Trong guồng quay hối hả của xã hội hiện đại, bạn luôn phải đưa ra các quyết định trong từng ngày, từng giờ. Và cho dù bạn có nhận ra hay không, việc phải đưa ra các quyết định bất kể nhỏ hay lớn cũng đều tạo ra gánh nặng tâm lý cho bạn.
Hãy xem cùng Andrews – The Power MBA tìm hiểu kỹ hơn về sự mệt mỏi khi phải đưa ra các quyết định, bao gồm nguyên nhân khiến nó xảy ra, các dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn gặp vấn đề với nó và cách để giải quyết hiệu quả.
Decision Fatigue là gì và nguyên nhân?
Phải đưa ra quá nhiều lựa chọn?
Nói một cách đơn giản, Decision Fatigue là một thuật ngữ để chỉ sự kiệt quệ về tinh thần của một người sau khi phải đưa ra nhiều quyết định. “Điều đó có nghĩa là bạn càng đưa ra nhiều quyết định, thì càng khó để đưa ra thêm một quyết định sau đó”, Rashmi Parmar, MD, bác sĩ tâm thần của MindPath cho biết ” Decision Fatigue sẽ đưa bạn đến một trong hai điểm cuối: Bạn có thể từ bỏ và ngừng hẳn việc đưa ra quyết định, hoặc bạn sẽ đưa ra những lựa chọn bốc đồng – phi lý trí. “
Hoặc bị choáng ngợp bởi có quá nhiều tùy chọn.
Tiến sĩ Carla Marie Manly, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Sonoma County, California, giải thích: “Mặc dù con người có xu hướng thích có nhiều sự lựa chọn, nhưng việc có quá nhiều lựa chọn cũng sẽ dẫn đến bị kiệt quệ về tinh thần và cảm xúc. “Ví dụ, khi có quá nhiều lựa chọn — cho dù là trong cửa hàng tạp hóa hay cửa hàng bán lẻ trực tuyến, bạn sẽ có cảm giác bối rối và không hài lòng.”
Có sự khác biệt nào giữa việc ta đang phải trải qua Decision Fatigue và sự thiếu quyết đoán không?
Trong ngắn hạn là có. Sự mệt mỏi khi phải đưa ra nhiều quyết định rất khác với đặc điểm tính cách thiếu quyết đoán. Tiến sĩ Parmar giải thích: “Mặc dù mệt mỏi khi quyết định là tình trạng cạn kiệt năng lượng tinh thần sau khi đưa ra một loạt quyết định trong một thời gian nhất định, nhưng tính thiếu quyết đoán lại là một đặc điểm tính cách dẫn đến việc không thể đưa ra quyết định, thường xuất phát từ sự tự tin thấp”. “Sự thiếu quyết đoán thường thể hiện rõ ngay từ đầu, trong khi Decision Fatigue thường xuất hiện sau khi ta đã đưa ra một loạt quyết định mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.”
Cụ thể hơn, một người có thói quen thiếu quyết đoán thường lo sợ mình sẽ đưa ra quyết định “sai lầm”, Manly giải thích, lưu ý rằng việc họ thường xuyên né tránh đưa ra quyết định thường dẫn đến sự trì hoãn một cách thường xuyên. Bà nói: “Mặc dù một người có tính cách thiếu quyết đoán cũng có thể bị mệt mỏi khi quyết định, nhưng việc né tránh do sợ hãi thường là gốc rễ của hầu hết các vấn đề trong khi ra quyết định đối với người thường thiếu quyết đoán. “Mặt khác, Decision Fatigue có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả những người có tính cách cực kỳ quyết đoán.”
Tiến sĩ Parmar nói rằng tin tốt là bạn có thể hồi phục sau Decision Fatigue và cải thiện cả tính cách thiếu quyết đoán. “Tuy nhiên, bạn có thể tự hồi phục sau khi bị Decision Fatigue trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày, trong khi để cải thiện sự thiếu quyết đoán thì có thể mất nhiều thời gian hơn và nỗ lực hơn”, cô nói thêm.
Decision Fatigue có phổ biến với bất kỳ tình trạng sức khỏe tinh thần cụ thể nào không?
Có, nhưng điều quan trọng cần nhớ là Decision Fatigue có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể sức khỏe tinh thần của họ như thế. Manly nói rằng những người sống chung với các tình trạng như: lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) có thể cảm thấy đặc biệt khó khăn khi đưa ra quyết định. Bà nói thêm: “Một quyết định có thể dễ dàng đối với một người có sức khỏe tinh thần tốt nhưng lại cực kỳ khó khăn đối với một người đang vật lộn với việc rời khỏi giường hoặc“ sống cho qua ngày ”.
Nhưng tại sao điều này lại xảy ra? Theo Tiến sĩ Parmar, các tình trạng như trầm cảm hoặc lo lắng có thể gây ra căng thẳng tinh thần đáng kể và làm giảm khả năng tập trung hoàn toàn vào việc gì đó của một người, điều này có thể góp phần khiến việc phải ra nhiều quyết định nhanh chóng trở nên mệt mỏi hơn. Cô giải thích: “Một người trầm cảm thường bị tràn ngập với những suy nghĩ tiêu cực, vấn đề về lòng tự trọng và động lực không cao… những điều này khiến cho Decision Fatigue đến với họ nhanh hơn bình thường. “Một người hay lo lắng có xu hướng lo lắng về mọi quyết định của họ — ngay cả những quyết định nhỏ hơn cũng bị phóng đại thành những vấn đề lớn hơn, gây ra sự mệt mỏi khi quyết định.”
Các dấu hiệu chung khi bạn gặp phải Decision Fatigue
Nếu bạn không chắc liệu mình hoặc ai đó bạn biết có đang gặp phải Decision Fatigue hay không, thì đây là 9 dấu hiệu, theo Tiến sĩ Paramar:
- Không có khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc tập trung.
- Thường xuyên trì hoãn.
- Tránh các nhiệm vụ ra quyết định.
- Sự cáu kỉnh và nóng nảy do thất vọng với chính bản thân.\
- Tính bốc đồng.
- Cảm thấy choáng ngợp, hay thậm chí có thể tuyệt vọng.
- Dành quá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định đơn giản.
- Các triệu chứng về thể chất như: mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, đau đầu, khó chịu ở dạ dày, v.v.
- Cảm giác không hài lòng với bất kỳ lựa chọn nào sau khi quyết định.
Một số mẹo và chiến lược để quản lý Decision Fatigue
Nếu bạn thấy một số dấu hiệu ở trên nghe quen thuộc, bạn có thể đang đối mặt với Decision Fatigue và đang tìm cách để quản lý nó một cách hiệu quả (và lý tưởng nhất là vượt qua nó). Tiến sĩ Paramar đã đưa ra các giải pháp và chiến lược hàng đầu bên dưới:
- Giới hạn bản thân không đưa ra quá một vài (tức là ba hoặc bốn) lựa chọn lớn mỗi ngày.
- Cố gắng thực hiện hầu hết các quyết định quan trọng của bạn vào đầu ngày khi bạn đang được nạp đầy năng lượng tinh thần.Lên lịch cho các cuộc họp quan trọng tại nơi làm việc vào buổi sáng để tận dụng tối đa thời gian của bạn. Để lại những quyết định nhẹ nhàng hơn cho phần sau của ngày.
- Cố gắng lên kế hoạch cho mọi việc trước một ngày; bằng cách đó, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn khi bắt đầu sớm vào ngày hôm sau.
- Hãy nghỉ ngơi thường xuyên trong ngày để bổ sung năng lượng cho não.
- Đảm bảo rằng bạn có các bữa ăn / bữa ăn nhẹ kịp thời và đầy đủ cùng với việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trong suốt cả ngày.
- Nếu bạn đang phải đối mặt với nhiều lựa chọn, hãy thu hẹp lại chỉ còn ba lựa chọn — và đừng tự vấn bản thân. Sau đó, cân nhắc ba tùy chọn cuối cùng và chọn ra một.
- Tránh đặt câu hỏi về quyết định cuối cùng của bạn: Chỉ cần tin tưởng lựa chọn của mình và tiến về phía trước.
Nếu bạn gặp khó khăn, hãy soạn ra một danh sách ưu / nhược điểm đơn giản, nó có thể giúp đưa ra quyết định khách quan và đúng đắn. - Tránh đưa ra những quyết định bốc đồng. Hãy nghỉ ngơi và hoãn việc đưa ra quyết định nếu bạn thấy cần phải làm, thay vì thực hiện một hành động sai lầm mà bạn sẽ phải hối hận sau này.
- Tạo ra danh sách các nhiệm vụ ưu tiên và thời hạn hoàn thành.
- Tạo ra và thực hiện mọi thứ theo một quy trình hoặc một cấu trúc đã định sẵn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng mang lại cảm giác ổn định trong cuộc sống của bạn. Nó cũng sẽ tiết kiệm năng lượng cho việc phải đưa ra không ít các quyêt định hàng ngày của bạn — chẳng hạn như thời gian bạn nên thức dậy, ăn thức ăn gì và khi nào nên tập thể dục…
Sức khỏe của cơ thể và tinh thần luôn là một trong những tài sản quý giá nhất và bạn có. Hãy trân trọng và chăm sóc nó thật tốt để có thể luôn làm việc hiệu quả và có một cuộc sống hạnh phúc.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.