Trong quá trình nghiên cứu và học tập tại MBA hay tại những chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế khác, sẽ có lúc người học phải tiếp cận với những lý thuyết, diễn giải phức tạp trong lĩnh vực kinh tế mà họ không chắc rằng sau khi tiếp thu, mình đã thật sự hiểu rõ hay chưa cũng như không biết liệu rằng những kiến thức này có thật sự đúng hay không khi nó quá rối rắm để hiểu.
Giải quyết vấn đề này, trong cuốn sách “Discover Your Inner Economist”, Giáo sư kinh tế học Tyler Cowen đã đưa ra 3 nguyên tắc giúp chúng ta vượt qua sự rườm rà và mù mờ để nhận ra đâu là những lý thuyết kinh tế học ‘thiện lành’ và trả lời câu hỏi liệu chúng ta đã thật sự nắm bắt được chúng hay chưa.
1. Phép thử ‘Bưu thiếp’
Theo Giáo sư Tyler Cowen, một lập luận kinh tế thuyết phục phải là thứ mà người ta có thể hiểu và viết lại được vào phía sau một tấm bưu thiếp cỡ vừa. Bởi nếu lập luận có quá nhiều bước, thì sẽ có ít nhất một trong các bước đó không chắc chắn. Hoặc nếu có quá nhiều bước, chúng ta sẽ không biết được những bước khác nhau này có thể liên kết với nhau thế nào để tạo ra một kết luận chung cho cả chuỗi lập luận như thế nào.
“Khi các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ của tôi tìm đến với những ý tưởng mới, tôi yêu cầu họ cho tôi thấy “phiên bản bưu thiếp” của ý tưởng đó. Những ai đã quen làm việc với tôi sẽ bước vào phòng làm việc của tôi với lời chào “tôi có một tấm bưu thiếp mới.” Còn những ai nói rằng tôi cần xem xét toàn bộ bài luận bốn mươi sáu trang để có thể nắm được ý tưởng trọng tâm, họ sẽ nhận được yêu cầu làm lại từ đầu.”
2. Phép thử “Bà nội”
Phần lớn các lập luận kinh tế sẽ phải dễ hiểu, ngay cả với bà nội của bạn. Bà nội có thể không đồng ý, nhưng ít nhất bà phải hiểu được rằng bạn đang nói về vấn đề gì. Nếu bạn không thể giải thích được lý thuyết kinh tế mình vừa tiếp thu được một cách đơn giản để đến bà mình cũng có thể hiểu, rất có thể bạn còn chưa hiểu rõ nó lắm hoặc lý thuyết này đang có vấn đề ở đâu đó.
3. Nguyên lý “Aha!”
Nguyên lý “Aha!” thực ra vẫn nằm trong phạm vi của phép thử “Bà nội”. Nếu những khái niệm căn bản được trình bày rõ ràng và mạch lạc, kinh tế học sẽ trở nên rõ nghĩa. Đa số các nhà nghiên cứu kinh tế học giỏi đều tin rằng chúng ta sống dựa trên những nguyên lý kinh tế mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Có thể chúng ta không phải lúc nào cũng sẽ nhanh chóng hiểu được 100%, nhưng ta vẫn nên nhận ra được những lập luận đúng đắn và cơ chế vận hành của chúng.
Vậy nên, Giáo sư Tyler Cowen cho rằng khi một lời bình luận kinh tế được diễn giải một cách rõ ràng và thích đáng, vùng “Aha!” trong não của chúng ta sẽ được kích thích. Cụ thể hơn, bạn có thể sẽ cảm giác như mình bị thuyết phục một cách mạnh mẽ và có thể tin rằng lý thuyết này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên tư duy cũng như cuộc sống của bạn về lâu dài.
Nhìn chúng, có lẽ không chỉ với những lý thuyết kinh tế học, 3 nguyên tắc của Giáo sư Tyler Cowen còn có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, giúp chúng ta có một góc nhìn mới để kiểm định sơ bộ được tính đúng sai của các kết luận, đánh giá mức độ hiểu biết của chúng ta với một vấn đề; và từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.