Gần như không bao giờ bạn có thể chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. Nhưng bạn có thể chuẩn bị đầy đủ nhất trong khả năng với kinh nghiệm từ những người đi trước.

Hãy cùng MBA Andrews tham khảo từ kinh nghiệm của 7 nhà khởi nghiệp thành công và xem điều gì họ ước rằng mình đã biết từ khi bắt đầu.

1.Khởi nghiệp là một cuộc marathon “dài hơi”.

Sau khi bắt đầu tạo dựng Bluemercury, trong một năm rưỡi, không có cách nào để huy động vốn đầu tư mạo hiểm và chúng tôi phải vật lộn tìm cách xây dựng hoạt động kinh doanh của mình với doanh thu và dòng tiền lúc đó. Cho tới bây giờ, công ty đã trải qua hai lần suy thoái.

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp tập trung vào việc làm thế nào họ có thể xây dựng hệ thống kinh doanh và hoàn thiện chúng chỉ trong vài năm. Nhưng mọi thứ luôn thay đổi, và cuộc sống hiếm khi diễn ra như bạn dự tính.

Vậy nên thay vào đó, hãy tập trung vào việc xây dựng một công ty tuyệt vời trong dài hạn. Hãy nhớ rằng, khởi nghiệp là một cuộc chạy marathon, không phải là một cuộc chạy nước rút. – Marla Beck, nhà đồng sáng lập và CEO của Bluemercury, được Macy’s mua lại với giá 210 triệu USD; người sáng tạo ra M-61 Skincare và hãng mỹ phẩm Lune + Aster.

2. Đảm bảo thị trường có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Tinh thần kinh doanh đòi hỏi ta luôn phải làm việc chăm chỉ hơn và học hỏi nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Nó có những phần thưởng hấp dẫn – nhưng không có gì đảm bảo phần thưởng đó sẽ đến. Khi mọi thứ trở nên căng thẳng, bạn sắp hết tiền và bế tắc, hãy nhớ rằng ” việc bán được hàng có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng bạn không thể chữa khỏi các vấn đề mà không có doanh số.”

Các công ty phát triển mạnh mẽ tập trung vào việc có lợi nhuận liên tục để có thể chống chọi với các sự kiện không lường trước được như suy thoái kinh tế, dịch bệnh. Trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy nghiên cứu thật kỹ, hiểu về sản phẩm/dịch vụ của bạn và chắc chắn rằng có thị trường và có nhu cầu dành cho chúng.

Mọi giao dịch bán phải có lợi nhuận, lý tưởng là 50%. Sau đó, bạn sẽ có tiền để thuê những nhân sự hạng A để có thể tập trung vào công việc mình muốn làm. Ghi lại mọi thứ và xây dựng hệ thống từ khi bạn bắt đầu, để bất kỳ ai cũng có thể làm công việc của bạn vào ngày mai. Nhưng trước tiên, hãy học cách bán hàng! – Matt Mead, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn Công nghệ Mead, EpekData và BrandLync.

3. Hiểu rằng mình sẽ không thể làm tốt trong lần đầu tiên.

Đừng chần chờ và mất thời gian quá lâu trong việc thu thập thông tin. Cách duy nhất để tiến bộ là thực sự làm – hãy hành động ngay lập tức. Sau đó, bạn phải nhanh chóng phân tích kết quả và thực hiện các thay đổi nếu cần. Có thể bạn sẽ không làm đúng ngay lần đầu tiên – hoặc thậm chí lần thứ hai hoặc thứ ba. Nhưng nếu nhanh nhẹn, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra cách làm đúng.

Hãy tìm cách kiếm những khoản tiền mặt được trả trước. Càng có nhiều tiền mặt, bạn càng có thể chấp nhận những rủi ro trong dự kiến. Nhớ rằng, công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng tăng và còn có giảm. Hãy tự tin làm việc và khi thất bại, cứ coi đó như một bài học.

Mỗi khi  kiểm tra một ý tưởng bằng hành động trong thực tế, bạn sẽ nhận được phản hồi giúp cải thiện ý tưởng đó tốt hơn. Bạn chỉ thực sự thất bại nếu như bạn bỏ cuộc. – Joshua Harris, nhà sáng lập của Agency Growth Secrets; dạy các doanh nhân cách bắt đầu, phát triển và mở rộng quy mô phát triển của doanh nghiệp.

4. Hãy kiên nhẫn và đảm bảo rằng bạn có đủ tài chính.

Bất kỳ ai mới bắt đầu kinh doanh nên hiểu đầy đủ về thời gian và nguồn vốn cần thiết để tồn tại trong giai đoạn khởi nghiệp. Tôi ước rằng mình đã biết từ đầu rằng mất bao lâu để đạt được mức doanh thu cho phép doanh nghiệp của tôi tồn tại, phát triển và lớn mạnh.

Gần một nửa các doanh nghiệp nhỏ thất bại không có đủ vốn. Hãy lập kế hoạch cho việc mất nhiều thời gian hơn dự kiến để tạo ra lợi nhuận và đảm bảo rằng bạn luôn có một nguồn vốn dự phòng. Thời gian để có lợi nhuận của mỗi công ty khởi nghiệp là khác nhau và thất bại là điều luôn có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn có đủ tài chính, bạn sẽ giảm thiểu đáng kể khả năng thất bại. – Guy Sheetrit, Giám đốc điều hành của Over The Top SEO, nhà cung cấp các giải pháp SEO Marketing cho những công ty thương mại điện tử lớn và các doanh nghiệp thuộc Fortune 500

5. Quên đi những gì bạn muốn bán.

Nhiều doanh nhân tập trung quá nhiều vào tiếp thị và bán hàng đến nỗi họ bỏ qua việc hiểu chính xác những gì khách hàng của họ muốn đạt được hay vấn đề họ cần giải quyết. Các công ty có lợi nhuận luôn hiểu khách hàng của họ ( đôi khi hơn cả chính họ). Họ bán những giá trị, tác động và kết quả mà khách hàng của họ muốn mua.

Hãy là một học sinh ham học hỏi. Đừng quá cố chấp hay cho rằng mình đã biết hết những câu trả lời. Hãy thường xuyên lên chiếc lược khảo sát khách hàng để hiểu được những vấn đề và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Không bao giờ là quá muộn để điều chỉnh, mở rộng hoặc cải thiện những gì bạn bán để khớp với những gì khách hàng mong muốn và yêu cầu. Một khi làm được điều này, doanh nghiệp của bạn sẽ chạm tới được thành công thực sự. – David Newman, tác giả của cuốn sách “Do It! Marketing ”; là người tạo ra Speaker Profit Formula; và là chủ nhân của  “The Speaking Show”.

6. Luôn chuẩn bị để thay đổi.

Trường kinh doanh không thể dạy bạn hết tất cả những bài học trong thực tế kinh doanh. Khi bạn phải bắt tay vào xử lý những con người, ý tưởng và thị trường… công ty của bạn có thể sụp đổ bất cứ lúc nào dù kế hoạch kinh doanh có tốt đến đâu.

Bài học đầu tiên là hãy kiểm tra những đối tác của bạn. Đảm bảo rằng họ có tính cách phù hợp, ổn định về tài chính và sẵn sàng làm việc trong thời gian dài cần thiết. Thứ hai, đừng phức tạp hóa mô hình kinh doanh hoặc dòng sản phẩm của bạn. Tốt nhất là các kế hoạch đơn giản, được thực hiện tốt và nhanh gọn. Thứ ba, hãy chuẩn bị để có thể xoay chuyển nhanh chóng dựa trên sự thay đổi của thị trường và nhu cầu. —Peter Hernandez, nhà sáng lập và chủ tịch của Teles Properties

7. Luôn lắng nghe khách hàng.

Những suy nghĩ truyền thống sẽ cho bạn biết cách bắt đầu mọi thứ với một kế hoạch kinh doanh và sản phẩm. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu The Boutique Hub, tôi đã học được rằng việc xác định mức khả thi tối thiểu của công việc kinh doanh, nhanh chóng triển khai nó và nhận được phản hồi ngay lập tức của khách hàng mới là những điều quan trọng nhất.

Trong lần đầu tiên của tôi, tôi đã bắt đầu với một kế hoạch và một sản phẩm đặc biệt có ý nghĩa với tôi, nhưng nó lại không phù hợp với thị trường và một kết cục thất bại là không thể tránh khỏi

Tôi bắt đầu lại và hối hả để tìm những gì khách hàng thực sự cần. Sau đó, tôi cung cấp nó, ngay cả khi không có giá cả, chi tiết hoặc bố cục phù hợp. Tôi đã cố gắng làm điều đó với mức chi phí thấp hoặc miễn phí, chỉ để thu nhận các thông tin từ khách hàng.

Khi đã có sản phẩm phù hợp, chúng tôi bắt đầu thêm các chi tiết cần thiết để phát triển. Luôn nhớ rằng, khách hàng mới quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp chứ không phải kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy kiểm tra thị trường của bạn trước, sau đó thì bắt tay vào làm. —Ashley Alderson, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của The Boutique Hub.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.