Giao tiếp từ bao lâu nay vẫn luôn là một trong những kỹ năng quan trọng giúp con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội. Thế nhưng vẫn có nhiều người chưa có sự quan tâm đúng mức tới nó hay quyết định bỏ qua việc cải thiện khả năng ăn nói của mình vì nghĩ rằng đó là một thứ cao siêu mà chỉ số ít người có năng khiếu mới có thể làm tốt.

Nhưng sự thật là kỹ năng giao tiếp của bạn có thể rèn luyện để phát triển và bất cứ ai cũng có thể trở thành người có khả năng ăn nói tốt. Dưới đấy là vài cách dễ đến không ngờ để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn một cách hiệu quả.

1. Lắng nghe

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng giỏi giao tiếp đồng nghĩa với việc nói giỏi. Nhưng sự thật là ai cũng có nhu cầu được thấu hiểu và phần lớn chúng ta sẽ chọn những người có thể lắng nghe mình thay vì những người nói giỏi. Hãy tập trung lắng nghe những gì người đối diện đang nói, cố gắng hiểu tất cả những nội dung và cảm xúc mà người nói muốn truyền đạt; thỉnh thoảng bạn có thể nhìn thẳng vào mắt họ hay hỏi thêm một hai câu về nội dung để chứng tỏ rằng mình có quan tâm đến câu chuyện của người nói. Chỉ cần một ánh mắt chú tâm và vài câu hỏi gợi ý đúng lúc, chẳng cần là một diễn giả hay một nhà hùng biện thì bạn cũng vẫn sẽ là một người giao tiếp giỏi trong mắt người mà bạn đang lắng nghe.

2. Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc và truyền cảm

Mỗi khi nói chuyện, ngữ điệu và giọng nói sẽ thể hiện cảm xúc của bạn về những gì đang nói. Nếu bạn nói chuyện một cách lí nhí hay ngắt quãng, người nghe sẽ biết bạn đang lo lắng, thiếu tự tin vào những gì mình nói. Hoặc như khi bạn nói với một giọng đều đều, nhàm chán thì người nghe cũng sẽ biết rằng bạn chẳng có cảm xúc gì với lời nói của mình cũng như cuộc nói chuyện này cả.

Hãy nói chuyện với một giọng điệu rõ ràng và mạch lạc để người nghe có thể hiểu được rõ ràng và thêm tin tưởng vào những điều bạn đang nói. Tốt hơn nữa, hãy sử dụng thêm ngữ điệu uyển chuyển cũng như nhấn giọng hợp lý ở những đoạn quan trọng để người nghe cảm thấy thú vị và chú tâm hơn khi lắng nghe bạn nói.

3. Nụ cười

Max Eastman đã từng nói “Một nụ cười là lời đón tiếp mà ngôn ngữ nào cũng hiểu”. Nụ cười chính là cách thức tuyệt vời để kéo con người lại gần với nhau hơn. Chuẩn bị cho mình một nụ cười thân thiện, bạn sẽ nhanh chóng xóa tan những rào cản tâm lý ban đầu và tạo được thiện cảm khi tiếp cận người mà bạn đang muốn giao tiếp.

Giữ nụ cười tươi vui và ánh mắt tươi sáng trong cuộc nói chuyện cũng làm người nói cảm thấy rằng bạn đang rất hứng thú với cuộc trò chuyện này. Nhờ vậy, họ sẽ cảm thấy thoải mái và muốn được chia sẻ và nói chuyện với bạn nhiều hơn nữa.

4. Để ý những ngôn ngữ cơ thể

Không chỉ lời nói, cơ thể của chúng ta cũng có ngôn ngữ của riêng nó. Nếu bạn chưa thể hiểu được cảm xúc hay ý nghĩ thật sự của người khác thông qua lời nói của họ, bạn có thể tìm hiểu thông qua ngôn ngữ của cơ thể.

Chẳng hạn như nếu họ tì một ngón tay lên mặt thì họ đang chú ý đến lời nói của bạn nhưng nếu họ tì mặt lên cả bàn tay thì lại chứng tỏ những lời nói của bạn chẳng đem lại cho họ một chút hứng thú nào cả. Hay khi người đối diện đặt tay ra sau gáy, có thể họ đang cảm thấy khó chịu hoặc đang lừa dối điều gì đấy. Còn khi một người muốn kết thúc cuộc nói chuyện, hai tay họ sẽ thường chống xuống mặt ghế, người đổ về phía trước, chân đặt lùi ra sau ghế… Lời nói có thể không thật nhưng những cử chỉ của cơ thể thì không biết nói dối. Nếu để ý được những cử chỉ này, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin cần thiết và xử lý cuộc nói chuyện tốt hơn.

Và đừng quên tận dung ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”. Đó là khi người đối diện hành động gì thì bạn hãy làm theo để tạo ra một mối liên kết tương đồng với họ. Tuy nhiên, hãy làm nó thật tinh tế để tránh việc phản tác dụng và biến mình thành “con khỉ” trêu tức họ.

5. Làm nhiều thành giỏi

Tuy nói ra thì đơn giản nhưng để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn vẫn cần nghiệm túc học tập và rèn luyện. Hãy đọc thật nhiều sách nhằm xây dựng vốn kiến thức rộng rãi cũng như vốn từ phong phú để lời nói của bạn trở nên thú vị và có chiều sâu hơn. Hãy luyện tập nói trước gương để việc diễn đạt thêm trơn tru, lưu loát cũng như điều chỉnh ngữ điệu nhấn nhá hợp lý để tạo sự thu hút. Hãy tham dự những buổi hội thảo, talkshow để xem cách mà những diễn giả, người dẫn chương trình nói chuyện và hấp dẫn sự chú ý của người nghe như thế nào. Hãy học ngoại ngữ và giao tiếp bằng ngoại ngữ để não có thể được luyện tập xử lý thông tin và “nhảy số” tốt hơn.

Nhiều thói quen tốt sẽ tạo nên một kỹ năng giao tiếp tốt, một kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là chìa khóa mở ra cho bạn cánh cửa đến với thành công.


HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.