7 bí quyết để nhà lãnh đạo xây dựng đội nhóm hiệu quả
Hiện nay, trong doanh nghiệp vai trò của làm việc nhóm rất quan trọng. Sự thấu hiểu và kết hợp của các thành viên sẽ giúp công việc năng suất, đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để xây dựng nhóm làm việc ăn ý, hoàn hảo.
Vì vậy, bạn cần phải hiểu sự gắn kết giữa các nhân viên là như thế nào ?
Chúng ta có định nghĩa employee engagement – chỉ sự gắn kết của nhân viên là những suy nghĩ, cảm nhận của họ về công ty và cách họ hành xử (ví dụ như làm việc) dựa trên những suy nghĩ và cảm nhận đó.
Vậy việc đầu tiên người quản lý một đội nhóm kinh doanh cần phải làm đó chính là gắn kết nhân viên của mình và cách tạo động lực thúc đẩy họ trong công việc.
Mục tiêu cuối cùng là để cả nhóm hỗ trợ, đi lên cùng nhau, song song với sự phát triển của doanh nghiệp.
Bài viết sau đây, MBA Andrews sẽ liệt kê cho bạn 7 bí quyết để có thể gây dựng nên đội nhóm tuyệt vời.
1.Xây dựng mục tiêu, nguyên tắc chung
Cơ sở đầu tiên để có được đội nhóm gắn kết chính là có mục tiêu chung. Bạn cần tìm những người có chung chí hướng, chung suy nghĩ với mình, từ đó tập hợp họ lại. Đây chính là điểm bắt đầu cho bất kì nhóm làm việc nào.
Bởi khi xác định được điểm đến mình mong muốn thì công việc mới được đảm bảo sẽ phát triển đúng theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, môi trường nào cũng cần có những nguyên tắc chung để mọi người làm việc có quy củ. Những quy định phải phù hợp để nhân viên có trách nhiệm với công việc mình được giao.
Phạt đúng lỗi, thưởng kịp thời sẽ khiến các thành viên nghiêm túc và có động lực phấn đấu hơn. Với tư cách là người đứng đầu nhóm, bạn chỉ nên đề xuất những mục tiêu hay nguyên tắc mang tính chất nền tảng. Sau đó lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người và quyết định những quan điểm được nhiều sự đồng tình nhất.
2. Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên
Con người không có ai hoàn hảo, mỗi người đều có những thế mạnh và hạn chế riêng biệt. Chính vì điều này, bạn cần phải chủ động tìm hiểu và nắm bắt được trình độ, khả năng thành viên của nhóm mình.
Bạn có thể khai thác năng lực của nhân viên thông qua CV, những công việc thực tế đảm nhiệm và kết quả đạt được hay chính sự đánh giá từ các thành viên khác ở trong team. Và sau những quan sát của bản thân, bạn hãy tổng hợp lại và từ đây sẽ đánh giá được chung nhất năng lực từng nhân viên.
3. Phân công việc phù hợp với năng lực
Khi bạn đã nắm rõ được ưu điểm của từng thành viên thì điều bạn cần làm tiếp theo chính là có kế hoạch giao công việc phù hợp cho họ.
“Đúng người đúng việc” sẽ giúp mỗi cá nhân phát huy được hết khả năng của bản thân. Làm việc đúng sở trưởng khiến các thành viên thấy hào hứng, có động lực và cố gắng hết mình để hoàn thành. Mỗi mảnh ghép đẹp đẽ, vừa vặn sẽ tạo nên một bức tranh hoàn hảo.
Ngược lại nếu như bạn đưa cho nhân viên của mình những công việc không đúng với năng lực thì sẽ xuất hiện tâm lý chán nản, chất lượng cũng vì thế mà giảm sút, không như kỳ vọng.
4. Luôn có niềm tin vào đồng đội
Khi làm việc teamwork, bạn cần phải có sự tin tưởng với những cộng sự của mình. Nhà quản lý cần chủ động khuyến khích các thành viên của mình để họ có thêm động làm việc.
Đôi khi chỉ cần một câu nói khích lệ đơn giản như : “Tôi tin cậu có thể làm tốt được việc này” hay “Những đóng góp của cậu công ty luôn ghi nhận và cậu sẽ có phần thưởng xứng đáng”. Bởi cùng một vấn đề nhưng mỗi người chúng ta sẽ có những góc nhìn, đánh giá và cách giải quyết khác nhau.
5. Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu
Là trưởng nhóm không có nghĩa lúc nào bạn cũng đúng, chính vì vậy bạn cần chủ động lắng nghe đóng góp từ các thành viên trong nhóm.
Khi có được những ý kiến tốt nhất thì bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất, giúp đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Bên cạnh đó với cương vị là người quản lý nhóm bạn cũng nên tiên phong trong vấn đề này để các thành viên trong team noi theo, biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau để có thể phối hợp và làm việc ăn ý hơn.
6. Đánh giá công bằng
Trong công việc trước khi đưa ra các quyết định bạn nên đưa ra những lời giải thích rõ ràng, khéo léo để tạo sự đồng thuận, tránh những mâu thuẫn bất đồng nhóm do chọn phương án của người này mà không chọn của người kia.
Để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm bạn cũng cần đảm bảo sự công bằng trong cách đánh giá năng lực cho từng thành viên.
Tương tự, việc thưởng phạt cho các thành viên cũng cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, tuân thủ đúng quy định của nhóm, phòng ban hoặc công ty trước đó để đảm bảo có được sự đồng thuận của mọi người.
7. Thẳng thắn chia sẻ
Là quản lý bạn cũng cần chủ động chia sẻ các thành quả đạt được để nâng cao tinh thần và hiệu quả làm việc của các thành viên.
Bên cạnh đó bạn cũng nên là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm làm việc cá nhân và khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ để thúc đẩy sự phát triển năng lực của mỗi thành viên, tạo sự thấu hiểu để mọi người có thể phối hợp làm việc ăn ý với nhau hơn trong công việc.
Để xây dựng được nhóm làm việc ăn ý là điều không khó, bí quyết là bạn cần chủ động và linh hoạt trong việc hoạch định các mục tiêu, phương hướng hoạt động cho các thành viên theo từng thời điểm.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.