Trở thành nhà quản lý hay giám đốc tiếp thị là những cột mốc quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp của một Marketer. Tuy nhiên, đi kèm với sự hấp dẫn của vị trí này là không ít những thách thức. Nhiều chuyên viên tiếp thị làm rất tốt trong những công việc chuyên môn của mình như sản xuất nội dung hoặc thực hiện nghiên cứu, nhưng họ lại thiếu đi các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trở thành nhà quản trị giỏi.

Học MBA chính gốc Mỹ – Sẵn sàng để trở thành nhà quản trị trong thời đại toàn cầu

Vậy, đâu là điều kiện cần thiết để trở thành một nhà quản lý tiếp thị tài ba và đâu là những điều cần tránh để có thể xây dựng một đội ngũ tiếp thị vững mạnh? Hãy cùng MBA Andrews tìm hiểu một phần về chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Biết vai trò của mình với tư cách là một nhà quản lý tiếp thị.

Nếu bạn đã từng là một nhóm trưởng hoặc nhà quản lý và đang có mục tiêu hướng tới vị trí cao hơn, khả năng cao là bạn đã có một số kinh nghiệm làm việc ở các bậc thấp hơn của hệ thống phân cấp tiếp thị.

Những kinh nghiệm này có vai trò rất lớn trong việc giúp bạn nắm bắt được quy trình làm việc của một nhà quản trị cũng như kiểm soát chất lượng công việc. Tuy nhiên, không ít người dù đã lên vị trí quản lý nhưng vẫn sa đà vào chuyên môn mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là quản lý tổng thể . Hãy nhớ, lúc này vai trò của bạn không phải là một chuyên gia sáng tạo, người tạo ra những nội dung xuất sắc; mà là trở thành một nhà quản lý tài giỏi, người sẽ định hướng cho đội nhóm của mình đến với thành công; điều phối công việc và mối quan hệ giữa các thành viên trong đội ngũ, cân đối các khoản chi phí để đưa ra một chiến lược truyền thông phù hợp với ngân sách…

Nhìn chung, Có rất nhiều kỹ năng mà một chuyên gia tiếp thị cần phải phát triển trước và sau khi trở thành một nhà quản lý. Ví dụ như phần lớn công việc của bạn có thể sẽ liên quan đến việc lập ngân sách, vì vậy bạn nên nâng cao hiểu biết về tài chính nếu một ngày nào đó bạn muốn trở thành giám đốc tiếp thị.

Không phải tất cả các nhà quản lý tiếp thị đều là thiên tài trong lĩnh vực tài chính, nhưng những nhà quản lý muốn xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả cần có hiểu biết toàn diện về tiền bạc theo cách mà các chuyên gia tiếp thị không làm được. Bạn cũng sẽ cần trở nên thành thạo trong việc truyền đạt các chủ đề phức tạp cho cấp dưới của mình, bởi họ có thể không có đủ kinh nghiệm trong ngành hoặc trình độ học vấn tương đương với một người quản lý như bạn. Bên cạnh đó, những nhà quản lý tiếp thị giỏi nên dành thời gian cho các thành viên trong nhóm và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Nếu không, toàn bộ mọi thứ sẽ đổ bể.

Điều quan trọng trong việc lãnh đạo một đội nhóm.

Nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm lãnh đạo, trở thành nhà quản lý tiếp thị có thể sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng sợ. Trở ngại lớn nhất cần vượt qua là các nhà quản lý tiếp thị phải đặc biệt hiểu cách thiết lập tầm nhìn rõ ràng cho đội nhóm trước khi cho phép các thành viên trong nhóm thực hiện tầm nhìn đó theo cách hiệu quả nhất có thể.

Đôi khi, một số cấp dưới xuất sắc sẽ có một kế hoạch hoặc cách tiếp cận mới mà bản thân bạn không thể nghĩ ra (do sự khác biệt trong cách phát triển về trình độ chuyên môn). Và trong tình huống này, một nhà quản lý tiếp thị xuất sắc cần phải hỗ trợ và tạo điều kiện cho họ.

Bạn cũng nên biết rằng người lãnh đạo một nhóm cần phải chịu trách nhiệm về những thất bại và sai lầm của mình và cả đội ngũ. Đôi khi, các nhà quản lý tiếp thị sẽ phải gánh chịu những sai lầm không đáng có vì họ chưa quen thuộc với vị trí quản lý. Hãy ghi nhớ và học hỏi về vị trí quản lý từ khi còn ở vị trí chuyên viên, đây là một cách thức hiệu quả để hạn chế những sai lầm trong tương lai của chính bạn.

Học MBA tại Việt Nam – Nhận bằng chính gốc Mỹ

Ví dụ, nhiều nhà quản lý tiếp thị cấp cao cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện của các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm khác và chỉ thuê những ứng viên không đủ tiêu chuẩn để đảm bảo họ vẫn là người dẫn đầu. Bằng cách tước đi kiến ​​thức chuyên môn cần thiết cho đội ngũ của mình, họ đang hành động như một người quản lý tồi.

Các nhà quản lý tiếp thị giỏi cũng cần biết khi nào nên để một nhân viên làm việc kém hiệu quả ra đi. Nếu tổ chức của bạn không đạt được các mục tiêu tiếp thị, rất có thể đội nhóm hiện tại của bạn đang chưa được sắp xếp hợp lý.Các nhà sản xuất nội dung mờ nhạt cần được thay thế bằng những người năng động, sáng tạo và luôn tìm tòi học hỏi. Nếu không tự mình đưa ra những quyết định khó khăn về việc tuyển dụng và sa thải với tư cách là một nhà quản lý tiếp thị, bạn sẽ không bao giờ có thể phát triển hơn nữa trong sự nghiệp của bản thân.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tuyển dụng hoặc những nhân viên trong đội nhóm đang phải kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, việc dựa vào những nhân viên tự do hoặc các bên thứ ba có thể sẽ là một phương pháp hiểu quả giúp bạn đảm bảo chất lượng công việc cũng như kiểm soát tốt ngân sách của mình.

Học cách thực hiện những thay đổi.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ thành công thương mại của nhà quản lý tiếp thị là khả năng thực hiện những thay đổi. Nhiều người có thể nhận ra nhu cầu thay đổi, nhưng tương đối ít người trong số họ có thể thực sự có thể thực hiện thay đổi. Điều này là do sự thay đổi vốn dĩ thường gây ra sự xáo trộn và đe dọa đến hiện trạng. Các nhà quản lý tiếp thị giỏi là những chuyên gia luôn biết cách thực hiện các thay đổi trong toàn thể mà không làm gián đoạn công việc của các thành viên trong nhóm.

Đôi khi, bạn sẽ không thể tin tưởng vào sự trợ giúp của đội nhóm khi thực hiện các thay đổi. Điều này là do các chuyên gia nội dung của bạn và các thành viên khác trong nhóm có thể còn phải bận tâm đến nhiệm vụ khác; bạn buộc bạn phải vật lộn với sự thay đổi một mình. Tuy nhiên, tiếp thị luôn thay đổi và những người quản lý không thể thành thạo trong việc triển khai những đổi mới sẽ nhanh chóng lỗi thời và bị thay thế.

Và có những lúc, các thay đổi mà bạn triển khai sẽ không liên quan gì đến nhóm của bạn mà liên quan đến vấn đề chiến lược trong ngân sách, cách thức tiếp cận khách hàng. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần dựa vào khả năng tài chính của mình để lập luận rằng cần có những thay đổi nhất định từ góc độ ngân sách.

Ở những vấn đề khác, bạn sẽ phải lập luận một cách rõ ràng rằng chỉ cần xây dựng một số thay đổi nhất định trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu sẽ đem lại hiệu quả lớn. Thông thường, CEO hay khách hàng sẽ do dự trong việc thực hiện những thay đổi sâu rộng làm xáo trộn công việc trước đó hoặc gây ảnh hưởng đến các khoản đầu tư trong quá khứ, nhưng công việc của bạn với tư cách là người quản lý tiếp thị là dẹp bỏ những nghi ngờ này và buộc phải thông qua những đổi mới, tuy đau đớn nhưng cần thiết.

Bạn cần phải chịu trách nhiệm.

Cuối cùng, những nhà quản lý marketing giỏi cần phải chịu trách nhiệm về những thất bại của họ. Đây là ngành tiếp thị – thất bại là điều không thể tránh khỏi, vì ngay cả người tiêu dùng không phải lúc nào cũng biết họ muốn mua gì. Nếu bạn phản ứng với thất bại bằng cách suy sụp, đổ lỗi cho nhóm của bạn và từ chối thực hiện những thay đổi rất cần thiết, bạn sẽ tiếp tục chìm đắm trong sự mù mờ. Các nhà quản lý tiếp thị thực thụ sẽ chịu trách nhiệm cho những thất bại của họ, xác định nguyên nhân khiến cho chiến lược tiếp thị nhất định phản tác dụng và đưa ra kế hoạch để làm tốt hơn trong tương lai.

________

Nếu những điều trên nghe có vẻ khó khăn, đó là bởi vì trở thành nhà quản lý tiếp thị giỏi chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn muốn trở thành một nhà quản lý tiếp thị tài ba? Hãy bắt đầu bằng việc nhắc mình luôn luôn chú trọng cải thiện bản thân trước và sau khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo đội nhóm và bạn sẽ thành công.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.