Những năm trở lại đây, Big Data đã dần bước ra khỏi ngành kỹ thuật – công nghệ nơi mà nó được hình thành để trở thành một thành tố không thể thiếu trong nền tảng công nghệ của các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về Big Data và cách mà nó được ứng dụng để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Big Data là gì?
Rất nhiều nhóm chuyên gia đã bắt tay vào giải quyết bài toán thu thập, tổng hợp và xử lý một khối lượng khổng lồ dữ liệu để phục vụ quy trình- phân tích từ rất lâu nhưng chỉ đến những năm đầu của thế kỷ 21, khái niệm Big Data mới được hình thành.
Nhà nghiên cứu công nghiệp đã lần đầu tiên công bố định nghĩa cho khái niệm Big Data với 3V: Volume (khối lượng) – Velocity (nhanh chóng, tức thời) – Variety (đa dạng, không đồng nhất về cấu trúc).
Big Data không giới hạn ở bất cứ lĩnh vực nào, nhưng ở hệ thống doanh nghiệp, công nghệ này có khả năng đem tới hiệu quả vượt trội. Bởi không một mô hình dữ liệu nào đáp ứng đúng tiêu chí 3V của Big Data như khối dữ liệu trong doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, lượng dữ liệu khổng lồ được ghi lại trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp và được cập nhật nhanh chóng, tức thì lên hệ thống. ìm hiểu về big data
Tìm hiểu về Big Data cho các ngành công nghiệp
- Lĩnh vực sản xuất: Big Data cung cấp cái nhìn sâu sắc giúp các nhà sản xuất có thể thay đổi quy trình sản xuất với mục tiêu tăng chất lượng và sản lượng trong khi giảm thiểu chất thải.
Ngày càng có nhiều công ty sản xuất phát triển văn hóa doanh nghiệp dựa trên phân tích dữ liệu. Sự thật chỉ ra rằng, ở những doanh nghiệp này, các quyết định được đưa ra chính xác hơn và quá trình giải quyết vấn đề sẽ nhanh chóng, linh hoạt hơn.
- Lĩnh vực phân phối: Xây dựng mối quan hệ khách hàng rất quan trọng đối với ngành bán lẻ – và cách tốt nhất để quản lý đó là quản lý dữ liệu lớn. Big Data là trọng tâm của giải pháp giúp các nhà bán lẻ tối ưu cách thức tiếp thị với từng đối tượng khách hàng, tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để xử lý các giao dịch,…
- Tài chính ngân hàng: Thực ra, việc ứng dụng Big Data ở trong các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng không phải quá xa lạ. Nhưng với sự phát triển kinh tế số hiện nay, mỗi phút đều có hàng triệu thông tin, giao dịch được thực hiện, các ngân hàng phải đối mặt với việc tìm ra những cách thức mới và sáng tạo hơn để quản lý dữ liệu lớn ứng dụng AI, Machine Learning. Big Data sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và gian lận trong khi duy trì vẫn tuân thủ các quy định chung.
- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Khi nói đến chăm sóc sức khỏe, mọi thứ cần phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác – và, trong một số trường hợp, phải đủ minh bạch để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của ngành. Khi Big data được quản lý hiệu quả, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể rút ngắn thời gian khám bệnh, và tăng tính chính xác của những chẩn đoán thông qua việc khai thác những thông tin cần thiết qua nền tảng dữ liệu Các hoạt động khám chữa bệnh có thể được cải thiện vượt bậc khi ứng dụng trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Hồ sơ bệnh án, phác đồ điều trị, thông tin kê đơn,…
Tại sao Big Data lại quan trọng cho doanh nghiệp?
Tầm quan trọng của Big Data không nằm ở việc khối lượng data (dữ liệu) thu thập được mỗi ngày, mà ở chiến lược sử dụng chúng để đem lại những thông tin có giá trị. Giá trị được thể hiện rõ ràng thông qua những việc như: giảm chi phí, rút ngắn thời gian, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và hỗ trợ nhà quản trị trong công tác ra quyết định.
Khi được kết hợp với một hệ thống phân tích dữ liệu mạnh mẽ, Big Data có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các tác vụ như:
- Xác định và cảnh báo về điểm nút có thể dẫn tới phát sinh gián đoạn sản xuất hay lỗi sản phẩm gần với thời gian thực.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi tại điểm bán dựa trên thói quen của khách hàng.
- Tính toán và tổng hợp nhanh chóng danh mục rủi ro.
- Phát hiện hành vi gian lận trước khi nó có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp.
Các bước ứng dụng Big Data cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược Big Data rõ ràng thường có xu hướng thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt, càng chi tiết, càng chính xác càng tốt. Lượng dữ liệu này được hi vọng sẽ có thể giúp đội ngũ chuyên gia phân tích dữ liệu trong tương lai đưa ra những thông tin có giá trị trong điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này gây áp lực lên hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, và cũng không giúp được nhiều cho các chuyên gia phân tích.
Vậy nên chiến lược xây dựng Big Data trong doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc đặt câu hỏi, những thông tin nào cần thiết, và có khả năng đem lại giá trị trước khi bàn tới việc thu thập chúng từ đâu và như thế nào.
Dưới đây là gợi ý 5 bước cơ bản để triển khai chiến lược ứng dụng Big Data cho doanh nghiệp.
- Bước 1: Định hình chiến lược dữ liệu lớn: Ở cấp độ cao, chiến lược dữ liệu lớn là một kế hoạch được thiết kế để giúp doanh nghiệp giám sát và cải thiện cách thức thu thập, lưu trữ, quản lý, chia sẻ và sử dụng dữ liệu trên toàn bộ hệ thống. Với nền kinh tế số, nơi mà các quyết định kinh doanh phụ thuộc nhiều vào dữ liệu, chiến lược dữ liệu lớn đúng đắn có thể tạo tiền đề cho sự thành công cho bất kì doanh nghiệp nào. Nếu doanh nghiệp nhận thức được đúng mức về tầm quan trọng này, cách thức tiếp cận mọi ứng dụng công nghệ của họ sẽ cần phải thay đổi. Thay vì quan tâm đầu tiên đến việc phần mềm này có thể giúp ích trực tiếp gì cho doanh nghiệp, người ta nên đặt câu hỏi, ứng dụng này mang lại những dữ liệu gì có giá trị cho bức tranh thông tin chung. Tìm hiểu về Big Data
- Bước 2: Xác định các nguồn dữ liệu cần thiết: Việc ra đời của các trang mạng xã hội đã làm thay đổi toàn bộ hướng tiếp cận dữ liệu của các doanh nghiệp. Hệ thống dữ liệu vận hành trong nội bộ doanh nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ chốt trong chiến lược Big Data. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay ngày càng quan tâm tới những thông tin trên nền tảng mạng xã hội hoặc tự thu thập trên các kênh sở hữu của doanh nghiệp hoặc thông qua các dịch vụ lắng nghe mạng xã hội. Ngoài ra, các dữ liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu công khai hoặc các đơn vị nghiên cứu data khác cũng là cơ sở quan trọng đối với các quyết định kinh doanh.
- Bước 3: Truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu: Hiện nay, nền tảng công nghệ để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng để truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu lớn của các doanh nghiệp. Và tùy vào quy mô và định hướng chiến lược dữ liệu, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào các hệ thống xử lý với mức độ khác nhau. 3 yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quản trị Big Data là: Tính linh hoạt, Tốc độ và sức mạnh xử lý.
- Bước 4: Phân tích dữ liệu: Với các công nghệ hiệu suất cao như điện toán biên, điện toán mạng lưới kết hợp với các thuật toán kỹ thuật cao như AI, hay Machine Learning, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng tối đa dữ liệu mà mình thu thập được để phân tích. Một cách tiếp cận khác là chọn lọc thông tin trước khi đưa ra phân tích. Dù bằng cách nào, phân tích dữ liệu lớn sẽ giúp các công ty đạt được giá trị và hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu.
- Bước 5: Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: Khi hệ thống quản trị hoạt động hiệu quả, đầu ra của nó là những phân tích đáng tin cậy và các quyết định đáng tin cậy. Để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nắm bắt toàn bộ giá trị của dữ liệu lớn và đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng xác thực được đưa ra bởi dữ liệu lớn thay vì bản năng hoặc kinh nghiệm.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.