vốn có của bản thân để luôn có cảm hứng làm việc, dù ở trong tình huống nào.

2. Họ không thích quản lý vi mô

Bởi vì được thúc đẩy bởi chất lượng và năng suất, Người hướng nội thường là những người khiêm tốn và không thích là trung tâm của ánh đèn sân khấu. Họ có xu hướng để nhân viên của mình phụ trách nhiều hơn, cho họ quyền tự do thực hiện ý kiến ​của mình và xử lý các tình huống.

Với họ, điều quan trọng là hướng dẫn và định hướng nhân viên của mình làm việc và phát triển bản thân chứ không phải quản lý vi mô. Quản lý vi mô làm giảm tinh thần, khiến nhân viên cảm thấy ngột ngạt, kìm hãm sự sáng tạo và dẫn đến bất mãn.

3. Họ là những người lắng nghe tuyệt vời

Với bản chất quan sát và chu đáo, những người hướng nội cũng là những người lắng nghe tuyệt vời.

Những nhà lãnh đạo tài ba không chỉ nói mà luôn lắng nghe nhân viên, người tiêu dùng và bất kỳ ai khác xung quanh họ. Họ lên tiếng về ý tưởng của mình nhưng cũng cởi mở với phản hồi và thay đổi. Họ cân nhắc các ý tưởng của nhân viên và thực sự lắng nghe khi họ không hài lòng về điều gì đó.

Người hướng nội biết rằng lắng nghe là chìa khóa để học hỏi… và học hỏi là chìa khóa để phát triển – cả với tư cách là một nhà lãnh đạo và một tổ chức.

4. Họ xây dựng các kết nối sâu sắc hơn.

Người hướng nội không thích những cuộc nói chuyện vô thưởng vô phạt. Họ tìm kiếm những cuộc trò chuyện có chiều sâu. Điều này khiến ta quay trở lại tầm quan trọng của việc biết lắng nghe. Các nhà lãnh đạo hướng nội rất giỏi trong việc quan tâm và thực sự dành thời gian để hiểu nhân viên và tổ chức của họ. Họ giàu lòng trắc ẩn và luôn nỗ lực để cân bằng giữa nhu cầu và mong muốn của nhân viên và mục tiêu công việc.

Mặc dù họ có thể không trò chuyện cởi mở với tập thể, nhưng những người hướng nội rất giỏi trong việc phát triển các kết nối sâu sắc, có ý nghĩa với nhân viên và khách hàng trong môi trường một đối một. Việc tập trung vào xây dựng những mối quan hệ chân chính này chính là chìa khóa để một nhà lãnh đạo có thể hòa hợp với từng thành viên trong nhóm.

5. Họ kiên định và không dễ bị phân tâm.

Người hướng nội có khả năng loại bỏ những xao lãng và tập trung tốt hơn. Họ lấy năng lượng từ bên trong, và do đó, họ có thể dễ dàng tập trung vào công việc đang làm mà không bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài.

Khả năng tập trung trong bối cảnh bị phân tâm càng làm tăng cường những phẩm chất khiến người hướng nội trở thành những nhà lãnh đạo tuyệt vời. Họ luôn kiên định và không bị nao lòng, lạc hướng trên con đường hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình.  Albert Einstein đã từng nói, “Không phải tôi quá thông minh, mà là tôi ở lại lâu hơn với các vấn đề.”

Mặt khác, việc tập trung vào công việc không chỉ giúp mang lại kết quả tốt hơn mà còn khiến nhà  lãnh đạo trở thành một tấm gương tích cực cho đội ngũ cấp dưới của mình.

6. Họ giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, không vội vàng và hấp tấp.

Khả năng giải quyết vấn đề luôn là yếu tố mấu chốt để đánh gia một nhà lãnh đạo. Và theo nghiên cứu khoa học, những người hướng nội thường có chất xám dày hơn ở vỏ não trước trán, đây là vùng não diễn ra suy nghĩ trừu tượng và liên quan đến khả năng ra quyết định. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người hướng nội ít có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Những điều này khiến cho những người hướng nội thường đưa ra quyết định sau khi đã suy nghĩ kỹ và suy nghĩ một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Và bởi vì chất lượng công việc luôn là mục tiêu của những người hướng nội, họ không thích sự tầm thường. Ví dụ, một nhà lãnh đạo hướng nội sẽ ít có khả năng phê duyệt dự án hơn nếu các thành viên khác trong nhóm phản đối hoặc nghi ngờ. Người lãnh đạo hướng nội sẽ muốn đảm bảo sự thành công của dự án bằng cách giải quyết những vấn đề xung đột để đạt được sự thống nhất trước khi tiến lên phía trước. Nếu bất đồng nảy sinh, việc ít quan tâm đến địa vị xã hội sẽ mang lại lợi thế cho một nhà lãnh đạo hướng nội trong việc giải quyết vấn đề vì lợi ích công việc chung.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.